3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên của tỉnh HưngYên
* Vị trí địa lý
Hưng Yên là tỉnh thuộc trung tâm Đồng bằng sông Hồng, sát với
thủ đô Hà Nội, nằm ở trung tâm vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội
– Hưng Yên; Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng, có các tuyến đường giao
thông quan trọng chạy qua, bao gồm quốc lộ 5A, quốc lộ 38, quốc lộ
39A nối với quốc lộ 5A với quốc lộ 10 qua Hưng Yên, Thái Bình, Nam
Định ngoài ra còn phải kể đến hai tuyến giao thông đường thuỷ lớn là sông Hồng và sông Luộc. Đây là khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh, những điều nay đã tạo ra rất nhiều điều kiện
thuận lợi cho Hưng Yên phát triển một ngành chăn nuôi công nghiệp
quay mô lớn, sản xuất theo hướng hàng hoá. Vị trí địa lý của tỉnh Hưng Yên như sau: Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Ninh; Phía Nam tiếp giáp
với tỉnh Thái Bình; Phía Đông tiếp giáp với tỉnh Hải Dương; và Phía Tây tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội và tỉnh Hà Nam.
Hưng Yên là cữa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội và là cầu nối
giữa Hà nội và các tỉnh vùng Đông Bắc, có vị trí quan trọng với an ninh quốc
phòng của Thủ đô Hà Nội nói riêng, đồng bằng sông Hồng nói chung.
Vị trí địa lý thuận lợi là tiềm năng to lớn cho việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Với lợi thế này Hưng Yên cần phải phát huy một cách triệt để
nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và phát triển
* Đặc điểm địa hình
Hưng Yên là tỉnh đồng bằng không có núi đồi, có địa hình thấp dần từ
Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, xen kẻ những ô đất trũng đầm, hồ, ao,
ruộng trũng thường xuyên ngập nước. Điểm cao nhất có cốt +9 đến +10 tại
khu vực đất bãi thuộc xã Xuân Quan huyện Văn Giang, điểm thấp nhất có
cốt +0,9 tại xã Tiên Tiến huyện Phù Cừ.
* Khí hậu thời tiết
Hưng Yên thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh,
mùa hè nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình năm 23,20C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 30,20C (tháng 7) nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 15,9 (tháng 1) sự chênh lệch giữa tháng cao nhất và thấp nhất khoảng 13,5-150C.
Lượng mưa trung bình năm giao động trong 1.500–1.600mm nhưng
phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ giữa tháng 4 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.
Tổng số giờ nắng trong năm giao động từ 1650 đến 1776 giờ trong đó
tháng có nhiều giờ nắng nhất trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng nhất
là tháng 11. Hàng năm có hai mùa gío chính: Mùa đông có gió mùa Đông
bắc mùa hè có gió Đông nam. Gió mùa Đông bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 3 năm sau. Gió Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm và mang theo mưa rào.
Nhìn chung Hưng Yên có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển
nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Mua đông có khí hậu khô, lạnh làm cho vụ động trở thành vụ chính do đó cho phép tỉnh phát triển một hệ thống
cấy trồng đa dang và phong phú, tao ra nhiều nguồn thức ăn dồi dào cho
chăn nuôi. Đặc biệt hạn chế nhất đối với sử dụng đất là mưa lớn tập trung theo mùa thường gây ngập úng các vùng trũng. Điều kiện này gây ra nhiều
khó khăn cho chăn nuôi bởi vì thời kỳ này thường hay xảy ra các dịnh bệnh
khó khống chế làm ảnh hưởng đến tình hình chăn nuôi nhất là chăn nuôi an
toàn sinh học của tỉnh Hưng Yên.
* Khí tượng thuỷ văn
Hưng Yên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng
ẩm. Hàng năm có hai mùa nóng và lạnh rõ rệt: mùa lạnh, trong thời kỳ đầu mùa đông, khí hậu tương đối khô, nửa cuối thì ẩm ướt; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
Nhiệt độ trung bình 23,5oC, khá đồng nhất trên địa bàn tỉnh; nhiệt độ
trung bình thấp nhất là 16oC, các tháng có nhiệt độ thấp là từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ tối thấp là 4,9oC. Nhìn chung Hưng Yên có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và
phong phú. Mùa đông có khí hậu khô, lạnh làm cho vụ đông trở thành vụ chính do đó cho phép tỉnh phát triển một hệ thống cấy trồng đa dang và phong phú, tao ra nhiều nguồn thức ăn dồi dào cho chăn nuôi. Đặc biệt hạn
chế nhất đối với sử dụng đất là mưa lớn tập trung theo mùa thường gây ngập
úng các vùng trũng. Điều kiện này gây ra nhiều khó khăn cho chăn nuôi bởi
vì thời kỳ này thường hay xảy ra các dịnh bệnh khó khống chế làm ảnh hưởng đến tính hình chăn nuôi nhất là chăn nuôi an toàn sinh học của tỉnh Hưng Yên.
