Bất cập trong chăn nuôi gà theo hướng ATS Hở HưngYên

Một phần của tài liệu 26278 (Trang 101 - 103)

h. Thiếu định hướng chiến lược lâu dài về phát triển chăn nuôi gà an toàn sinh học

4.2.3. Bất cập trong chăn nuôi gà theo hướng ATS Hở HưngYên

Mặc dù chăn nuôi gà nói chung, chăn nuôi gà theo hướng ATSH ở Hưng Yên nói riêng thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tốt nhưng cũng

còn nhiều bất cập:

Chuồng gà đều được xây dựng trong khuôn viên của gia đình, sát nhà

ở, hầu như không có rào ngăn với các khu vực xung quanh, chuồng gà sát ao thả cá, vịt, ngan. Ở Khoá Nhu 2, chuồng gà hầu như bao vây bốn phía nhà ở,

ai cũng có thể đi qua hoặc vào chuồng gà. Mặc dù ở một số hộ người chăn nuôi đã có dép và quần áo riêng khi vào nơi nuôi gà nhưng không nhà nào có hố sát trùng trước cửa vào chuồng gà.

Nhiều hộ gia đình trong thôn đã nắm được kỹ thuật nuôi gà bán chăn

thả, biết dùng vắc-xin phòng bệnh cho gà, dùng chất sát trùng định kỳ để diệt

mầm bệnh nhưng nhiều hộ khác vẫn thả gà chạy ra đường, khi gà chết vẫn vứt

Ở Khoá Nhu 2 có nhiều gia đình có máy ấp trứng để tự cấp con giống

và bán gà con 1 ngày tuổi ra ngoài. Tuy nhiên các hộ ấp trứng hoàn toàn chưa quan tâm đến yêu cầu an toàn sinh học đối với nơi ấp mà tiện đâu đặt máy ở đó, có thể cạnh chuồng lợn, chuồng gà, bếp nấu ăn. Việc vào trứng ấp và ra gà con diễn ra hàng ngày nhưng không có vệ sinh sát trùng.

Người chăn nuôi đã bước đầu sử dụng dịch vụ chăn nuôi thú y, nhưng dịch vụ này ở các xã dự án còn mang tính tự phát và yếu kém. Nguồn cung cấp con giống, thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y, vắc-xin là

các đại lý ở gần thôn không có chuyên môn. Người dân thường tự đi mua

thuốc về chữa bệnh cho gà, tự phòng vắc-xin (trừ 2 đợt tiêm phòng/năm

của thú y xã), tự xử lý khi gà có bệnh mà không gọi thú y viên vì cả xã chỉ có 1 nhân viên thú y được hưởng nguồn trợ cấp ít ỏi của xã để triển khai kế

hoạch phòng dịch chứ không làm dịch vụ thú y, hơn nữa trình độ chuyên môn của nhân viên thú y thấp nên người dân không tin cậy. Do dịch vụ

mang tính tự phát như vậy nên người chăn nuôi không thể kiểm soát được

chất lượng và rất phụ thuộc vào các đại lý.

Do phát triển chăn nuôi trong cụm dân cư nên các hộ ảnh hưởng đến

nhau rõ rệt. Ao, rãnh ô nhiễm phân và nước thải nối liền các hộ gia đình.

Nước thải từ nhà này chảy sang nhà khác, mùi phân gà từ nhà nọ bay sang

nhà kia. Cống rãnh, ao, mương chung của thôn đầy chất thải chăn nuôi nên

thoát nước kém, gây ô nhiễm cả thôn. Thỉnh thoảng có nhà vẫn ném xác gà chết ra ao khiến dịch bệnh có nguy cơ lây lan rộng.

Tuy nhận thức được những bất cập khi nuôi gà trong làng nhưng trước

mắt người chăn nuôi vẫn chưa thể đầu tư để chuyển trại chăn nuôi ra ngoài

khu dân cư được vì còn nhiều khó khăn. Thứ nhât là khó khăn về việc chuyển đổi ruộng đất do quỹ đất của địa phương không còn nhiều, các hộ nông dân đều không có đủ 3 ha đất nông nghiệp để chuyển đổi. Thứ hai, người dân

cũng không có đủ vốn để xây dựng trang trại mới qui mô hơn ở ngoài khu dân

cư. Thứ ba, bản thân người nông dân cũng không muốn chuyển chuồng gà ra xa nhà ở vì như vậy khó bảo vệ sản phẩm khỏi bị mất trộm, không tận dụng được thời gian cũng như lao động trong gia đình. Trong số gần 200 hộ chăn nuôi được hỏi ý kiến chỉ có chưa tới 10% trả lời là có mong muốn và đủ tiềm

lực kinh tế để chuyển chuồng gà ra ngoài làng xây thành trang trại.

Trước hiện trạng như vậy mô hình an toàn sinh học trong chăn nuôi

gia cầm ở cụm dân cư là hướng đi phù hợp và tích cực trong bối cảnh chăn

nuôi gia cầm hiện nay của tỉnh Hưng Yên nói riêng và đồng bằng sông

Hồng nói chung.

4.3 Nghiên cứu điển hình mô hình chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở Hưng Yên

Một phần của tài liệu 26278 (Trang 101 - 103)