Phát triển quy mô, hình thức tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề thêu ren truyền thống trên địa bàn huyện thường tín, hà nội (Trang 53 - 61)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.2.Phát triển quy mô, hình thức tổ chức sản xuất

4.1. Thực trạng phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn huyện Thường

4.1.2.Phát triển quy mô, hình thức tổ chức sản xuất

4.1.2.1.Phát triển về quy mô làng nghề

Làng nghề thêu truyền thống trên địa bàn huyện Thường Tín đã có lịch sử phát triển từ xa xưa. Ngay từ thế kỉ 1, người Việt đã dệt được vải cát bá mịn, dệt khăn sợi bông thêu chữ nhỏ và các thứ hoa rất khéo, đẹp mắt, gọi là bạch diệp, Thế kỉ 11 – 12 (thời Lý), nghề thêu Việt Nam đã đạt trình độ cao về kĩ thuật và nghệ thuật, số lượng sản phẩm khá lớn. Ở nửa cuối thế kỉ 17 (thời Lê) có Lê Công Hành (1606 - 1661), người làng Quất Động, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây cũ đã học được nghề và truyền dạy cho dân thêu theo kĩ thuật Trung Hoa, trở thành ông tổ nghề thêu. Từ những người thợ đầu tiên của làng nghề thêu Quất

Động, số người làm nghề thêu đã lan truyền và tăng lên nhanh chóng trong địa bàn huyện Thường Tín. Đến cuối 2015, huyện Thường Tín có 25 xã có làng nghề thêu truyền thống.

Qua bảng 4.1 cho ta thấy số lượng làng nghề trong 4 xã nghiên cứu Quất Động, Dũng Tiến, Thắng Lợi, Nguyễn Trại chiếm tới trên 63 % tổng số làng nghề thêu ren trên địa bàn huyện Thường Tín. Số lượng các làng nghề trong huyện 3 năm gần đây tăng lên 3 làng nghề năm 2013 là 22 làng nghề đến cuối năm 2014 là 25 làng nghề. Các làng nghề thêu truyền thống ở 4 xã năm 2014 như sau:

Xã Nguyễn Trãi: làng nghề thêu Đình Tổ, làng nghề thêu Gia Khánh, làng nghề thêu Xóm Bến, làng nghề thêu Lộc Dư.

Xã Thắng Lợi: làng nghề thêu Đào Xá, làng nghề thêu Khoái Nội, Làng nghề thêu Bình Lăng, làng nghề thêu Khoái Cầu, làng nghề thêu Phương Cù.

Xã Quất Động: làng nghề thêu Nguyên Bì, làng nghề thêu Quất Động, làng nghề thêu Lưu Xá.

Xã Dũng Tiến: làng nghề thêu Đông Cứu, làng nghề thêu Từ Vân, làng nghề thêu Cổ Chất, làng nghề thêu Cao Xá, làng nghề thêu Ba Lăng.

Bảng 4.1. Số lượng và cơ cấu làng nghề thêu huyện Thường Tín năm 2013-2015 năm 2013-2015

ĐVT : làng nghề

Diễn giải

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 TĐPT

BQ (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) - Xã Quất Động 3 13,64 3 13,04 3 12,00 100,00 - Xã Dũng Tiến 4 18,18 4 17,39 5 20,00 111,80 - Xã Thắng Lợi 4 18,18 5 21,74 5 20,00 111,80 - Xã Nguyễn Trãi 3 13,64 3 13,04 4 16,00 115,47 - Các xã khác 8 36,36 8 34,78 8 32,00 100,00 Tổng 22 100 23 100 25 100

Đã có sự phát triển về số lượng làng nghề và phát triển tập trung vào các xã có truyền thống về làng nghề thêu ren (phát triển theo cụm làng nghề). Điều này sẽ tạo điều kiện cho các làng nghề trong mọi khâu sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau thuận lợi để mang lại hiệu quả cao hơn trong quá trình phát triển làng nghề thêu ren truyền thống.

