Hiệu quả chăn nuô

Một phần của tài liệu 26278 (Trang 96 - 98)

- GO/IC lần 1,26 1,51 0,25

- VA/IC lần 0,26 0,51 0,25

- MI/IC lần 0,26 0,46 0,20

- GO/công lao động 1000đ 249,47 253,39 3,92

- VA/công lao động 1000đ 52,13 85,89 33,76

- MI/công lao động 1000đ 50,47 76,94 26,48

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Số liệu bảng 4.12 cho thấy do chất lượng gà nuôi theo hướng ATSH cao hơn nên giá bán cao hơn làm cho giá trị sản xuất trên 100 kg sản phẩm

gà thịt nuôi theo hướng ATSH cao hơn nuôi thông thường 819 ngàn đồng và do vậy thu nhập hỗn hợp trên 100 kg gà thịt nuôi theo hướng ATSH cao hơn nuôi thông thường là 628 ngàn đồng. Các chỉ tiêu hiệu quả cũng cho thấy chăn nuôi theo hướng ATSH đạt cao hơn nuôi thông thường. Chẳng han, chỉ

tiêu GO/IC của nuôi theo hướng ATSH cao hơn nuôi thông thường là 0,25 lần, thu nhập hỗn hợp tính bình quân cho 1 ngày công lao động ở những hộ chăn nuôi theo hướng ATSH đạt 76,94 nghìn đồng, trong khi đó ở hộ chăn

khẳng định chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học mang lai thu nhập cao cho lao động nông thôn, vì vậy, phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học là một trong những biện pháp góp phần nâng cao thu nhập, xoá đói

giảm nghèo tại địa phương, góp phần giảm thiểu dịch bệnh cho gà, cho con

người, giảm ô nhiễm môi trường trong cụm dân cư.

4.2 Một số thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển mô hình chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học gà theo hướng an toàn sinh học

4.2.1. Thun li

Trong thời gian vừa qua, HưngYên là một tỉnh có tốc độ phát triển

công nghiệp rất cao. Chính nhờ sự phát triển này, mà thu nhập của người dân

trong tỉnh cũng cao hơn nhiều so với trước đây, mức sống của người dân được cải thiện đáng kể. Do đó mà nhu cầu thực phẩm trong đó có nhu cầu về

các sản phẩm chăn nuôi nói chung đặc biệt là các loại thực phẩm sạch và an toàn và thịt gà nói riêng cũng tăng lên rất nhiều. Ngoài trường tiêu thụ sản

phẩm từ chăn nuôi gà thịt ngay tại nội tỉnh cũng rất sôi động, tạo điều kiện

thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học.

Điều đáng lưu ý là Hưng Yên tiếp giáp với Hà Nội và Bắc Ninh, gần

Hải Phòng và Quảng Ninh là những nơi mà người dân có thu nhập khá cao, do đó nhu cầu về thực phẩm an toàn và sạch trong đó có gà là rất cao. Điều

kiện giao thông đi lại với các địa phương trên rất thuận lợi, nên việc chuyên chở và tiêu thụ các sản phẩm gà vào các địa phương này là rất cao.

Hưng Yên là một tỉnh có cơ cấu dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào, người dân cần cù chịu khó. Lực lượng lao động có trình độ văn hoá khá

cao so với các vùng khác, tỉ lệ lao động được đào tạo chuyên môn chiếm tỉ lệ

khá cao do trong tỉnh có nhiều trường trung cấp và đại học chuyên nghiệp,

lại gần Hà Nội là nơi tập trung rất nhiều trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Hơn nữa người dân Hưng Yên có truyền thống và kinh

nghiệm chăn nuôi và nông nghiệp lâu đời. Ở đây, ngành trồng trọt rất phát

triển, cũng tạo thuận lợi về nguồn thức ăn và bãi chăn thả cho việc phát triển

ngành nuôi gà.

Trên địa bàn Hưng Yên và Hải Dương có rất nhiều nhà máy sản xuất

các loại thức ăn gia súc điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát

triển chăn nuôi gà.

Hưng Yên có giống gà Đông Tảo, là loại gà cho thịt thơm ngon, có

khả năng kháng bệnh cao, rất được thị trường ưa chuộng. Việc phát triển loại

giống gà này cần được khuyến khích và nhân rộng.

Tất cả những điều kiện trên tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toan sinh học ở Hưng Yên phát triển.

4.2.2. Khó khăn

Qua phỏng vấn các hộ nông dân và thảo luận nhóm với các hộ chăn

nuôi, cán bộ địa phương chúng tôi rút ra một số khó khăn chủ yếu của các hộ chăn nuôi gà theo hướng ATSH ở Hưng Yên hiện nay như sau:

Một phần của tài liệu 26278 (Trang 96 - 98)