Lượng mưa trung bình đạt 1710mm, nhưng phân bố không đều trong năm. Mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) tập trung tới 70% lượng mưa cả năm. Chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính: gió Đông nam thổi vào mùa hạ, gió đông bắc thổi vào mùa đông. Mùa khô (từ tháng 11 đếntháng 4 năm
sau) lạnh và thường có mưa phùn, thích hợp cho gieo trồng nhiều loại cây
ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Độ ẩm không khí trung bình trong năm là
Lượng mưa tháng 2 – 3 – 4 tuy không nhiều nhưng độ ẩm không khí cao. Như
vậy: Điều kiện khí hậu của Hưng Yên là thích hợp phát triển chăn nuôi. * Tài nguyên thiên nhiên
Theo số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường năm 2006 tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Hưng Yên là 92.454,8 ha ; đến năm 2008 diện tích tự
nhiên của tỉnh còn 92.345,25 ha. Như vậy, qua 3 năm tổng diện tích đất tự
nhiên giảm 0,06% tương đương 109,5 ha. Lý do giảm diện tích đất tự nhiên là
do điều chỉnh địa giới hành chính của tỉnh.
Diện tích đất nông nghiệp của tỉnh có xu hướng giảm qua 3 năm. Cụ
thể, năm 2006 diện tích đất nông nghiệp của tỉnh là 60.614,70 ha, chiếm
65,56% tổng diện tích tự nhiên; đến năm 2007 diện tích này còn 60.101,40 ha
và năm 2008 còn 59.226,29 ha. Như vậy, qua 3 diện tích đất nông nghiệp
giảm 1,15% tức giảm 1.388,41 ha. Lý do giảm là do sự dịch chuyển đất nông
nghiệp sang phục vụ các mục tiêu phi nông nghiệp.
Diện tích đất phi nông nghiệp bình quân qua 3 năm tăng 2,04%, trong đó đất ở tăng 0,27%, đất chuyên dùng tăng 3,64%, đất phi nông nghiệp khác
tăng 34,95%. Trong khi đó đất chưa sử dụng của tỉnh có xu hướng giảm qua 3 năm. Cụ thể, năm 2006 tổng diên tích đất chưa sử dụng là 525,00 ha chiếm
0,57% so với tổng diện tích đất tự nhiên, con số này năm 2007 là 512,32 ha,
chiếm 0,55% và năm 2008 là 512,01 ha, chiếm 0,55%. Như vậy, qua 3 năm
diện tích đất chưa sử dụng giảm từ 525,0 ha xuống còn 512,01 ha tức giảm
12,99 ha.
Qua phân tích cho thấy, tiếm năng đất đai của tỉnh không còn nhiều, trong khi đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Điều đó có thể được giải thích là do sự phất triển của các khu công
nghiệp. Do vậy, để giải quyết vấn đề cần có một cơ cấu lao động hợp lý nhằm
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh qua 3 năm (2006 - 2008)
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh (%)
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng (ha) Cơ cấu (%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) 07/06 08/07 BQ
Tổng diện tích đất tự nhiên ha 92.454,80 100,00 92.345,25 100,00 92.345,25 100,00 99,88 100,00 99,94
1. Đất nông nghiệp ha 60.614,70 65,56 60.101,40 65,08 59.226,29 64,14 99,15 98,54 98,85
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp ha 55.966,90 60,53 55.480,52 60,08 54.639,62 59,17 99,13 98,48 98,81
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm ha 51.955,10 56,20 51.574,58 55,85 50.712,15 54,92 99,27 98,33 98,80
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm ha 4.011,80 4,34 3.905,94 4,23 3.927,47 4,25 97,36 100,6 98,94
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản ha 4.586,20 4,96 4.549,26 4,93 4.500,13 4,87 99,19 98,92 99,06
1.5 Đất nông nghiệp khác ha 61,70 0,07 71,62 0,08 86,54 0,09 116,08 120,8 118,43
2. Đất phi nông nghiệp ha 31.315,10 33,87 31.731,53 34,36 32.606,95 35,31 101,33 102,8 102,04
2.1 Đất ở ha 9.319,90 10,08 9.181,59 9,94 9.370,56 10,15 98,52 102,1 100,27
2.2 Đất chuyên dùng ha 15.658,80 16,94 16.123,80 17,46 16.820,70 18,22 102,97 104,3 103,64
2.3 Đất phi nông nghiệp khác ha 6,60 0,01 12,02 0,02 12,02 0,02 182,12 100,00 134,95
3. Đất chưa sử dụng ha 525,00 0,57 512,32 0,55 512,01 0,55 97,58 99,94 98,76
Một số chỉ tiêu bình quân
Đất nông nghiệp/khẩu NN m2/ng 596,35 584,55 571,41
Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản của Hưng Yên rất hạn chế, chủ
yếu là nguồn cát đen với trữ lượng khá lớn ở ven sông Hồng, sông Luộc, có
thể khai thác đáp ứng nhu cầu xây dựng và san lấp mặt bằng, làm đường giao
thông và phục vụ các vùng lân cận. Bên cạnh đó, tỉnh còn có nguồn đất sét tương đối lớn để sản xuất vật liệu xây dựng. Hưng Yên có nguồn than nâu
(thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng) có trữ lượng rất lớn (hơn 30
tỷ tấn) nhưng nằm ở độ sâu trung bình từ 600 – 1.000m, điều kiện khai thác
rất phức tạp do lún sụt.