4.1.2.2.Phát triển về hình thức tổ chức sản xuất của các làng nghề

Huyện Thường Tín được coi là đất tổ của nghề thêu ren do đó hình thức tổ chức sản xuất của các làng nghề thêu ren trên địa bàn cũng có nhiều thay đổi. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, các làng nghề tồn tại dưới hình thức các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, lúc đó sản xuất nông nghiệp là chính còn nghề thủ công có phát triển nhưng chỉ coi đó là nghề phụ, bổ trợ cho nông nghiệp. Khi chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng và Nhà nước có chủ trương, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, các làng nghề được phát triển, tổ chức sản xuất theo hình thức cá thể hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia hoạt động theo pháp luật, tạo ra sản phẩm phục vụ thị trường trong và ngoài nước.

Bảng 4.2. Các loại hình tổ chức ở làng nghề thêu ren ở Thường Tín

Diễn giải ĐVT Năm

2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh Năm 14/13 Năm 15/14 BQ - Hộ gia đình Hộ 3.965 4.230 4.580 106,68 108,27 107,48 + Hộ chuyên Hộ 1.534 1.503 1.512 97,98 100,6 99,28 + Hộ kiêm Hộ 2.431 2.727 3.068 112,18 112,5 112,34 - DNTN, Cty TNHH DN 32 38 45 118,75 118,42 118,59 - Hợp tác xã HTX 18 20 21 111,11 105,00 108,01 - Tổ hợp tác Tổ 8 11 15 137,50 136,36 136,93

Qua bảng dưới chúng ta nhận thấy các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện có nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh gồm hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, hợp tác xã và các tổ hợp tác. Trong đó số hộ gia đình chiếm tỷ lệ lớn nhất, toàn huyện có 4.580 hộ tham gia sản xuất trong các làng nghề thêu ren truyền tăng 615 hộ từ năm 2013 đến năm 2015, bình quân tăng khoảng 7%/ 1 năm. Đây là mô hình sản xuất tồn tại từ lâu đời, mọi lao động già trẻ trong các làng nghề đều có thể được huy động vào các công việc thích hợp. Chủ gia đình hoặc các lao động chính trong gia đình thường là nghệ nhân, thợ giỏi hoặc là người có tay nghề khá đảm nhận việc chỉ đạo các công đoạn sản xuất, thực hiện các khâu công việc đòi hỏi kỹ thuật cao, khó, phức tạp, tính thẩm mỹ cao và nghiệm thu đánh giá chất lượng sản phẩm.

Sản xuất trong quy mô hộ gia đình ở các làng nghề. Trong sản xuất của lao động hộ gia đình ở các làng nghề trên địa bàn xã có hai dạng:

-Các thành viên trong gia đình làm toàn bộ các công đoạn từ mua nguyên, vật liệu đến pha chế, tạo mẫu và hoàn thiện sản phẩm. Trong sản xuất hộ gia đình chủ động bỏ vốn, thực hiện và hạch toán. Những hộ gia đình theo hình thức này thường là những hộ làm nghề từ khá lâu, trong gia đình có nghệ nhân và thợ giỏi, tay nghề cao. Các thành viên trong gia đình làm hàng gia công tạo sản phẩm trung gian hay sản phẩm hoàn thiện cho một chủ đầu tư (là các công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, các hợp tác xã trên địa bàn xã hoặc một chủ tư nhân khác ở ngoài địa phương). Đây là hình thức chủ yếu trong sản xuất sản phẩm các hộ gia đình ở các làng nghề.

- Ngoài ra, có một số ít hộ gia đình có điều kiện phát triển mở rộng quy mô sản xuất, thuê mướn thêm lao đọng hoặc cho các gia đình khác làm gia công, sau đó giao sản phẩm cho doanh nghiệp xuất khẩu, cũng có thể gửi đi xuất khẩu trực tiếp từng côngtenơ theo hợp đồng riêng. Về lâu dài đa phần các gia đình này sẽ xin phép chuyển qua thành lập công ty TNHH.

Bên cạnh sự phát triển của hình thức sản xuất hộ gia đình ở các làng nghề thêu ren truyên thống tại Thường Tín đã có các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh khác như: doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, hợp tác xã,... ở các làng nghề những năm gần đây cũng vận động theo chiều hướng tăng lên. Nếu như năm 2013 trên địa bàn huyện mới chỉ có 58 doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, hợp tác xã, tổ hợp tác thì đến năm 2015 con số này đã tăng lên đến 81 cơ sở (tăng 23 cơ sở).

