Tuyên Quang
Mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học đang được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư quốc gia triển khai tại các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang từ năm 2005. Đến nay, mô hình đã mang lại nhiều lợi
ích và hạn chế được dịch bệnh... Điển hình là mô hình của gia đình anh
Dương Văn Minh ở thôn Đa Thịnh, xã Yên Lư, huyện Yên Dũng (Bắc
Giang). Theo tiêu chuẩn đầu tiên của những hộ nuôi gà theo hướng ATSH là phải đảm bảo những yêu cầu về vệ sinh môi trường, trong đó trại chăn nuôi
phải nằm cách xa khu dân cư, nên trại gà của anh Minh được xây dựng ở giữa cánh đồng. Trang trại của anh hiện đang nuôi 1.000 con gà thương phẩm
giống Cabia 35 ngày tuổi. Tuy mới chuyển đổi sang mô hình này được 3 năm, nhưng trang trại gà nuôi theo hướng ATSH đã mang lại cho gia đình anh thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng. Anh Minh cho biết: Mỗi năm tổng thu
của trang trại là 300 triệu đồng, trong đó riêng lợi nhuận từ gà là gần 100
triệu. Mặc dù giá bán ra thị trường chỉ 40.000-45.000 đồng/kg (thấp hơn giá
cao hơn (vì thời gian nuôi ngắn hơn, chỉ 60-70 ngày là xuất chuồng và lượng
thức ăn tốn ít hơn).
Từ những mô hình thí điểm nuôi gà ATSH thành công, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bắc Giang đang tiếp tục triển khai mô hình này ra nhiều huyện, thị của tỉnh như Lục Nam, Tân Yên, Yên Dũng[17].
Ông Thái Bá Hải - Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Thái Nguyên cho biết, mô hình chăn nuôi gà ATSH đã triển khai ở Thái
Nguyên từ năm 2005 và đến năm 2009 cả 9 huyện, thị trong tỉnh đã được tiếp
cận với mô hình này. Sắp tới, Trung tâm sẽ tiếp tục triển khai nuôi khoảng 6.500 con gà theo hướng ATSH trên địa bàn xã Vinh Sơn (thị xã Sông Công). Gia đình chị Nguyễn Thị Gấm ở xóm Cầu Sắt, xã Tân Quang, thị xã Sông Công (Thái Nguyên) hiện đang “sở hữu” 300 con gà Lương phượng 1
tháng tuổi nuôi theo hướng ATSH. Theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông,
chị đã đầu tư vào làm chuồng và mua gà giống. Chị Gấm nhẩm tính, nếu lứa
gà này xuất thành công, chị thu được hơn 20 triệu đồng, đủ số tiền trả nợ ngân hàng hơn 10 triệu vay làm chuồng trại và mua giống quay vòng. Theo ông Nguyễn Huy Thanh - Phó giám đốc Trạm khuyến nông thị xã Sông Công, mô hình nuôi gà theo hướng ATSH mới được triển khai ở địa phương từ tháng 5
với 12 hộ nuôi hơn 4.000 con gà (trung bình mỗi hộ nuôi từ 350-400 con). Hàng tuần, Trung tâm đều cử cán bộ xuống hướng dẫn bà con khử trùng theo
đúng quy trình ATSH. Theo ông Thanh, tuy mô hình còn đang “thời kì trứng nước”, nhưng với tiêu chuẩn về giống, thức ăn, vệ sinh chuồng trại, phòng chống dịch bệnh... chắc chắn mô hình sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao [8, 11].