Tình hình chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi gà trên thế giớ

Một phần của tài liệu 26278 (Trang 27 - 32)

Chăn nuôi gia cầm cũng như thương mại các sản phẩm gia cầm trên thế

giới phát triển mạnh trong vòng 35 năm qua. Sản lượng thịt và trứng gia cầm tăng nhanh hơn sản lượng thịt bò và thịt lợn. Năm 1970, sản lượng thịt gia cầm

thế giới chỉ đạt 15.1 triệu tấn thì năm 2005 là 81 triệu tấn. Sản lượng thịt gia cầm năm 1970 chỉ xấp xỉ 50% sản lượng thịt lợn và 25% thịt bò nhưng năm 2005,

sản lượng thịt gia cầm tăng cao hơn 25% so với thịt bò và bằng 75% thịt lợn.

Trứng gia cầm tăng từ 35.232 ngàn tấn năm 1990 tăng lên 59.233 ngàn tấn năm

Bảng 2.1 Sản phẩm chăn nuôi gia cầm của thế giới

(ĐVT: 1000 tấn)

Năm Thịt gia cầm Trứng gia cầm

1990 53.363 35.232

1995 54.207 42.857

2000 56.951 51.690

2005 60.437 59.233

Nguồn: www.fao.org.com

Trong các loại thịt gia cầm, thì thịt gà chiếm tỉ lệ cao. Trong những năm giữa

thập kỉ 80, thịt gà chiếm 88,3% tổng sản lượng thịt gia cầm sau đó giảm xuống và ổn định ở mức 86%. Ở các nước đang phát triển, chủ yếu sản xuất các loại thịt gia cầm

(gà, vịt, ngan, ngỗng) còn thịt gà tây chỉ được sản xuất với sản lượng nhỏ ở các nước

phát triển. Bảng 2.2 dưới đây thể hiện số liệu thống kê về sản lượng thịt gia cầm của

10 quốc gia đứng đầu thế giới.

Sản lượng trứng ở các nước đang phát triển trong những năm đầu của thập kỉ

90, thế kỉ trước vượt trội so với các nước phát triển và chiếm 2/3 sản lượng trứng

thế giới. Năm 2005, sản lượng trứng gia cầm ở khu vực châu Á chiếm hơn 60% và

chủ yếu là đóng góp của Trung Quốc (sản lượng của nước này chiếm 41% sản lượng trứng thế giới), châu Âu giảm xuống còn 16,8%, khu vực Bắc và Trung Mỹ

chiếm 13,6%. Các nước Nam Mỹ đã chiếm lĩnh thị trường từ năm 1990 nhưng họ đã không giữ được thị trường.Sản lượng trứng của 10 nước đứng đầu thế giới

chiếm 72,4% tổng lượng trứng thế giới và tập trung ở khu vực có các nước dẫn đầu

Bảng 2.2 Sản lượng thịt gia cầm năm 2005 của một số nước trên thế giới Quốc gia Sản lượng (000 tấn) Tỉ lệ (%) Mỹ 18.538 22,90 Trung Quốc 14.689 18,10 Brazil 8.895 11,00 Mêhicô 2.272 2,80 Pháp 1.971 2,40 Italia 1.965 2,40 Anh 1.573 1,90

Tây Ban Nha 1.341 1,70

Indonesia 1.268 1,60

Nhật 1.240 1,50

Tổng 10 nước 53.752 66,30

Thế giới 81.014 100,00

Nguồn: www.fao.org.com

Nếu như năm 1970, sản lượng trứng chủ yếu tập trung ở các nước châu

Âu thì đến năm 2005, chỉ còn lại Pháp nằm trong số các nước có sản lượng

trứng lớn nhất thế giới. Sản lượng trứng của thế giới hầu hết được sản xuất ở các nước Trung Quốc, Ấn Độ, và Nhật Bản. Điều đó cho thấy, chăn nuôi gia

cầm cho trứng chuyển từ châu Âu sang Nam và Đông Á. Khu vực sản xuất

nhiều trứng cũng chuyển từ châu Âu năm 1970 sang châu Á năm 2005. Số

liệu ở bảng 2.3 dưới đây là số liệu thống kê về sản lượng trứng của 10 quốc gia đứng đầu trên thế giới.

