Một số giải pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học

Một phần của tài liệu 26278 (Trang 121 - 125)

h. Thiếu định hướng chiến lược lâu dài về phát triển chăn nuôi gà an toàn sinh học

4.4.2 Một số giải pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học

sinh hc

4.4.2.1 Tăng cường cơ sở vật chất và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ

quản lí chăn nuôi gia cầm ở địa phương

Đầu tư, cải tạo hệ thống cống rãnh trong làng đảm bảo dễ thoát nước ra mương chính của xã và huyện. Vận động các gia đình tự xây dựng rãnh thoát

nước từ nhà ra rãnh chung của làng. Rãnh chung của làng sẽ gồm nhiều nhánh

chạy theo các trục đường của làng và đổ ra mương tiêu nước chính ở trên. Quy hoạch chỗ để phân gà chờ bán ngoài khu vực dân cư, tiện đường ô

tô vào chở phân và thuận lợi cho việc vệ sinh sát trùng định kỳ. Mỗi thôn cần

xây dựng 2-3 khu vực gom phân gà xung quanh có tường bao và thuận tiện

cho việc vận chuyển phân đến hoặc đi khỏi thôn.

Tổ chức mạng lưới dịch vụ cung ứng thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y

tại thôn, đào tạo nhân viên thú y cho thôn và hỗ trợ xây dựng tủ thuốc thú y,

tủ lạnh bảo quản vắc-xin, phích lạnh để chuyên chở vắc-xin.

Thành lập hợp tác xã chăn nuôi ở những nơi có điều kiện để tập hợp

tất cả các hộ chăn nuôi gà vào một tổ chức hỗ trợ nhau cùng phát triển,

phát huy thế mạnh của cộng đồng, kiểm soát những yếu tố cản trở, dần

dần tạo nên thương hiệu cho con giống Đông Tảo và bảo vệ sinh thái để

phát triển bền vững.

Nâng cao năng lực và trách nhiệm của ban chủ nhiệm hợp tác xã, thú y thôn, xã về giám sát và kiểm soát dịch bệnh, giám sát vệ sinh sát trùng, hỗ trợ người chăn nuôi khi có bệnh xảy ra trên đàn gà để tránh lây lan ra diện rộng.

Kiểm soát việc xuất bán gà để ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập vào thôn từ các xe và người ngoài đến địa phương mua gà bằng cách xây dựng chợ tiêu thụ sản phẩm tại xã, phun sát trùng các xe tải, xe máy từ nơi khác đến địa phương mua sản phẩm gia cầm và cấp giấy chứng nhận sản phẩm đảm bảo an

toàn cho người chăn nuôi để họ có thể mang sản phẩm đi tiêu thụ tại các địa phương khác.

4.4.2.2 Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân địa phương

Nâng cao nhận thức về chăn nuôi an toàn sinh học cho cộng đồng (gồm

cả người chăn nuôi và không chăn nuôi gia cầm, cán bộ và nhân dân nói chung) thông qua việc tuyên truyền trong các cuộc họp làng, xã và hệ thống

loa truyền thanh của địa phương.

Nâng cao nhận thức của người ấp trứng về đảm bảo vệ sinh phòng bệnh môi trường ấp, quy trình vệ sinh sát trùng đối với trứng ấp, máy ấp

và máy nở.

Tuyên truyền về các phương pháp quản lý chất thải chăn nuôi gia

cầm và xử lý rác, gia cầm chết đảm bảo không để nguồn bệnh lây lan trong công đồng.

Có sự phối hợp hoạt động của hợp tác xã chăn nuôi gà với chính quyền địa phương để có các quy định về thu gom phân, về nước thải, về vệ sinh sát

trùng cống rãnh, ao, mương, đường làng, chỗ chứa phân định kỳ nhằm mục đích bảo đảm an toàn sinh học.

4.4.2.3 Xây dựng chợ tiêu thụ sản phẩm cách ly khỏi khu dân cư và khu vực chăn nuôi gia cầm

Kiểm soát việc xuất bán gà để ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập vào thôn từ các xe và người ngoài đến địa phương mua gà bằng cách xây dựng chợ tiêu thụ sản phẩm tại xã, phun sát trùng các xe tải, xe máy từ nơi khác đến địa phương mua sản phẩm gia cầm và cấp giấy chứng nhận sản phẩm đảm bảo an toàn cho người chăn nuôi để họ có thể mang sản phẩm đi tiêu thụ tại các địa phương khác.

