3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hộ
3.1.2.1 Về kinh tế
Qua bảng 3.2 cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hưng Yên qua ba năm 2006-2008 xấp xỉ 33,0%.
Nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh,
bình quân tăng hàng năm là 29,22%. Trong đó chăn nuôi gia cầm bình quân
hàng năm tăng 10,52%, chăn nuôi gà tăng bình quân qua ba năm là 9,3%. Cụ
thể, năm 2006 giá trị chăn nuôi gà đạt 3.375 triệu đồng, chiếm 0,06% so với
tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh. Con số này năm 2008 đạt 4.032 triệu đồng tức tăng 657 triệu đồng về giá số tuyệt đối.
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng tăng liên tục trong ba năm năm qua với tốc độ tăng bình quân 36,48% .
Kinh tế dịch vụ thương mại đựơc giữ vững và phát triển, năm 2008 giá trị
sản xuất của ngành 6.509.390 triệu đồng với tốc độ tăng trường bình quân của ba năm 20,93%. Thương mại dịch vụ phát triển khá đa dạng, nhanh cả về
số hộ, quy mô hoạt động, hình thức kinh doanh, ngày càng nhiều doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển kinh doanh dịch vụ - thương mại nhằm đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.
Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của tỉnh Hưng Yên
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh (%)
Chỉ tiêu kinh tế ĐVT Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 07/06 08/07 BQ 1. Tổng giá trị sản xuất Tr. đ 30.430.548 100,00 41.998.489 100,00 53.830.507 100,00 138,01 128,17 133,00 a) Nông nghiệp “ 5.549.149 18,24 7.343.300 17,48 9.265.597 17,21 132,33 126,18 129,22 Trong đó:
Chăn nuôi gia cầm “ 5.155 0,09 5.582 0,08 6.297 0,07 108,28 112,81 110,52
Chăn nuôi gà “ 3.375 0,06 3.487 0,05 4.032 0,04 103,32 115,63 109,30 b) Công nghiệp và XD “ 20.430.073 67,14 29.361.089 69,91 38.055.520 70,70 143,72 129,61 136,48 c) Các ngành dịch vụ “ 4.451.326 14,63 5.294.100 12,61 6.509.390 12,09 118,93 122,96 120,93 2. Bình quân nhân khẩu
- GDP Tr. đ 8,60 10,62 12,91
123,49 121,56 122,12
- Lương thực kg 578,45 581,21 588,75
100,48 101,30 100,78
Nhìn chung toàn tỉnh hiện nay công nghiệp và xây dựng đang dần
chiếm ưu thế, điều đó được thể hiện qua tỷ trọng của ngành chiếm ưu thế và liên tục tăng qua các năm. Mặc dù vậy, ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng đối với dời sống của đại bộ phận dân cư trên địa bàn tỉnh. Song,
hiện nay cơ cấu kinh tế chưa hợp lý, tỷ trọng ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh còn chiếm tỷ lệ quá nhỏ, mặc dù vai trò của ngành chăn nuôi đã được
khẳng định trong thời gian qua song sự phát triển chưa tương xứng với khả năng của tỉnh nhà.
3.1.2.2 Văn hoá – xã hội