Bảng 2.3 Sản lượng trứng gia cầm năm 2005 của một số nước trên thế giới Quốc gia Sản lượng (000 tấn) Tỷ lệ (%) Trung Quốc 24.348 41,10 Mỹ 5.330 9,00 Ấn Độ 2.492 4,20 Nhật Bản 2.465 4,20 Nga 2.054 3,50 Mêhicô 1.906 3,20 Brazil 1.560 2,60 Pháp 1.045 1,80 Indonesia 876 1,50 Thổ Nhĩ Kỳ 830 1,40 Tổng 10 nước 42.906 72,40 Thế giới 59.233 100,00 Nguồn: www.fao.org.com

Ngành chăn nuôi gia cầm có biến động mạnh trong vòng 35 năm qua: sản lượng tăng mạnh theo thời gian, sản lượng thịt và trứng gia cầm của các nước đang phát triển cao hơn so với các nước phát triển. Các nước ở khu vực châu Á

và Nam Mỹ đặc biệt là Trung Quốc và Brazil là những nước phát triển mạnh về chăn nuôi gia cầm. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi gia cầm có thể bị giảm mạnh

nếu dịch cúm gia cầm không được ngăn chặn. Dịch xảy ra tại Châu Âu và Châu

Phi vào quí 1 năm 2006 đã làm cho người tiêu dùng lo ngại không dám ăn thịt và trứng gia cầm. Theo ước tính của FAO. Do dịch cúm gia cầm nên lượng tiêu thụ

thịt gia cầm năm 2006 đã giảm khoảng 3 triệu tấn và đó là tổn thất nặng nề đối

với các nhà chế biến các sản phẩm gia cầm xuất khẩu.

Tuy nhiên để có được thành quả gia tăng sản lượng như trên, thế giới đã có áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ trong chăn nuôi gia cầm:

Công tác giống đối với gia cầm, đối tượng vật nuôi đã và đang áp dụng

lại tạo giống mới và sử dụng ưu thế lai để tạo ra các tổ hợp lai tối ưu đối với

các gia cầm chuyên trứng, chuyên thịt và cũng như để cải tạo các giống gia

cầm địa phương.

Công nghệ sản xuất thức ăn gia cầm ngày nay đã phát triển đến mức

hoàn chỉnh, cung cấp thức ăn cho mọi đối tượng, mọi lứa tuổi gia cầm, đảm

bảo nhu cầu dinh dưỡng cân đối, hợp lý, góp phần quyết định tới việc tăng

hiệu quả chăn nuôi và nâng cao chất lượng thịt, trứng.

Việc cải thiện điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, đưa ra các quy trình kỹ

thuật chăn nuôi phù hợp đã góp phần làm tăng tỷ lệ sống, tăng năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi. Ngày nay, chăn nuôi gia cầm đã có được sự đảm

bảo bởi việc sử dụng hợp lý các loại vắc xin và kháng sinh để khống chế bệnh và bảo đảm yêu cầu an toàn sinh học trong chăn nuôi. Công nghệ sinh học đã góp phần đáng kể vào thành quả áp trứng nhân tạo, nuôi dưỡng gia cầm [7].

Việc hiện đại hoá, tự động hoá khâu giết mổ và chế biến sản phẩm gia

cầm cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy ngành gia cầm phát triển. Tuy nhiên,

chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng đang phải đối đầu với

những vấn đề hết sức nan giải như dịch bệnh dẫn đến ảnh hưởng sức khoẻ của đàn gia cầm và người, ô nhiễm môi trường,…Theo dự báo của FAO, thì

ngành chăn nuôi của thế giới sẽ chứng kiến những thay đổi lớn mang tính

cách mạng với nội dung cụ thể sau:

Chăn nuôi nhỏ, lẻ sẽ liên kết chặt chẽ với các nhà giết mổ chế biến và các nhà tiếp thị đối với các thực phẩm dễ bị hư hỏn. Nhóm người nghèo khó có thể tiếp cận các nguồn vay để sản xuất như tín dụng và các thiết bị làm lạnh, kiến thức và thông tin về cách thức năng ngừa nhiễm khuẩn. Sự phối

hợp giữa các nhà chăn nuôi nhỏ và các nhà chế biến qui mô lớn sẽ kết hợp được các lợi ích về môi trường và xoá đói giảm nghèo của sản xuất chăn nuôi

Các qui trình chế biến qui mô lớn trong chăn nuôi góp phần bảo vệ sức khoẻ

con nguời.

Sẽ có sự thiết lập mối quan hệ đối tác giữa chăn nuôi công và tư nhân đế phát triển các công nghệ và tích luỹ kinh nghiệm sản xuất nhằm giảm thiểu

rủi ro lan truyền dịch bệnh từ vật nuôi sang người. Các rủi ro đó có thể xảy ra

khi một số lượng lớn vật nuôi các nhà chăn nuôi qui mô nhỏ được giết mổ và chế biến trong cùng một cơ sở. Sẽ có sự chú ý đặc biệt đến năng suất chăn

nuôi và các vấn đề sức khoẻ, bao gồm các chế biến sau thu hoạch và tiếp thị.

Giải quyết vấn đề sức khoẻ và môi trường phát sinh trong quá trình

chăn nuôi cũng sẽ được các nước chú ý. Các cở sở chăn nuôi sẽ buộc phải áp

dụng công nghệ để bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng và tạo thương

hiệu cho chính sản phẩm của mình.

Một phần của tài liệu 26278 (Trang 27 - 32)