7. Cấu trúc của luận văn
2.3.3. Hình thức thể hiện
Do đặc thù của bài tập có nội dung thực tiễn là nội dung của bài tập liên quan tới thực tiễn nên hình thức thể hiện sẽ đa dạng hơn và phải có tính minh họa cao hơn so với những bài tập vận dụng lý thuyết thuần túy. Với một bài tập vật lý nói chung việc thể hiện bằng lời và hình vẽ là phổ biến nhất. Bài tập vật lý có nội dung thực tiễn cũng vậy. Đối với bài tập có nội dung thực tiễn ta có thể sử dụng đoạn video mô tả một hoạt động thực tế hay một hình ảnh trong thực tế để học sinh dễ hình dung nội dung của bài tập. Do sự phân loại bài tập chỉ mang tính tương đối, mà việc thể hiện mỗi loại bài tập lại có quan hệ với loại bài tập đó, nên cách thể hiện mỗi loại bài tập cũng chỉ mang tính tương đối, tức là trong cách thể hiện loại bài tập này có thể lồng ghép loại bài tập khác. Dĩ nhiên là trong bất kỳ cách thể hiện nào thì yếu tố thực tiễn trong bài tập đều phải có.
Dựa vào kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu. Chúng tôi đề xuất một số
cách thể hiện bài tập có nội dung thực tiễn như sau:
* Thể hiện bài tập có nội dung thực tiễn bằng lời hay dưới dạng câu hỏi bằng lời.
Thể hiện bài tập có nội dung thực tiễn dưới dạng bằng lời là dùng lời nói hay viết để truyền tải các thông tin của bài tập đến học sinh. Hình thức này
được sử dụng khi thông tin của bài tập được mô tả bằng lời một cách ngắn gọn, dễ hiểu. Học sinh có thể hiểu được nội dung của bài tập sau khi nghe hoặc
đọc. Điều lưu ý trong cách thể hiện này là tác giả phải sử dụng những ngôn từ
thật gần gũi với thực tế quen thuộc, vì điều đó sẽ giúp học sinh xác định được
các điều kiện của bài toán cũng như liên hệ được kiến thức vật lý cần để áp dụng khi giải quyết các vấn đề trong bài tập yêu cầu.
Ví dụ 1: Như ta biết những người cận thị thường phải đeo kính cận. Vậy tác dụng của kính cận là gì?
Ví dụ 2: Những người thợ lặn thường phải đeo kính khi lặn. Hỏi tác dụng của kính lặn là gì? Nếu không đeo kính lặn thì người thợ lặn có quan sát
được rõ các vật dưới nước không?
Nhận xét: Với nội dung của các bài tập trên thông tin của bài tập rất dễ
hiểu. Học sinh có thể hiểu nội dung của bài tập mà không cần dùng các
phương tiện khác để minh họa.
Ngoài ra hình thức thể hiện nội dung của bài tập bằng lời cũng thường
được dùng với loại bài tập tính toán.
Ví dụ 3: Một người mắt cận thị có điểm cực viễn cách xa mắt 20cm.Người này muốn đọc một thông báo cách mắt 40cm nhưng không có kính cận nên phải sử dụng một thấu kính phân kỳ có tiêu cự 15cm. Để đọc được thông báo đó mà không phải điều tiết thì phải đặt thấu kính phân kỳ cách mắt một khoảng là bao nhiêu?
*Thể hiện bài tập có nội dung thực tiễn thông qua những hình vẽ, đồ thị
Hình thức này được sử dụng khi lượng thông tin cần khai thác được sử
dụng một cách trực quan ngay trên hình vẽ, giáo viên đưa ra các câu hỏi kèm theo hình vẽ. Hình thức này hạn chế được việc phải trình bày bằng lời, học sinh dễ hiểu được yêu cầu của câu hỏi.
Ví dụ 1: Tại sao người này phải đeo kính khi lặn? Giải thích.
* Thể hiện bài tập có nội dung thực tiễn thông qua thí nghiệm thực
Học sinh sau khi quan sát thí nghiệm thực, vận dụng kiến thức vật lý
vào để dự đoán hoặc giải thích kết quả của thí nghiệm. Hình thức này thường
dùng đối với những thí nghiệm tương đối đơn giản, dễ quan sát, kết quả phải gắn với thí nghiệm.
* Thể hiện bài tập có nội dung thực tiễn thông qua đoạn video hoặc các thí nghiệm mô phỏng.
Đó là cách dùng một đoạn video clip hay một thí nghiệm mô phỏng mô tả một hiện tượng vật lý nào đó. Thông qua việc quan sát học sinh sẽ biết được dữ kiện cho là gì, học sinh phải trả lời các câu hỏi của giáo viên đặt ra.
2.3.4 Đề xuất hệ thống bài tậpa) Bài tập định tính