4.4.2.1.Khuôn khổ pháp luật, chính sách của nhà nước và địa phương
Cơ sở đề xuất giải pháp: Theo nội dung nghiên cứu các vấn đề quy hoạch, kế hoạch phát triển làng nghề thêu ren trên địa bàn huyện Thường Tín thấy rằng huyện Thường Tín đã thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước và đạt được một số kết quả nhất định như Xây dựng các kế hoạch phát triển làng nghề ngắn hạn 5 năm, hỗ trợ kinh phí để quy hoach các điểm công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề, tổ chức các hội chợ, hội thi sáng tạo mẫu mã nghề thêu, các lớp tập huấn học nghề và truyền nghề thêu...Tuy nhiên trong giai đoạn hội nhập này vẫn cần sự chỉ đạo sát sao hơn của Đảng và nhà nước để phát triển làng nghề nói riêng và đất nước nói chung.
Đề xuất giải pháp
Một là, chính sách tạo vốn và khuyến khích đầu tư: Nhà nước tạo điều kiện trong việc huy động vốn an toàn và có hiệu quả cho sản xuất kinh doanh ở các làng nghề truyền thống.
Đa dạng hoá các hình thức cho vay vốn, lãi suất ưu đãi, thay đổi định mức cho vay và thời gian cho vay. Tăng cường kiểm soát các nguồn vốn vay để hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả.
Tiếp tục đổi mới hệ thống tài chính, tín dụng ngân hàng. Mở rộng hình thức cho vay tín chấp, cho vay có bảo lãnh đối với hộ dân quá nghèo, có chính sách hỗ trợ vốn để họ có điều kiện sản xuất kinh doanh. Cải tiến các thủ tục cho vay thật đơn giản, mặt khác vẫn phải bảo đảm an toàn vốn vay.
Khuyến khích các doanh nghiệp trong làng nghề truyền thống, nhất là ngành nghề thu hút nhiều lao động và giải quyết việc làm tại chỗ như thêu ren đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Các làng nghề truyền thống cần kịp thời nắm bắt những thông tin về thị trường, tiếp xúc với đối tác nước ngoài để tìm cơ hội trong liên doanh, liên kết.
Hai là, chính sách thuế: Nhà nước cần bổ sung, hoàn chỉnh một số vấn đề về chính sách thuế theo hướng sau:
+ Thực hiện chính sách miễm thuế đối với các doanh nghiệp mới thành lập, hộ gia đình sản xuất kinh doanh lần đầu và những sản phẩm mới đưa vào sản xuất.
+ Trước mắt cần ưu tiên miễn giảm thuế đối với những làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu nhưng không vi phạm điều luật của WTO, sử dụng nguyên liệu và lao động tại chỗ hoặc các cơ sở sản xuất có vệ tinh ở nông thôn.
Ba là, tăng cường công tác quản lý của Nhà nước đối với các làng nghề truyền thống.
Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật và tạo môi trường kinh doanh cho các làng nghề. Từ đó tạo ra mọi điều kiện thuận lợi cho môi trường sản xuất kinh doanh ở các làng nghề, đặc biệt chú ý đến chính sách trợ giúp cho làng nghề có sản phẩm mang đậm nét văn hoá, nhưng đang gặp khó khăn về tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.
Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án, khẩn trương hình thành, phát triển các tổ chức tư vấn nhằm hỗ trợ, giúp đỡ làng nghề trong quá trình sản xuất kinh doanh. Sự giúp đỡ của các tổ chức tư vấn nên tập trung vào những lĩnh vực xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, đào tạo và du lịch,...
Tăng cường công tác quản lý đối với làng nghề trong cơ chế thị trường, cần chỉ đạo các cấp, nhất là cấp lãnh đạo địa phương theo dõi và nắm chắc những chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, nhằm giúp cho cơ quan cấp trên có được số liệu chính xác, đưa ra quyết định đúng đắn mang tính khả thi cao.
Mở các lớp đào tạo học nghề và truyền nghề tại địa phương, các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng tay nghề, các lớp tập huấn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, các lớp về thương hiệu bản quyền sản phẩm để các hộ sản xuất có cơ hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, giúp đỡ nhau cùng phát triển.
