Số lượng và cơ cấu làng nghề thêu huyện Thường Tín năm 2013-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề thêu ren truyền thống trên địa bàn huyện thường tín, hà nội (Trang 54 - 55)

năm 2013-2015

ĐVT : làng nghề

Diễn giải

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 TĐPT

BQ (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) - Xã Quất Động 3 13,64 3 13,04 3 12,00 100,00 - Xã Dũng Tiến 4 18,18 4 17,39 5 20,00 111,80 - Xã Thắng Lợi 4 18,18 5 21,74 5 20,00 111,80 - Xã Nguyễn Trãi 3 13,64 3 13,04 4 16,00 115,47 - Các xã khác 8 36,36 8 34,78 8 32,00 100,00 Tổng 22 100 23 100 25 100

Đã có sự phát triển về số lượng làng nghề và phát triển tập trung vào các xã có truyền thống về làng nghề thêu ren (phát triển theo cụm làng nghề). Điều này sẽ tạo điều kiện cho các làng nghề trong mọi khâu sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau thuận lợi để mang lại hiệu quả cao hơn trong quá trình phát triển làng nghề thêu ren truyền thống.

4.1.2.2.Phát triển về hình thức tổ chức sản xuất của các làng nghề

Huyện Thường Tín được coi là đất tổ của nghề thêu ren do đó hình thức tổ chức sản xuất của các làng nghề thêu ren trên địa bàn cũng có nhiều thay đổi. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, các làng nghề tồn tại dưới hình thức các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, lúc đó sản xuất nông nghiệp là chính còn nghề thủ công có phát triển nhưng chỉ coi đó là nghề phụ, bổ trợ cho nông nghiệp. Khi chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng và Nhà nước có chủ trương, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, các làng nghề được phát triển, tổ chức sản xuất theo hình thức cá thể hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia hoạt động theo pháp luật, tạo ra sản phẩm phục vụ thị trường trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề thêu ren truyền thống trên địa bàn huyện thường tín, hà nội (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)