7. Cấu trúc của luận văn
2.4.1 Sử dụng trong tiết hình thành kiến thức mới
Tiết hình thành kiến thức mới là tiết học mà học sinh tiếp thu được cái mà họ chưa biết từ trước hoặc chưa biết rõ ràng, chính xác. Kiến thức mới mà học sinh phải học có thể là các khái niệm, các quy tắc, các định luật, hay các
ứng dụng kỹ thuật,...Trong các tiết học này, BTVL được sử dụng ở một khâu
đề xuất vấn đề, giải quyết vấn đề, củng cố hoặc ở tất cả các khâu đó.
Mỗi kiến thức khoa học đều là lời giải đáp cho một câu hỏi. Nếu không có việc nảy sinh câu hỏi thì sẽ không có nhu cầu giải đáp câu hỏi. Và vì thế sẽ
không có kiến thức khoa học để giải đáp câu hỏi đó. Cho nên việc hình thành kiến thức mới thường được bắt đầu bằng việc đặt vấn đề. Vấn đề trong dạy học có thể là một câu hỏi, mà học sinh chưa thể trả lời được, chỉ có thể trả
lời được khi học bài mới. Có nhiều cách để làm xuất hiện vấn đề cần nghiên cứu tìm cách giải quyết. Một trong số đó là sử dụng bài tập đề
xuất vấn đề. Việc xây dựng các vấn đề trong dạy học bằng bài tập sẽ kích
thích được hứng thú học tập của HS, tạo ra được khả năng củng cố kiến thức đã có và xây dựng mối quan hệ giữa kiến thức đã có và cả kiến thức mới. Bài tập đề xuất vấn đề được sử dụng ở đầu giờ học. Nó không những có tác dụng xây dựng vấn đề dạy học mà còn có thể chuẩn bị cho việc nghiên cứu vấn đề.
Khi dạy học về mắt cận thị và cách sửa tật cận thị ta có thể sử dụng bài tập
sau để đề suất vấn đề ở đầu giờ học:
Bài tập 1: Một người có mắt bình thường, nhưng sau tai nạn, nhãn cầu hơi bị
méo nên võng mạc rời xa về sau 1mm. Các thành phần khác không thay đổi. 1. Mắt còn bình thường nữa không? Nếu không thì bị tật gì?
2. Cần sử dụng kính gì để sửa tật đó?
Hướng dẫn:
1.Với câu hỏi 1 yêu cầu học sinh phải đi tìm hiểu đặc điểm đường truyền của tia sáng qua mắt thường và mắt có tật là gì? Học sinh nghiên cứu SGK và kết hợp với dữ kiện của đề bài có thể trả lời được câu hỏi 1.
- Giáo viên có thể hỗ trợ bằng cách đưa ra các hình vẽ về đường truyền của tia sáng qua mắt trong các trường hợp: mắt thường, mắt cận thị và mắt viễn thị để học sinh so sánh tìm ra câu trả lời.
2. Để trả lời được câu hỏi 2 giáo viên cần hướng dẫn học sinh trả lời được các câu hỏi sau:
- Chỉ ra được vị trí của điểm cực cận và điểm cực viễn đối với mắt có tật? - Mắt cận thị và mắt viễn thị có nhìn được xa vô cực không?
- Khi đeo kính sửa tật có giúp mắt nhìn xa vô cực ở trạng thái không phải điều tiết không?
- Dựa vào tính chất về đường truyền của tia sáng song song với trục chính qua thấu kính hội tụ và phân kỳ để chọn lựa loại thấu kính cần đeo đối với từng tật của mắt.
Khi dạy học về mắt viễn thị và cách sửa tật viễn thị bằng cách đeo kính ta
có thể sử dụng bài tập sau để đề suất vấn đề ở đầu giờ học:
Bài tập 2: Mắt của một em bé bị tật bẩm sinh, thủy tinh thể của mắt có tiêu cự
15mm, tiêu điểm của thủy tinh thể ở sau võng mạc 1mm. 1.Mắt người đó bị tật gì?
2. Cần phải đeo kính có độ tụ là bao nhiêu?
* Các bài tập trong hệ thống bài tập được xây dựng sử dụng trong tiết hình thành kiến thức mới.
Khi dạy học bài Mắt có thể sử dụng câu 15, 16, 19 để đặt vấn đề ở đầu tiết học, sử dụng câu 17, 18 khi học về mắt lão. Khi dạy học bài Kính lúp có thể sử
dụng câu 1, 2, 3 ở đầu tiết học để đặt vấn đề vào bài mới. Khi dạy học Kính hiển vi có thể sử dụng câu 5, 6, 7, 8 để đặt vấn đề ở đầu tiết học hoặc khi xây dựng các
đơn vị kiến thức tương ứng.