h. Thiếu định hướng chiến lược lâu dài về phát triển chăn nuôi gà an toàn sinh học
4.4.1 Định hướng phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học
Trong mấy năm gần đây, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi với
nuôi ở nước ta. Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, cả xã hội đều đã biết đến các loại bệnh nguy hiểm như: cúm gia cầm; lở mồm long móng trên đàn gia súc; hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (bệnh tai
xanh).v.v…là những bệnh nguy hiểm có thể bùng phát, lây lan trên diện rộng
bất cứ lúc nào nếu người chăn nuôi lơ là, chủ quan và không có biện pháp
quản lý hữu hiệu trong chăn nuôi.
Thực tế những năm qua đã khẳng định an toàn sinh học là giải pháp
hữu hiệu để bảo vệ an toàn đàn gia cầm. An toàn sinh học là tổng hợp các giải
pháp nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh như vi rút, vi khuẩn, từ đó
bảo vệ đàn gia cầm an toàn dịch bệnh. Đặc biệt trong các đợt dịch cúm gia
cầm vừa qua những cơ sở chăn nuôi nào làm tốt an toàn sinh học thì dịch cúm
gia cầm không xảy ra.
Từ lợi ích của mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, đòi hỏi của thực tiễn sản xuất và yêu cầu chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng. Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Hưng Yên đã có chủ trương đẩy mạnh chăn
nuôi gia cầm đặc biệt là chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học trong
những năm tới ở địa phương. Tỉnh sẽ tiếp tục kết hợp với các công ty thuốc
thú y, các tổ chức phi chính phủ để tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật và hỗ trợ
những điều kiện cần thiết cho bà con nông dân áp dụng mô hình chăn nuôi gà
an toàn sinh học, nhân rộng mô hình từ các địa phương làm tốt những năm qua sang các địa phương khác trong tỉnh. Đặc biệt Sở Nông nghiệp, chi cục
thú y, trung tâm khuyến nông tỉnh đẩy mạnh việc xây dựng các câu lạc bộ chăn nuôi an toàn sinh học, xây dựng mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học
cộng đồng nhằm huy động lực lượng của cả xã hội cùng tham gia. Tỉnh phấn đấu đến năm 2015 phổ biến và thực thi mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học ở tất cả các xã trong tỉnh, khống chế dịch cúm gia cầm và không để xẩy ra các