Phân loại bài tập vật lý có nội dung thực tiễn

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn trong dạy học chương Mắt và các dụng cụ quang học vật lí 11 nâng cao nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh (Trang 27 - 30)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.3.Phân loại bài tập vật lý có nội dung thực tiễn

a) Phân loại bài tập vật lý nói chung [14]

Bài tập vật lí rất đa dạng và phong phú, có nhiều cách phân loại bài tập, tùy thuộc vào mục đích sử dụng, tùy theo mức độ yêu cầu phát triển tư duy, tùy theo nội dung, theo phương thức cho điều kiện và phương thức giải mà có thể phận loại bài tập theo nhiều các khác nhau.

vCăn cứ theo yêu cu mức độ phát triển tư duy

+ Bài tập luyện tập là những bài tập mà hiện tượng xảy ra chỉ tuân theo một quy tắc, một định luật vật lí đã biết, muốn giải chỉ cần thực hiện một lập luận đơn giản hay áp dụng công thức đã biết. Loại bài tập này để củng cố kiến thức lí thuyết cơ bản đã học hoặc sau khi học một kiến thức mới giúp học sinh hiểu

sâu hơn các kiến thức này, nắm vững cách giải đối với mỗi loại bài tập nhất định đã được chỉ dẫn cách thức giải.

+ Bài tập sáng tạo là loại bài tập mà yêu cầu học sinh phải có đầu óc tư duy và sáng tạo, có khả năng phân tích đề bài, vận dụng tổng hợp kiến thức để giải quyết vấn đề đặt ra. Loại bài tập này đôi khi yêu cầu học sinh có đầu óc tưởng tượng, biết cách suy diễn và lập luận chắc chắn để thiết lập các mối liên hệ một cách chặt chẽ và lôgic.

vCăn cứ vào ni dung bài tp

Căn cứ vào nội dung của bài tập người ta có thể chia thành các loại sau: + Bài tập có nội dung cụ thể là bài tập có dữ liệu là các con số cụ thể, thực tế và học sinh có thể đưa ra lời giải dựa vào vốn kiến thức vật lí cơ bản đã có.

+ Bài tập có nội dung trừu tượng là những bài tập mà các dữ kiện cho dưới dạng chữ. Trong bài tập này, bản chất được nêu bật trong đề bài, những chi tiết không bản chất đã được lược bỏ bớt. Học sinh có thể nhận ra được cần sử dụng công thức, định luật vật lí nào để giải bài tập đã cho.

+ Bài tập có nội dung kĩ thuật tổng hợp là các bài tập có nội dung chứa đựng các kiến thức về kĩ thuật, về sản xuất, công nông nghiệp, về giao thông vận tải. Ví dụ: tại sao để cho ô tô dừng lại nhanh hơn, người lái xe có kinh nghiệm thường hãm phanh mà không tắt máy và khi lên dốc, khi đi trên đường trơn thì cấm không được tắt động cơ?.

+ Bài tập có nội dung lịch sử là các bài tập chứa đựng các kiến thức có liên quan đến lịch sử như những dữ liệu về các thí nghiệm vật lí cổ điển, những phát minh, hay những câu chuyện có tính chất lịch sử.

+ Bài tập theo đề tài vật lý có thể phân theo các đề tài lớn như: cơ học, nhiệt học, điện học, quang học.

vCăn cứ vào phương thức cho điều kin và phương thức giải

Cách phân loại này có thể bao gồm bài tập định tính, bài tập định lượng, bài tập đồ thị, bài tập thí nghiệm.

+ Bài tập định tính là loại bài tập được đưa ra với nhiều tên gọi khác nhau như: câu hỏi thực hành, câu hỏi định tính, câu hỏi lôgic. Đặc trưng định tính thể hiện ở chỗ việc giải chủ yếu dựa vào các suy luận lôgic mà không cần phải tính toán phức tạp.

