Kết quả và hiệu quả về mặt kinh tế
Kết quả sản xuất kinh doanh là thước đo đánh giá sự phát triển và quyết định sự tồn tại và phát triển của làng nghề nó góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Có thể nói rằng hoạt động trong các hộ làng nghề rất phong phú và đa dạng nên khó có thể đánh giá một cách toàn diện sâu sắc do vậy trên cơ sở điều tra trực tiếp chúng tôi tổ hợp kết quả sản xuất kinh doanh bình quân của một hộ trong làng nghề. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh bình quân của các loại hình sản xuất thêu ren được thể hiện qua bảng 4.13 như sau:
Bảng 4.13. Kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế của các hộ thêu ren tại Thường Tín
Chỉ tiêu ĐVT Sản xuất thêu ren
Hộ SX HTX DN
I. Kết quả sản xuất
- Tổng giá trị sản xuất (GO) Trđ 20.102 5.333 26.237
- Chi phí trung gian (IC) Trđ 19.232 4.762 23.219
- Giá trị gia tăng (VA) Trđ 8.812 2.412 13.564
- Thu nhập hỗn hợp (MI) Trđ 9.012 2.543 11.210
II. Hiệu quả kinh tế
- GO/IC lần 1,05 1,12 1,13 - VA/IC lần 0,46 0,51 0,58 - MI/IC lần 0,47 0,53 0,48 - GO/lđ Tr.đ 70,04 70,18 89,85 - VA/lđ Tr.đ 30,70 31,74 46,45 - MI/lđ Tr.đ 31,40 33,46 38,39
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)
Kết quả sản xuất về mặt giá trị là chỉ tiêu phản ánh sự phát triển và quy mô hoạt động sản xuất của các hộ, chỉ tiêu này nó quyết định sự tồn tại và phát triển của các hộ sản xuất nghề. Qua số liệu bảng 4.13 cho thấy giá trị sản xuất thêu ren tạo ra tương đối khác nhau giữa các loại hình sản xuất. Kết quả tổng hợp các mẫu điều tra năm 2015 cho thấy: tổng giá trị sản xuất bình quân nghề thêu ren của hộ gia đình đạt 20.102 triệu đồng, của doanh nghiệp đạt 26.237 triệu
đồng và của Hợp tác xã đạt 5.333 triệu đồng. Theo đó, thu nhập hỗn hợp cũng có sự khác nhau, hộ gia đình đạt 9.012 triệu đồng, Doanh nghiệp đạt 11.210 triệu đồng và Hợp tác xã đạt 2.534 triệu đồng.
Xét về chi phí trung gian IC, chi phí sản xuất phản ánh hao phí vào lao động sống và lao động vật hóa để tạo nên sản phẩm sản xuất, chi phí thấp giúp cho hộ sản xuất có điều kiện có thu nhập cao hơn. Chi phí sản xuất là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của quá trình sản xuất, phản ánh quy trình tốt hay xấu, hiện đại hay thủ công, hiệu quả hay không hiệu quả, mức tiêu tốn nguyên liệu ít hay nhiều. Thu nhập hỗn hợp là chỉ tiêu phản ánh giá trị sản xuất của các ngành thu được sau khi đã trừ đi các chi phí bỏ ra, nó cũng là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất của các hộ. Nhìn vào bảng trên ta thấy mỗi một loại hình tổ chức sản xuất có một chi phí trung gian và mức thu nhập hỗn hợp khác nhau, tất cả các loại hình tổ chức sản xuất truyền thống đều không rơi vào thua lỗ mà đều có lãi.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh hiệu quả của việc sử dụng vốn của các hình thức tổ chức làng nghề thêu ren. Bảng 4.13 cho thấy, ở loại hình Doanh nghiệp, 1 đồng chi phí bỏ ra tạo ra 1,13 đồng GO, 0,58 đồng VA và 0,48 đồng thu nhập hỗn hợp. Bên cạnh đó, ở loại hình Hợp tác xã, 1 đồng chi phí bỏ ra tạo ra 1,12 đồng GO, 0,51 đồng VA và 0,53 đồng thu nhập hỗn hợp. Đối với Hộ gia đình thì việc sử dụng vốn kém hiệu quả hơn, 1 đồng chi phí bỏ ra tạo ra 1,05 đồng GO, 0,46 đồng VA và 0,47 đồng thu nhập hỗn hợp. Thu nhập hỗn hợp ở loại hình doanh nghiệp là 38,39 triệu đồng/ năm bình quần thu nhập hàng tháng của của người lao động khoảng 3,2 triệu trong khi thu nhập của lao động tại loại hình Hợp tác xã là 33,46 triệu đồng/ năm khoảng 2,79 triệu đồng/ tháng. Thu nhập của lao động tại các hộ là thấp nhất khoảng 31,4 triệu/ năm tương đương 2,6 triệu đồng/ tháng.