Tạo điều kiện và khuyến khích hoạt động của các hội nghề nghiệp. Thông qua các tổ chức này mà các cơ sở sản xuất, cá nhân người thợ được cung cấp những thông tin về kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, cũng như giá cả thị trường, đồng thời góp phần giải quyết vấn đề lao động và việc làm cho nhiều người.
4.4.2.2.Đa dạng hóa sản phẩm
Cơ sở đề xuất giải pháp: Trong nội dung nghiên cứu về thị trường cạnh tranh ta thấy các sản phẩm thêu tren trên địa bàn Thường Tín khá phong phú. Tuy nhiên trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay vô cùng cạnh tranh,
giá cả mẫu mã sản phẩm trên thị trường vô cùng phong phú và đa dạng, đặc biệt là các sản phẩm của thị trường Trung Quốc, mẫu mã phong phú mà giá thì siêu hấp dẫn. Đòi hỏi các làng nghề thêu ren tại Thường Tín nói riêng và các làng nghề truyền thống nói chung phải không ngừng đổi mới, cập nhập mẫu mã, kiểu dáng để có thể cạnh tranh với các sản phẩm của thị trường khác.
Đề xuất giải pháp
Về mẫu mã: Chủ động đa dạng hóa và luôn đổi mới mẫu mã sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu cho mọi đối tượng tiêu dùng tùy thị hiếu của người tiêu dùng ở từng khu vực thị trường, nhất là người tiêu dùng nước ngoài.
Thường xuyên cập nhật cải thiện mẫu mã sản phẩm sao cho sản phẩm luôn mới, hấp dẫn, tạo ấn tượng trong mắt người tiêu dùng.
Về chất lượng: Các làng nghề cần nâng cao chất lượng theo hướng tăng độ bền, tuổi thọ, độ tinh xảo bằng cách không ngừng nâng cao trình độ tay nghề của người lao động kết hợp với việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào một số công đoạn của quá trình sản xuất.
4.4.2.3.Đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh
Cơ sở đề xuất giải pháp: Trong quá trình nghiên cứu về các hình thức tổ chức sản xuất cho thấy trong giai đoạn 2013 – 2015 đã có sự thay đổi về cơ cấu các loại hình sản xuất kinh doanh của hộ nhưng sự thay đổi đó chưa đáng kể, loại hình sản xuất hộ gia đình vẫn chiếm số lượng đa số, mà loại hình này thực tế làm ăn manh mún không đáp ứng được những đơn hàng lớn của khách, tỷ lệ áp dụng khoa học công nghệ thấp, hiệu quả sản xuất thấp so với các loại hình khác. Do đó cần phải đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất để phát huy hết tiềm năng của làng nghề.
Đề xuất giải pháp
Thứ nhất, đối với hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh hộ gia đình. Cần thực hiện phân loại các hộ theo quy mô sản xuất để nắm được năng lực về vốn, công nghệ, lao động, quản lý... Trên cơ sở đó có cơ chế tác động và hỗ trợ phù hợp. Đẩy mạnh các hình thức liên kết, hợp tác giữa các hộ và các tổ chức kinh doanh khác nhằm giúp đỡ nhau về vốn, công nghệ, đào tạo nghề, kinh nghiệm sản xuất và đặc biệt là tiêu thụ sản phẩm.
Thứ hai, đối với hình thức tổ hợp tác: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về sự cần thiết phải tham gia tổ hợp tác, để các hộ gia đình thấy được ưu thế của kinh tế tổ hợp tác trong nền kinh tế thị trường, từ đó các hộ tự nguyện liên kết với nhau hình thành nên các tổ hợp tác xã. Lựa chọn các khâu, các công đoạn thiết yếu của quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi có sự hợp tác thì mới có hiệu quả để định hướng cho các hộ thực hiện sự hợp tác.
Thứ ba, đối với hình thức hợp tác xã: Cần khuyến khích phát triển loại hình hợp tác xã chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm thêu ren. Một mặt phải thúc đẩy hình thành hợp tác xã kiểu mới trên cơ sở dân chủ, tự nguyện, cùng có lợi, mặt khác có biện pháp chuyển đổi phương thức hoạt động của hợp tác xã đang tồn tại phù hợp với cơ chế thị trường. Hợp tác xã chủ yếu đảm nhận khâu dịch vụ đầu vào, đầu ra, còn khâu sản xuất nên giao cho hộ xã viên thực hiện, làm việc tại nhà với tư cách là đơn vị kinh tế tự chủ. Các hợp tác xã trong làng nghề đi vào hoạt động phải theo đúng Luật Hợp tác xã.