+ Bài tập định lượng là loại bài tập có dữ liệu là các con số cụ thể, học sinh phải giải chúng bằng các phép tính toán sử dụng công thức để xác lập mối liên hệ phụ thuộc giữa các đại lượng phải tìm và nhận được kết quả dưới dạng một công thức hoặc một giá trị bằng số.

+ Bài tập thực nghiệm là loại bài tập khi giải phải sử dụng thí nghiệm để đi tới mục đích đặt ra, có khi phải tiến hành thí nghiệm để đi tới kết quả phải tìm hoặc làm thí nghiệm để lấy số liệu giải bài tập.

+ Bài tập đồ thị là loại bài tập mà từ đồ thị đã cho học sinh phải tìm một số yếu tố nào đó hoặc từ các dữ liệu đã biết đi xây dựng đồ thị.

+ Bài tập trắc nghiệm khách quan

b) Phân loi bài tp có ni dung thc tin.

Căn cứ vào ni dung thc tin của bài tp và yêu cu của phát triển tư

duy cho HS thông qua giải bài tp, chúng tôi chia bài tp vt lý có ni dung thc tin làm các hai loại đó là: Bài tập định tính có ni dung thc tin và bài tập định lượng có ni dung thc tin. Cách phân loi này chỉ mang tính tương đối, vì trong mt loi bài tp vt lý này li chứa đựng mt vài yếu t ca loi bài tp vt lý kia.

v Bài tập định tính có ni dung thc tin là bài tp khi giải HS không phải thc hin các phép tính toán phc tạp, mà chỉ cn thc hin các phép suy lun logic. Do đó HS phải hiu rõ bản cht của các khái nim, định lut và nhn biết

được biu hin của chúng trong các trường hp cụ th. Loại bài tp này có th

chia nhỏ thành hai loại là bài tp giải thích hin tượng và bài tp dự đoán hin tượng. H thng các bài tập định tính có ni dung thc tiễn được sp xếp t dễ đến khó, từ đơn giản đến phc tạp, đáp ứng được yêu cu ca vic bồi dưỡng

tư duy cho học sinh. Chúng tôi đề xut các bài tập định tính dưới dng các câu hi.

v Bài tập định lượng có ni dung thc tin là loại bài tp mà khi giải HS thc hin mt loạt các phép tính toán, biến đổi và kết quả thu được là mt kết quả định lượng, tìm được giá trị của mt phép tính nào đó. Loại bài tp này có thchia thành hai loại sau:

+ Bài tập cơ bản có ni dung thc tin là nhng bài tp có khuôn mu khi giải, ch cn áp dụng các kiến thc xác định đã biết để giải, các tình hung quen thuc, có tính cht tái hin, không yêu cu khả năng đề xut, đánh giá.

+ Bài tp sáng tạo có ni dung thc tin là nhng bài tp mà khi giải không có khuôn mu, có tình hung mi, có tính cht phát hin, yêu cu khả năng đề

xuất đánh giá, phải vn dụng linh hoạt, sáng tạo t nhng kiến thc .

Các du hiu nhn biết mt bài tp có tính sáng tạo: Bài tp có nhiu cách giải, bài tp có hình thức tương tự nhưng nội dung biến đổi, bài tp thí nghim, bài tp nghịch lý, ngụy bin, bài tp cho tha, thiếu dkin.

Để đáp ứng được mục đích là bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho hc sinh,

trong đề tài ca chúng tôi tính sáng to ca bài tập được đua vào trong hệ

thng bài tp được xây dng. Hc sinh sẽ được rèn luyn gii t các bài tp

cơ bản (bài tập cơ sở) đến các bài tp có tính sáng tạo. Các bài BTST được xây dng da trên các bài tập cơ bản. Học sinh làm được các bài tp sáng tạo đó tức là đã bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho hc sinh.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn trong dạy học chương Mắt và các dụng cụ quang học vật lí 11 nâng cao nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh (Trang 27 - 30)