Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề thêu ren truyền thống trên địa bàn huyện thường tín, hà nội (Trang 69 - 73)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn huyện Thường

4.1.4. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Hoạt động tiêu thụ sản phẩm

Tiêu thụ là khâu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh là giai đoạn chuyển hóa từ hàng sang tiền. Thông qua quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa người sản xuất thu hồi được vốn, kết thúc một vòng luân chuyển của tiền và từ đó có điều kiện để đầu tư cho tái sản xuất.

Bảng 4.11. Tình hình tiêu thụ sản phẩm ở làng nghề thêu ren Huyện Thường Tín năm 2013 -2015

Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 TĐPT (%)

1. Tổng số sản phẩm - Hàng thêu (nghìn SP) 10.580 11.286 11.958 106,31 - Hàng ren (nghìn m) 2.974 3.054 3.128 102,56 2. Số lượng tiêu thụ - Hàng thêu (nghìn SP) 8.995 9.568 10.055 105,73 - Hàng ren (nghìn m) 2.683 2.722 2.760 101,42 3. Số lượng hàng tồn - Hàng thêu (nghìn SP) 1.585 1.718 1.903 109,57 - Hàng ren (nghìn m) 291 332 368 112,45

Nguồn: Phòng kinh tế huyện Thường Tín (2015) Bảng 4.11 cho thấy số lượng các sản phẩm hàng thêu và hàng ren tăng về số lượng qua các năm và số sản phẩm bộ hàng thêu tiêu thụ được trung bình năm đạt trên 80%. Nếu như năm 2013 số lượng hàng thêu sản xuất ra là 10.580 nghìn SP, số lượng tiêu thụ được là 8.995 nghìn SP (chiếm tỷ lệ 85,02% trong tổng số các sản phẩm được sản xuất ra), thì đến năm 2015 tăng lên 11.958 nghìn SP, số lượng tiêu thụ được là 10.382 nghìn SP (chiếm tỷ lệ 86,82% trong tổng số sản phẩm sản xuất ra). Bên cạnh đó, số lượng hàng ren cũng tăng năm 2013 là 2.974 nghìn m vào năm 2015 là 3128 nghìn m, trong đó số lượng m2 tiêu thụ được ngày càng có xu hướng tăng lên. Với số lượng sản phẩm ngày một tăng theo các năm như hiện nay và được tiêu thụ khắp các thị trường, đã đáp ứng tối đa nhu cầu cần thiết hàng ngày của thị trường và người tiêu dùng.

Các sản phẩm hàng ren tồn đọng ít hơn các sản phẩm hàng thêu,sản phẩm tồn đọng chủ yếu nằm ở các doanh nghiệp, HTX và các hộ sản xuất lớn, còn các hộ sản xuất nhỏ đều làm theo đơn đặt hàng nên số lượng làm ra gần như tiêu thụ hoàn toàn, các sản phẩm tồn đọng này được các hộ gia đình, cơ sở và doanh nghiệp bảo quản lại và tiêu thụ ưu tiên trước, gối đầu vào năm sau. Những sản phẩm nào không tiêu thụ được hoặc lỗi mốt thì được bán hạ giá để thu tiền vốn. Do vậy, số lượng sản phẩm tồn đọng chủ yếu là các sản phẩm của năm hiện tại.

Sở dĩ số lượng các sản phẩm làng nghề tồn đọng qua 3 năm có xu hướng tăng là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nhưng, nhìn chung do nguyên nhân chủ quan từ phía các làng nghề, các làng nghề chưa xây dựng được chiến lược về thị trường nhất là thị trường nước ngoài, chưa xây dựng được thương hiệu, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng chưa cao, tính cạnh tranh thấp. Khả năng, trình độ quản lý của chủ cơ sở còn hạn chế. Tay nghề của người thợ thủ công và nghệ nhân hoàn toàn có thể làm ra những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã hợp thị hiếu nhưng người thợ chưa có sự tiếp cận và thiếu thông tin về thị trường, nhất là thị trường nước ngoài.

Các kênh tiêu thụ

Thị trường tiêu thụ hàng thêu ren trên địa bàn xã huyện Thường Tín gồm trong tỉnh, trong nước và nước ngoài. Trong đó, sản phẩm của hộ chiếm 70% tiêu thụ trong nước dưới hình thức bán trực tiếp cho người tiêu dùng, bán buôn thông qua các cửa hàng, đại lý. Mặt hàng nhóm thị trường tiêu thụ trong tỉnh là chủ yếu. Bên cạnh đó, các Hợp tác xã và Công ty TNHH sản phẩm tiêu thụ chủ yếu thông qua trung gian tham gia xuất khẩu, còn thị trường tiêu thụ cho người tiêu dùng chủ yếu thông qua các cửa hàng, đại lý chiếm từ 25-30%. Nhìn chung thị trường xuất khẩu của làng nghề thêu ren chủ yếu xuất sang các thị trường như Italia, Nhật Bản, Mỹ,... Tỷ lệ xuất khẩu mới chiếm có khoảng 30%, chủ yếu ở mặt hàng nhóm 2 là tranh thêu, một số lượng ít ở mặt hàng áo Kimono, trang phục biể diễn, áo dái...Sản phẩm xuất khẩu qua công ty địa phương được tập kết nhanh và kiểm tra qua nhiều cầu trước khi đóng gói. Hàng thêu ren được xuất khẩu ra nước ngoài theo 2 phương thức sau: Xuất khẩu tại chỗ: (khi khách du lịch đến từ nước ngoài vào Việt Nam và mua hàng tại Việt Nam) và xuất khẩu ra nước ngoài: (là hình thức các doanh nghiệp bán hàng cho các đối tác nước ngoài bằng cách mang hàng sang tận nơi bằng các phương tiện vận tải khác nhau và phải chịu ràng buộc của một số thủ tục xuất khẩu nhất định). Các kênh tiêu thụ

