Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề thêu ren truyền thống trên địa bàn huyện thường tín, hà nội (Trang 83 - 84)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề thêu truyền thống

4.2.5. Cơ sở hạ tầng

Để phát triền bền vững, các làng nghề thêu ren Thường Tín cần có quy mô sản xuất rộng hơn. Bởi vậy nếu được quy hoạch thành cụm công nghiệp làng nghề và khu du lịch làng nghề thì các làng nghề sẽ có cơ hội được đầu tư nhiều hơn cả về vốn cũng như công nghệ mới, đồng thời khách hàng trong nước và đặc biệt là khách hàng nước ngoài sẽ biết đến các sản phẩm thêu ren trên địa bàn Thường Tín như thêu ren Quất Động (nơi có ông tổ của nghề thêu) từ đó mà mở rộng thị trường rộng khắp thế giới.

Để phát triển làng nghề theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, huyện Thường Tín đã quy hoạch chi tiết 2 khu công nghiệp: Phụng Hiệp, Bắc Thường Tín và một cụm công nghiệp (Hà Hồi - Quất Động); hoàn thành xây dựng hạ tầng

Nghề thêu ren còn mang tính đơn lẻ, nhiều cơ sở làm nghề thêu ở các vùng khác vẫn lấy thương hiệu là sản phẩm thêu Quất Động nhưng chất lượng không đảm bảo khiến người dân làng nghề lo lắng lắm”.

và giao đất tại 6 cụm công nghiệp làng nghề tại: Liên Phương, Quất Động, Hà Bình Phương, Duyên Thái, Quất Động mở rộng, Ga Lưu Xá; 4 điểm công nghiệp ở 4 xã: Vạn Điểm, Duyên Thái, Ninh Sở, Tiền Phong.

Hiện nay ở Thường Tín một số tuyến đường giao thông, đường trong làng nghề nhỏ, hẹp chưa đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Tại một số làng nghề đường giao thông xuống cấp, có chỗ đang thi công nhưng tiến độ chậm, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Nguồn điện chưa đáp ứng nhu cầu ảnh hưởng đến sản xuất, tiến độ giao hàng. Công trình cấp thoát nước chưa có hoặc có hệ thống cấp thoát nước nhưng đã xuống cấp. Do đó cần Thường Tín phải có quy hoạch, xây dựng hệ thống đường giao thông đảm bảo thuận tiện nối làng nghề với đường quốc lộ, cần xây dựng biển quảng cáo, biển hướng dẫn lối vào làng nghề ở các quốc lộ chính để khách du lịch biết và có cơ hội đến với làng nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề thêu ren truyền thống trên địa bàn huyện thường tín, hà nội (Trang 83 - 84)