Xây dựng chợ gia cầm để tiện mua bán trao đổi sản phẩm mà vẫn kiểm soát được dịch bệnh theo mô hình sau:

Hoạt động Đơn vị phụ trách Khi nào làm

- Lập đội kiểm dịch BQL phòng chống CGC Bắt đầu DA

- Kiểm soát giết mổ Thú y, BQL chợ Các phiên hợ

- Khử trùng tiêu độc Thú y, BQL chợ Trước, sau chợ

- Xử lý gia cầm bệnh Thú y, BQL chợ Trước khi vào chợ

Trong chợ

- Qui định khu vực KD BQL chợ Bắt đầu DA

- Tuyên truyền Thú y, ban văn hóa Các phiên chợ

- Hỗ trợ PT bảo hộ cho DA hỗ trợ ban đầu Bắt đầu DA người bán và giết mổ

- Thu gom xử lý rác Đội vệ sinh phòng dịch Sau các phiên chợ

thải và khủ trùng tiêu độc

- Hỗ trợ bao gói cho DA & người buôn bán Các phiên chợ người mua

4.4.2.3 Tăng cường bồi dưỡng và tập huấn về chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học cho cụm dân cư

Những năm qua người chăn nuôi gà đều được tham gia các lớp tập

huấn do cán bộ tiếp thị của các hãng thức ăn như JAPFA COMFEED, CP,

NASCO... và một vài lớp do khuyến nông hoặc hội liên hiệp phụ nữ hoặc hội

nông dân tổ chức. Tuy nhiên số người được tham gia tập huấn không nhiều vì các hãng thường chỉ quan tâm đến những người chăn nuôi qui mô lớn còn lớp

của khuyến nông thì cả xã có 1 lớp nên số người được tham gia rất hạn chế.

Vì vậy cả lãnh đạo địa phương, các ban ngành chuyên môn trong đó có nhân

viên thú y cũng như người dân đều rất mong muốn được tập huấn. Các nội

dung tập huấn được đề nghị là kỹ thuật xây dựng chuồng trại, kỹ thuật chăn nuôi gà đảm bảo an toàn sinh học, cách chọn và sử dụng thức ăn cho gà, các biện pháp phòng và chống dịch bệnh.

* Phương pháp tập huấn: Sử dụng phương pháp tập huấn có sự tham gia của người dân (PRA)

* Nội dung tập huấn

a) Các yêu cầu an toàn sinh học cho chuồng trại

- Quy hoạch nơi xây dựng chuồng trại

- Kích thước chuồng nuôi, mái, tường, trần, nền, thềm, thoát nước trong

chuồng

- Hệ thống chống nóng

- Yêu cầu vệ sinh phòng bệnh đối với chuồng nuôi

b) Các yêu cầu an toàn sinh học cho độn chuồng

c) Các yêu cầu an toàn sinh học cho vườn thả gà

- Quy hoạch vườn thả

- Ngăn cách với nơi ở của người

- Yêu cầu vệ sinh phòng bệnh đối với vườn thả

d) Các yêu cầu an toàn sinh học cho dụng cụ chăn nuôi

- Các loại dụng cụ chăn nuôi

- Yêu cầu vệ sinh phòng bệnh đối với dụng cụ chăn nuôi

e) Chọn giống gà con, gà hậu bị, gà đẻ

f) Các bệnh thường gặp và cách xử lý khi dịch bệnh xảy ra:

- Bệnh Cúm gia cầm - Bệnh Niu-cat-xơn - Bệnh Gumboro - Bệnh Tụ huyết trùng - Bệnh Hen gà (CRD) - Bệnh Bạch lỵ - Bệnh Cầu trùng g) Các biện pháp phòng bệnh

- Chọn con giống an toàn dịch bệnh

- Vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi khi chuẩn bị nuôi gà

- Vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi khi đang nuôi gà

- Vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi sau khi xuất bán hết gà

- Các biện pháp cách ly

- Các chất sát trùng thường dùng

h) Vắc-xin

- Vắc-xin là gì, tại sao cần dùng vắc-xin để phòng bệnh - Cách chọn và bảo quản vắc-xin

- Cách sử dụngvắc-xin

- Lịch dùng vắc-xin

i) Quản lý và xử lý chất thải

- Phân gà

- Nước thải

4.4.2.4 Xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học cho cụm dân cư

Một phần của tài liệu 26278 (Trang 121 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)