7. Cấu trúc của luận văn
1.3.4. Kết quả điều tra
* Kết quả điều tra đối với GV:
Đa phần các GV (7/10) đều cho rằng kiến thức chương Mắt và các dụng cụ
quang học (đặc biệt là bài tập chương này) khó dạy hơn so với các chương khác
bởi vì kiến thức chương này liên quan nhiều đến các tính chất quang học về sự tạo
ảnh của vật qua mắt, các dụng cụ quang học. Điều này có thể nói là rất khó đối với học sinh.
Bài tập có NDTT chưa được sử dụng nhiều trong dạy học vật lý.
Giáo viên thường ít quan tâm đến việc giải thích các hiện tượng thực tiễn
liên quan đến bài học mà chỉ quan tâm đễn các bài tập vận dụng các công thức một cách thuần túy toán học.
Đa phần các GV (8/10) cho rằng rất khó để tạo được húng thú học tập cho học sinh khi giải các bài tập chương Mắt và các dụng cụ quang học, đặc biệt là đối với đối tượng học sinh không phải khá, giỏi.
Trong tất cả các giáo viên được điều tra thì không có một giáo viên nào cho rằng mình thường xuyên quan tâm tới việc lựa chọn hay tự xây dựng hệ
thống các bài tập có nội dung thực tiễn theo hướng bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh. Điều các giáo viên quan tâm khi dạy học bài tập vật lý là sử dụng các bài tập trong SGK, SBT và STK đảm bảo cho việc thi cử đạt kết quả.
Các thầy cô đều có nhận xét các bài tập có nội dung thực tiễn rất ít được
đưa vào kiểm tra hay thi cử. Điều đó cho thấy việc sử dụng các bài tập có NDTT trong dạy học vật lý và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống còn nhiều hạn chế.
Trong các thầy cô được điều tra thì 9/10 giáo viên cho rằng dạy học bài tập chỉ quan tâm đến việc củng cố kiến thức là chính và việc mở rộng kiến thức cho học sinh thì không được nhiều. Điều đó có thể lý giải việc dạy bài tập của các thầy cô chủ yếu là việc rèn luyện cho HS các dạng bài tập phục vụ cho thi cử là chình và thời gian cho các tiết dạy bài tập theo phân phối chương trình
quy định còn ít.
Hầu hết các GV (8/10) đều cho rằng khó khăn đối với HS là ở khả năng tư duy, khả năng diễn đạt, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống hay giải các bài tập có NDTT. Khó hơn nữa là sử dụng các bài tập có
NDTT để bồi dưỡng tư duy cho học sinh. Tâm lý của các thầy cô còn ngại khi sử dụng các bài tập có NDTT vì để sử dụng tốt được các bài tập đó phải đầu tư
nhiều thời gian, công sức. Đặc biệt là để xây dựng được các bài tập có NDTT góp phần bồi dưỡng TDST cho HS lại càng khó.
Ngoài việc điều tra thông qua phiếu điều tra, chúng tôi cũng thường
xuyên trao đổi, dự giờ các GV tại trường THPT Nguyễn Siêu, thì thấy những nhận định trên là hoàn toàn phù hợp.
* Kết quả điều tra đối với HS:
Đa phần các HS (50/55) cho rằng sau khi giải các BTVL các em không thấy mối liên hệ giữa kiến thức vật lý và cuộc sống. Rất ít HS (10/55) có nhận
xét các em thường tự giải các BTVL liên quan tới các hiện tượng thực tế mà em quan tâm mà chỉ tự giải các bài tập khi giáo viên nhắc nhở hoặc phải kiểm tra, thi cử. Đa phần các HS (48/55) rất muốn tham gia giải các bài tập có NDTT. 46/55 HS có nhận xét rằng giáo viên ít sử dụng các bài tập có NDTT trong dạy học. Tất cả học sinh đều nhận xét giáo viên không sử dụng bộ
câu hỏi định hướng tư duy mà chỉ đưa ra một số gợi ý bằng lời hay minh họa bằng hình trên bảng. Rất nhiều học sinh (49/55) thừa nhận là ít khi hỏi GV về các hiện tượng vật lý liên quan tới thực tiễn. 50/55 HS đều cho rằng không thấy các bài tập có NDTT trong đề thi hay kiểm tra. Đa phần các
HS (47/55) đều cho rằng muốn làm các bài tập liên quan tới giải thích các hiện tượng trong thực tiễn cuộc sống mặc dù biết rằng giải thích được các bài tập đó là rất khó.
Ngoài việc điều tra thông qua phiếu điều tra chúng tôi còn trao đổi với HS về các vấn đề học bài tập vật lý có NDTT, thì thấy những nhận định của các em phù hợp với kết quả của phiếu điều tra.