sản phẩm thêu ren được thể hiện qua sơ đồ 4.1 như sau:

Sơ đồ 4.1. Các kênh tiêu thụ sản phẩm thêu ren

Tình hình cạnh tranh và giá bán

Cạnh tranh: Trong cơ chế thị trường, bất kỳ một loại sản phẩm hàng hóa nào khi đem ra thị trường tiêu thụ cũng đều chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ cạnh tranh trong nước và xuất khẩu. Đối với sản phẩm thêu ren của các làng nghề thêu huyện Thường Tín, không những các hộ trong làng nghề cạnh tranh với nhau mà còn chịu sự tác động mạnh mẽ từ những sản phẩm của làng nghề khác.

Mặc dù có những nỗ lực lớn để tìm kiếm, khai thác thị trường phục vụ sản xuất kinh doanh nhưng thị trường tiêu thụ sản phẩm vẫn là một khó khăn lớn nhất đối với các hộ làm nghề thêu ren. Các hộ trong mẫu điều tra cho biết có nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm và giữ vững thị trường.

Đánh giá của người tiêu dùng sản phẩm của làng nghề thêu ở Thường Tín rất đa dạng và phong phú như câu đối, nghi mon, lọng, cờ, trướng, trang phục, khăn trải bàn, ga , khăn, tranh thêu phong cảnh, tranh chân dung. Tuy nhiên các sản phẩm này đang gặp sức cạnh tranh rất lớn đối với các mặt hàng trang của Trung Quốc về mẫu mã, chất lượng, giá cả và thị trường, trong đó cạnh tranh đặc biệt nhất là về giá cả. Các mặt hàng thêu của Trung Quốc mẫu mã đa dạng và phong phú được bán với mức giá rẻ hơn rất nhiều so với các mặt hàng thêu ren của các làng nghề huyện Thường Tín.

Giá bán: Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào khi sản xuất sản phẩm hàng hóa để tiêu thụ được trên thị trường, cũng đều phải quan tâm đến giá thành của sản phẩm sản xuất ra. Giá thành có tác động rất lớn đến sự hình thành giá cả của sản phẩm đem bán ra thị trường, do đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức cạnh tranh của sản phẩm đó với các đối thủ.

Hợp tác xã

Công Ty Hộ sản xuất

Cửahàng,đại lý

Trung gian Xuất khẩu

Bảng 4.12. Biến động giá sản phẩm thêu từ 2013-2015

ĐVT: 1.000 đồng/SP

Sản phẩm ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 TĐPTBQ(%)

1. Nhóm I

- Câu đối Bộ 220.000 245.000 258.000 108,29

- Liễn trướng Chiếc 215.000 230.000 253.000 108,48

- Hoành phi Chiếc 230.000 255.000 265.000 107,34

2. Nhóm II - Tranh thêu cỡ nhỏ (15cmX30 cm) Chiếc 110.000 125.000 135.000 110,78 - Tranh thêu cỡ TB (25cmx70 cm) Chiếc - - - - + Hàng Chất lượng TB Chiếc 825.000 945.000 1.025.000 111,46 + Hàng chất lượng cao Chiếc 3.456.000 3.986.000 4.012.000 107,74 - Tranh thêu cỡ to

(>1mX70cm) Chiếc - - - -

+ Hàng Chất lượng TB Chiếc 2.100.000 2.350.000 2.540.000 109,98 + Hàng chất lượng cao Chiếc 7.125.000 8.264.500 9.652.000 116,39

3. Nhóm III

- Ga trải giường Bộ 450.000 510.000 550.000 110,50

- Khăn trải bàn Chiếc 185.000 205.000 235.000 112,71

- Lót ly, tách, ví Bộ 22.000 24.500 26.500 109,70

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015) Nhìn vào bảng ta nhận thấy giá sản phẩm thêu ren bán ra qua các năm có sự tăng nhẹ. Tốc độ tăng bình quân giữa các sản phẩm khoảng 10%. Nguyên nhân cũng thật dễ hiểu, giá cả trên thị trường ngày một leo thang, một số nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất ít đi và phải đến tận nơi khác để tìm kiếm, điều đó ảnh hưởng đến giá bình quân làm ra sản phẩm. Hộ muốn có thu nhập để

bù vào các khoản chi phí trung gian thì cần phải tính toán tất cả hợp lý để có doanh thu max, từ đó mới có được lợi nhuận tối đa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề thêu ren truyền thống trên địa bàn huyện thường tín, hà nội (Trang 69 - 73)