7. Cấu trúc của luận văn
2.3.1. Nguyên tắc khi xây dựng
- Các bài tập được xây dựng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp về phạm vi và mối quan hệ giữa các kiến thức, kỹ năng cần vận dụng. Khi giải các bài tập HS từng bước hiểu được một cách vững vàng kiến thức và có kỹ năng, kỹ xảo khả năng vận dụng, linh hoạt các kiến thức đó.
- Mỗi bài tập phải là một mắt xích trong hệ thống kiến thức vật lý, góp phần củng cố, mở rộng kiến thức cho học sinh, giúp học sinh hiểu được mối liên hệ giữa các đại lượng vật lý và bản chất của chúng.
- Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, có nội dung phù hợp với mức độ nhận thức và gần gũi với HS, phải đảm bảo tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh khi học tập.
Nội dung của các bài tập được xây dựng dựa trên:
- Các định luật, khái niệm, nguyên lý về vật lý liên quan tới kiến thức của chương Mắt và các dụng cụ quang học. Dựa vào chuẩn kiến thức,
kỹ năng của chương này.
- Các ứng dụng kỹ thuật, các hiện tượng tự nhiên, các quá trình lao động sản xuất.
- Những bài tập có sẵn trong những sách đã biên soạn, chúng tôi thay
đổi dữ liệu, điều kiện, kết luận để xây dựng nên những bài tập ở các hình thức và mức độ khác nhau. Đưa những tình huống thực tế mới lạ vào nội dung của những bài tập cũ để xây dựng nên những bài tập có nội dung biến đổi.
- Những sai lầm mà học sinh thường mắc phải, và những biểu hiện đa dạng của các hiện tượng, quá trình vật lý để xây dựng nên những bài tập nghịch lý, ngụy biện.
-Thay đổi cách hỏi để tăng mức độ tư duy cho học sinh khi giải: có thể
hỏi nhiều câu để giúp học sinh biết được thứ tự thực hiện các bước làm; có thể
hỏi gộp để học sinh phải tự suy luận ra các bước cần thực hiện, tính cái gì
- Đảo ngược giữa dự kiện và câu hỏi, từ bài tập cơ sở để xây dựng bài tập có tính sáng tạo. Dựa vào thói quen tư duy tái tạo của học sinh để xây dựng nên những bài tập cho thừa thiếu hoặc sai dữ kiện, khi giải cần biện luận.