7. Cấu trúc của luận văn
1.2.1. Khái niệm bài tập vật lý có nội dung thực tiễn
Bài tập Vật lý: Theo X.E.Camenetxki và V.P.Ôrêkhốp “Trong thực tế
dạy học, bài tập vật lí được hiểu là một vấn đề được đặt ra mà trong trường hợp tổng quát đòi hỏi những suy luận logic, những phép toán và thí nghiệm dựa trên cơ sở các định luật và các phương pháp vật lí…”. [14, tr.7]
Trong các tài liệu giáo khoa cũng như các tài liệu về phương pháp dạy học bộ môn người ta thường hiểu BTVL là những bài luyện tập được lựa chọn một cách phù hợp với mục đích chủ yếu là nghiên cứu các hiện tượng vật lý, hình thành các khái niệm, phát triển tư duy vật lí của học sinh và rèn kĩ năng
vận dụng kiến thức của học sinh vào thực tiễn. BTVL là một phương pháp dạy học giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ dạy học vật lí ở nhà trường phổ thông.
Bài tập Vật lý có nội dung thực tiễn là BTVL trong đó nội dung của bài tập liên hệ với thực tiễn thông qua các ứng dụng kỹ thuật, các hiện tượng trong thực tế, các quá trình lao động sản xuất,...Loại bài tập có NDTT quen thuộc nhất mà chúng ta thường hay đề cập đến đó là bài tập định tính và câu hỏi thực tế. Ví dụ: Trong giao thông, người ta chỉ dùng đèn đỏ để báo hiệu dừng xe lại mà không dùng các màu khác? Tuy nhiên trong bất cứ một dạng BTVL nào
ta đều có thể nồng ghép nội dung của bài tập liên quan đến thực tiễn.
Các BTVL trong SGK thường rất khác xa so với những thực tế mà học sinh sẽ gặp trong cuộc sống. Nếu không hiểu thấu đáo vật lý học và nhất là không quen với việc giải bài tập gắn với thực tiễn thì học sinh khó lòng giải quyết tốt những bài toán thực tiễn của cuộc sống. Điều đó cho thấy rằng trong dạy học vật lý cần xây dựng một hệ thống bài tập có NDTT, sẽ góp phần vào việc dạy học liên hệ với thực tiễn và bồi dưỡng tư duy cho HS, một yêu cầu cần thiết trong dạy học hiện nay.