Thứ tư, đối với các loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các làng nghề cần quan tâm tạo điều kiện, hướng dẫn các hình thức tổ chức này phát triển. Tránh phân biệt đối xử, tạo môi trường và cơ chế bình đẳng để khuyến khích các chủ doanh nghiệp yên tâm bỏ vốn mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ. Cần thường xuyên trang bị kiến thức và nâng cao kỹ năng quản trị cho cán bộ quản lý doanh nghiệp về công tác tài chính, quản lý doanh nghiệp, marketing... Chủ động nâng cao năng lực điều hành, khả năng cạnh tranh, trực tiếp xuất khẩu hàng hóa với thị trường nước ngoài để phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế.
4.4.2.4.Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn
Cơ sở đề xuất giải pháp: Theo nội dung nghiên cứu phần huy động vốn trong các hộ điều tra tại Thường Tín cho thấy vốn đầu tư ở các hộ sản xuất kinh doanh chủ yếu là nguồn vốn tự có, nguồn vốn vay chủ yếu là nguồn vay ngắn hạn, đặc biệt là đối với hộ sản xuất thì tỷ lệ vốn vay cực nhỏ, có những hộ chỉ sử dụng vốn tự có, đi vay người thân không lãi suất. Hiện nay vấn đề thủ tục hành chính trong vay vốn đã giảm tải rất nhiều nhưng vẫn đề lãi suất thì vẫn là mối lo ngại đối với các hộ sản xuất thêu ren trên địa bàn huyện Thường Tín.
Đề xuất giải pháp
- Các cơ sở sản xuất phải tìm biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm để thu được lợi nhuận cao nhất, tạo điều kiện tích lũy nguồn vốn mở rộng sản xuất. Đồng thời giảm vốn dự trữ, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng tốc độ chu chuyển vốn.
- Chính quyền ở huyện, xã và thôn có làng nghề cần tạo cơ chế khuyến khích để phát triển mạnh “Quỹ tín dụng nông thôn”. Đồng thời chính quyền cần có biện pháp mạnh đối với những người cho vay nặng lãi, lợi dụng các hộ sản xuất thiếu vốn, đẩy lãi suất cho vay lên quá cao, dẫn tới nhiều hộ bị vỡ nợ, không còn khả năng sản xuất.
- Các tổ chức chính trị - xã hội, như Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên... cần mạnh dạn đứng ra vay tín chấp và hưởng tỷ lệ hoa hồng hợp lý để giúp các chủ cơ sở sản xuất có được vốn vay ngân hàng với lãi suất thấp.
- Đẩy mạnh hình thức liên kết kinh tế, đặc biệt là liên kết với doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế, làm gia công cho các doanh nghiệp này hoặc ứng tiền trước để sản xuất rồi giao sản phẩm sau, nhằm giảm bớt những khó khăn về vốn, mặt khác khai thác lợi thế lẫn nhau giữa các hộ tham gia liên kết.
- Để tạo cơ sở tin cậy trong việc huy động vốn, các chủ cơ sở phải nâng cao kiến thức về quản lý sản xuất kinh doanh, nắm chắc các thông tin về thị trường, công nghệ, kỹ thuật và các nhu cầu, xu hướng phát triển ngành nghề trong vùng, trong nước và thế giới để kinh doanh có hiệu quả. Đồng thời xây dựng các phương án kinh doanh có cơ sở khoa học, mang tính khả thi, nhằm tạo lòng tin đối với ngân hàng và các tổ chức khác để họ chấp nhận cho vay.
4.4.2.5.Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
Cơ sở đề xuất giải pháp: Trong nội dung nghiên cứu về thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề thêu ren cho thấy số lượng thị trường mà làng nghề tiêu thụ hiện nay còn quá nhỏ, các kênh tiêu thụ tương đối nhiều nhưng kênh tiêu thụ tiềm năng là xuất khẩu thì mới chiếm thị phần nhỏ gần 30% chủ yếu là các sản phẩm của nhóm 2 là tranh thêu và một phần ở mặt hàng áo Kimono, trang phục biểu diễn, áo dài.
