Phương pháp giải bài tập vật lý có nội dung thực tiễn

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn trong dạy học chương Mắt và các dụng cụ quang học vật lí 11 nâng cao nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh (Trang 30 - 32)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.4. Phương pháp giải bài tập vật lý có nội dung thực tiễn

Bài tp vt lý có NDTT với tư cách là một b phn ca h thng

BTVL nói chung, nên phương giải ca loi bài tp này cũng như phương

pháp gii mt BTVL nói chung.

Bài tp vt lí rất đa dạng, cho nên phương pháp giải cũng rất phong phú, vì vy không th chỉ ra được một phương pháp nào cụ th mà có th áp dụng để giải được cho tt c các loi bài tp. Tuy nhiên nhìn chung để gii mt

BTVL ta thường phi tri qua những bước sau:

Bước 1: Đọc đề bài. Tóm tắt các dữ kiện Giai đoạn này ta phải :

- Xác định ý nghĩa của các thuật ngữ, phân biệt đâu là ẩn số phải tìm, đâu là dữ kiện đã cho.

- Dùng các kí hiệu vật lý để ghi tóm tắt đề bài. - Đổi đơn vị về hệ đơn vị hợp pháp.

- Vẽ hình mô tả hiện tượng vật lý trong bài tập.

Học sinh cần xác định xem hiện tượng đó thuộc loại nào, hình dung diễn biết của hiện tượng đó để nhận biết những dữ kiện đầu bài liên quan đến khái niệm nào, hiện tượng nào, quy tắc nào, định luật nào trong vật lí, liên hệ hiện tượng đó với những hiện đã được học trong lí thuyết.

Giai đoạn này học sinh phải :

- Đối chiếu các dữ kiện đã cho với cái phải tìm, xét bản chất vật lý của hiện tượng để nhận ra các định luật, các công thức lí thuyết liên quan.

- Xác lập các mối liên hệ cụ thể của cái đã biết và cái phải tìm.

v Đối với những bài tập định lượng tổng hợp phức tạp, có hai phương pháp xây dựng lập luận để giải:

+ Phương pháp phân tích: xuất phát từ ẩn số cần tìm, tìm ra mối liên hệ giữa ẩn số đó với một đại lượng nào đó theo một định luật đã được chỉ ra, diễn đạt bằng một công thức có chứa ẩn số. Sau đó tiếp tục phát triển lập luận hoặc biến đổi công thức này theo các dữ kiện đã cho. Cuối cùng đi đến công thức sau cùng chứa ẩn số và các dữ kiện đã cho.

+ Phương pháp tổng hợp: xuất phát từ dữ kiện đã cho của đầu bài, xây dựng lập luận hoặc biến đổi công thức diễn đạt mối quan hệ giữa các dữ kiện đã cho với các đại lượng khác để tiến dần đến công thức cuối cùng có chứa ẩn số và các dữ kiện đã cho.

v Đối với bài tập định tính: ta không cần tính toán nhiều mà chủ yếu sử dụng lập luận, suy luận logic dựa vào kiến thức vật lý để giải thích hoặc dự đoán hiện tượng xảy ra.

+ Đối với bài tập giải thích hiện tượng: dạng bài tập này đã cho biết hiện tượng và yêu cầu giải thích nguyên nhân diễn ra hiện tượng ấy. Nguyên nhân chính là những đặc tính, những định luật vật lý. Do đó chúng ta cần tìm xem đề bài đã đề cập đến những dấu hiệu có liên quan đến tính chất, định luật vật lý nào từ đó sẽ giải thích được.

+ Đối với bài tập dự đoán hiện tượng: dạng bài tập này yêu cầu phải dựa vào những điều kiện cụ thể đã cho ở đề, tìm những định luật chi phối hiện tượng và dự đoán được hiện tượng sẽ diễn ra cũng như quá trình diễn ra hiện tượng đó, nguyên nhân của hiện tượng.

Bước 3 : Lun giải, tính toán các kết quả bng s

Bước này nhằm giúp học sinh có thể phát hiện ra những sai sót mắc phải khi giải. Học sinh cần nhận xét kết quả về giá trị thực tế của kết quả, phương pháp giải, khả năng mở rộng bài tập, khả năng ứng dụng của bài tập.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn trong dạy học chương Mắt và các dụng cụ quang học vật lí 11 nâng cao nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)