Như vậy từ phân tích trên có thể kết luận rằng loại hình tổ chức sản xuất doanh nghiệp là loại hình nâng cao được năng suất lao động và hiệu quả mang lại là lớn nhất, sau đó đến loại hình HTX, và kém hiệu quả nhất là loại hình tổ chức sản xuất hộ gia đình. Tuy vậy, hiện nay loại hình sản xuất hộ gia đình vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu sản xuất của làng nghề, mà loại hình này hiệu quả lại thấp nhất. Do đó cần có biện pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu loại hình tổ chức sản xuất tại làng nghề thêu truyền thống huyện Thường Tín.
Kết quả về xã hội
Phát triển làng nghề thêu ren trên địa bàn huyện Thường Tín không những góp phần làm tăng giá trị sản xuất TTCN mà còn giải quyết được đói nghèo làm ổn định xã hội. Hiệu quả thu nhập về mặt xã hội được thể hiện qua thu nhập bình quân đầu người tăng và tỷ lệ đói nghèo giảm qua các năm (Bảng 4.14).
Bảng 4.14. Đánh giá của người dân về vai trò của Làng nghề trong đời sống
ĐVT: %
Nội dung đánh giá Quất
Động Dũng Tiến Thắng Lợi Nguyễn Trãi
1.Tăng thu nhập của hộ 89,23 92,80 90,32 89,44
2.Tạo việc làm cho người cao tuổi 82,05 81,06 72,90 83,33
3.Số hộ nghèo trong thôn giảm 90,26 96,00 92,26 91,67
4.Số lượng các vụ tệ nạn xã hội giảm 82,05 89,60 72,90 88,89 5.Xây dựng thương hiệu cho làng nghề 62,56 65,60 69,03 72,78
6.Thu hút khách tham quan, du lịch 61,03 63,20 67,10 70,01
7.Duy trì và phát huy nét văn hóa LN 97,44 97,60 98,06 98,89 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015) Việc sản xuất trong làng nghề còn giữ gìn được những sản phẩm có giá trị cao vừa có ý nghĩa về kinh tế và về bản sắc dân tộc. Đánh giá của người dân ở làng nghề trong các xã về vai trò của làng nghề trong duy trì và phát huy nét văn hóa làng nghề trung bình là 98%.
Hoạt động sản xuất kinh doanh ở các làng nghề đã góp phần vào việc giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân huyện Thường Tín. Tỉ lệ người dân trong các hộ làm nghề thêu đánh giá tăng thu nhập của hộ lên trung bình lên đến 89%. Các hộ tham gia sản xuất nghề thêu ren ở các làng nghề có thu nhập cao gấp 3 - 5 lần so với các hộ thuần nông, điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh nghề thêu ren góp phần hết sức quan trọng vào công cuộc xoá đói giảm nghèo ở Thường Tín, góp phần giữ vững an ninh trật tự ở địa phương trong suốt thời gian qua. Số lượng các vụ tệ nạn xã hội giảm hơn 80%, Tỷ lệ thu hút khách tham quan du lịch cũng đang được chú trọng theo đánh giá được trung bình là 65%.
Hoạt động sản xuất nghề thêu ren ở các làng nghề đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn Thường Tín theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống theo đánh giá của các hộ là 90%.
Việc phát triển sản xuất nghề thêu ren ở huyện Thường Tín còn góp phần quan trọng vào việc giữ gìn những sản phẩm có giá trị cao vừa mang ý nghĩa về kinh tế và vừa có ý nghĩa về bản sắc truyền thống của địa phương.