Đề xuất giải pháp
Một là, việc quyết định đưa hàng hóa nào tham gia vào thị trường phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường là chính. Các cơ sở sản xuất phải cung cấp những cái mà thị trường cần chứ không phải mang ra thị trường những cái mà mình có. Việc mở rộng quy mô sản xuất phải gắn liền với việc đảm bảo tiêu thụ, tránh sản xuất ồ ạt trong khi thị trường tiêu thụ khó khăn, dẫn dến ứ đọng sản phẩm.
Hai là, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường trong nước và thị trường nước ngoài thông qua những hình thức quảng cáo, tham gia triển lãm, hội chợ trong nước và quốc tế. Cần trích một tỷ lệ nhất định trong lợi nhuận kinh doanh hàng năm để thực hiện công việc này. Cung cấp thông tin về thị trường cần hiểu rõ: số lượng, chất lượng, giá cả hàng hóa; khách hàng và khả năng mua bán của khách hàng; phương thức mua bán và thị hiếu của người tiêu dùng. Coi trọng các dự báo về thị trường, nhất là những dự báo dài hạn và trung hạn đối với các loại sản phẩm.
Ba là, tích cực đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao kiến thức và kỹ năng hoạt động thị trường, từ đó nâng cao khả năng tiếp cận thị trường cho người sản xuất, thay thế kinh nghiệm mang tính bản năng của người sản xuất hàng hóa nhỏ bằng kiến thức kinh doanh hiện đại, kiến thức kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
4.4.2.6.Xây dựng thương hiệu sản phẩm
Cơ sở đề xuất giải pháp: Trong phần các yếu tố ảnh hưởng vấn đề xây dựng thương hiệu là vấn đề ít được làng nghề ở Việt Nam quan tâm. Nhiều làng nghề có tên tuổi như Quất Động, Đình Tổ, Đào Xá... có từ rất lâu đời, có sự tín nhiệm của người tiêu dùng nhưng vấn đề xây dựng nhãn hiệu thương hiệu bản quyền về thủ tục pháp lý vẫn còn nhiều bất cập. Nhiều người dân có ý kiến như anh L ở Hộp 4.2 cho rằng nghề thêu còn mang tính đơn lẻ, nhiều cơ sở làm nghè thêu ở vùng khác vẫn lấy thương hiệu sản phẩm thêu Quất Động để bán sản phẩm trên thị trường. Bởi vậy các sản phẩm thêu ren cần sớm được bảo vệ bản quyền thì mới có chỗ đứng trên thị trường và làng nghề mới phát triển bền vững được.
Đề xuất giải pháp
Để làng nghề và sản phẩm của nó có chỗ đứng trên thị trường quốc tế phải khẩn trương xây dựng thương hiệu với các bước sau:
Bước thứ nhất là xác định sứ mệnh của thương hiệu làng nghề bằng cách phân tích 4 nội dung chủ yếu gồm: Xác định đối tượng khách hàng của làng
nghề, tìm hiểu những mong đợi của khách hàng về làng nghề, xác định lợi thế của làng nghề như đặc tính sản phẩm, sự độc đáo, giá trị văn hóa kết tinh, làm cho làng nghề có sự khác biệt, đặc trưng riêng mà nơi khác không có.
Bước thứ hai là xây dựng các yếu tố nhận dạng thương hiệu nhằm đảm bảo sự nhận biết của khách hàng và sự liên hệ trong tâm trí khách hàng về thương hiệu gồm các nội dung như: Thiết kế logo, biểu tượng có ý nghĩa, đơn giản, dễ nhớ, độc đáo. Thiết kế câu khẩu hiệu (slogan) thể hiện được đặc trưng, ý nghĩa riêng của từng sản phẩm của mỗi làng nghề. Làm tài liệu truyền thông giới thiệu về làng nghề, nội dung tài liệu phải ngắn gọn nhưng súc tích và giàu hình ảnh, tạo cho người đọc hay người xem sự yêu thích và mong muốn tìm hiểu về làng nghề,
Bước thứ ba là quản lý thương hiệu, bao gồm các công việc: Xác định Tổ chức quản lý thương hiệu, Lựa chọn hình thức bảo hộ pháp lý đối với thương