5.1 Kết luận
Qua khảo sát các địa phương và thảo luận với các hộ chăn nuôi cũng như nhóm cán bộ (lãnh đạo xã và thôn, các đoàn thể, cán bộ thú y,..) chúng tôi
rút ra các kết luận sau về tình hình chăn nuôi gà theo hướng ATSH tại các
tỉnh Hưng Yên như sau:
Những năm qua, chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói
riêng ở Hưng Yên khá phát triển đã đóng góp đáng kể vào việc nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi và đáp ứng yêu cầu sản phẩm cho người tiêu dùng
cho người dân địa phương cũng như cho Hà Nội và các vùng phụ cận.
Mô hình chăn nuôi gà theo hướng ATSH đã được xây dựng và bắt đầu
phát triển mang lại kết quả và hiệu quả chăn nuôi hơn hẳn hình thức chăn nuôi thông thường. Nhiều điển hình chăn nuôi theo hướng ATSH đã xuất hiện
và là tấm gương tiêu biểu để các hộ tham quan học tập rút kinh nghiệm.
Chăn nuôi gà nói chung và chăn nuôi gà theo hướng ATSH đã phát triển mạnh ở các xã thuộc hai huyện Yên Mỹ và Phù Cừ. Đây là hai huyện có
truyền thống chăn nuôi gà của Hưng Yên. Huyện Yên Mỹ có giống gà Đông
Tảo rất nổi tiếng ở xã Yên Hòa. Xã Tống Phan (huyện Phù Cừ) là một trong
những xã có phong trào phát triển chăn nuôi gà mạnh mẽ và sớm của tỉnh Hưng Yên. Tại các địa phương này, chăn nuôi gà chiếm phần lớn trong tổng
thu nhập của hộ gia đình, chứng tỏ chăn nuôi gà là ngành chính của địa phương. Các mô hình chăn nuôi gà theo hướng ATSH đã khởi xướng và phát triển mạnh ở các địa phương này. Hiện nay, chính quyền nơi đây đang hỗ trợ
hoạt động của các câu lạc bộ chăn nuôi an toàn sinh học để tuyên truyền phổ
biến kiến thức chăn nuôi ATSH đến các hộ khác và vận động các hộ gia đình
giết mổ, buôn bán vận chuyển gia cầm để hạn chế sự lây lan của mầm bệnh đảm bảo an toàn cho người chăn nuôi và cho cả cộng đồng người tránh sự lây
truyền của dịch H5N1 từ gia cầm sang người.
Thực tế thời gian qua ở Hưng Yên đã xẩy ra dịch cúm gia cầm và các dịch bệnh khác ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn gà. Việc để xẩy ra và lây lan dịch bệnh ở địa phương có thể do các nguyên nhân sau (i) Do người đến
mua sản phẩm (gà giống, gà thịt, trứng) hoặc do người địa phương (cả người chăn nuôi và người không chăn nuôi) mang về; (ii) Do mua con giống bên ngoài nên không kiểm soát được chất lượng; (iii) Người chăn nuôi đã tiêm vac xin cho gia cầm nhưng có thể do chất lượng vắc xin chưa tốt hoặc do
việc bảo quản và sử dụng vắc xin không hợp lý, không đúng kỹ thuật nên vắc xin không còn hiệu lực; (iv) Cũng có thể do mầm bệnh đã có sẵn trong địa phương; (v) Trình độ kỹ thuật của người dân còn hạn chế, đất vườn chật hẹp,
mật độ chăn nuôi dày đặc dẫn đến dịch bệnh dễ lây lan; (vi) Do mạng lưới
thú y yếu.
Trên cơ sở phân tích thực trạng chăn nuôi gà ATSH ở Hưng Yên thời
gian qua, luận văn đã đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi
gà ATSH ở địa phương thời gian tới. Các giải pháp này tập trung vào (i) Tăng cường cơ sở vật chất và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lí chăn
nuôi gia cầm ở địa phương; (ii) Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân địa phương; (iii) Tăng cường bồi dưỡng và tập huấn về chăn nuôi gia cầm
an toàn sinh học cho cụm dân cư; (iv) Xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học cho cụm dân cư trong thời gian tới.
5.2 Kiến nghịa) Địa phương a) Địa phương
Qui hoạch đưa chăn nuôi gia cầm ra khỏi khu dân cư ở những nơi có điều kiện;
Tổ chức tiêm phòng cho đàn gia cầm và hướng dẫn kỹ thuật cho người định kỳ hàng năm. Nội dung tập huấn gồm kỹ thuật chọn con giống, mua thức ăn và cho ăn, nước uống, xây dựng và vệ sinh chuồng trại, chăm súc nuôi
dưỡng đàn gia cầm,…);
Thực hiện nghiêm túc các biện pháp dự phòng khi chưa có dịch bệnh
xảy ra, cần làm tốt việc tập huấn nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi và cho cán bộ thú y cơ sở; và xử lý chất thải và chất độn chuồng cho chăn nuôi
gia cầm.
Xây dựng một chợ bán gia cầm cho xã và kiểm soát giết mổ, buôn bán,
vận chuyển gia cầm ra khỏi khu dân; qui hoạch khu vực chứa phân gà ở
những địa phương nuôi nhiều gà để xử lý nguồn phân rác;
Tuyên truyền cho người dân hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của công
tác phòng trừ dịch bệnh đối với chăn nuôi gia cầm;
Nếu có dịch xẩy ra, cán bộ địa phương, thú y viên lập biên bản, yêu cầu không được bán chạy gia cầm để kiểm tra;
Kiên quyết tiêu hủy những đàn gà mắc bệnh hoặc có biểu hiện bất thường;