Bên cạnh các loại hình tổ chức sản xuất, trong làng nghề còn có loại hình sản xuất tổ hợp tác được tổ chức theo hình thức hợp tác xã cổ phần mà xã viên là các hộ gia đình được tổ hợp tác đảm bảo việc cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm trong làng nghề. Tuy nhiên, loại hình tổ hợp tác hiện nay ở các làng nghề thêu có phát triển song chưa nhiều, chiếm tỷ trọng rất nhỏ.

Số hộ tham gia vào nghề thêu từ năm 2013 – 2015 tăng nhưng số hộ chuyên thêu thì có lại giảm năm 2014 giảm 31 hộ so với năm 2013, năm 2015 tăng 9 hộ so với năm 2014, nhưng so với năm 2013 thì số lượng hộ kiêm vẫn giảm. Đây là một vấn đề cho thấy người dân không còn yêu nghê, gắn bó với nghề như các năm trước.

Vậy qua đây chúng ta thấy, các làng nghề truyền thống trên địa bàn đang trên đường tiếp tục phát triển, nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh được thành lập.

4.1.2.3.Phát triển về quy mô lao động của làng nghề thêu ren

Sự phát triển về số lượng lao động

Ở các làng nghề thêu ren truyền thống huyện Thường Tín lao động gồm cả lao động chuyên làm nghề thêu lẫn lao động làm nông nghiệp kiêm làm nghề thêu. Đặc thù lao động thêu ren là dựa vào kinh nghiệm đã được đúc kết lâu đời của các nghệ nhân truyền lại và đôi tay khéo léo của họ được rèn luyện qua năm tháng. Do vậy, số lao động nông nghiệp kiêm lao động trong các làng nghề đòi hỏi phải có sự học hỏi trau dồi thì mới có thể tham gia vào các công đoạn sản xuất.

Bảng 4.3 cho thấy trong giai đoạn 2013-2015 số lao động chuyên thêu ren trong các hình thức tổ chức sản xuất tăng đều qua các năm. Nếu như năm 2013 tổng số lao động thêu ren là 11.960 người thì đến năm 2015 tăng lên 14.401 người tăng 2.441 lao động. Tỷ lệ lao động chuyên thêu ren trên địa bàn Thường Tin tăng theo các năm nhưng tỷ lệ so với lao động kiêm vẫn còn nhỏ hơn nhiều. Trung bình thì lao động chuyên thêu ren chỉ chiếm khoảng 32% – 34% trong tổng số lao động của làng nghề thêu ren. Lực lượng lao động trong các làng nghề là tận dụng triệt để lao động nhàn rỗi ở nông thôn, phân công theo hướng chuyên môn hóa từng khâu, từng đoạn của quá trình sản xuất. Ngoài lao động thường xuyên ở các làng nghề còn có lực lượng lao động thời vụ từ các lao động nông nghiệp – kiêm lao động thời vụ khá dồi dào. So với số lao động chuyên thêu ren thì lực lượng lao động này lớn hơn về số lượng. Tuy nhiên, số lao động này khi tham gia lao động

theo thời vụ thường làm các công việc phụ cho các lao động chính, một số ít có thể tham gia các công việc chính như thêu, ren nhưng chỉ tham gia làm những sản phẩm đơn giản, không đòi hỏi sự tinh xảo.

Bảng 4.3. Lao động ở làng nghề thêu ren truyền thống huyện Thường Tín năm 2013 -2015

ĐVT: Người

Diễn giải

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

BQ SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 1.Lao động chuyên 3.980 33,28 4.170 32,74 4.450 30,9 105,74 - Xã Quất Động 1.225 30,78 1.215 30,53 1.312 32,96 103,49 - Xã Dũng Tiến 712 17,89 789 19,82 835 20,98 108,29 - Xã Thắng Lợi 954 23,97 989 24,85 1.012 25,43 102,99 - Xã Nguyễn Trãi 978 24,57 1.025 25,75 1.125 28,27 107,25 - Xã khác 111 2,79 152 3,82 166 4,17 122,29 2. Lao động kiêm 7.980 66,72 8.565 67,26 9.951 69,1 111,67 - Xã Quất Động 1.825 22,87 1.834 22,98 1.968 24,66 103,84 - Xã Dũng Tiến 1.125 14,1 1.325 16,6 1.452 18,2 113,61 - Xã Thắng Lợi 2.045 25,63 2.184 27,37 2.356 29,52 107,33 - Xã Nguyễn Trãi 1.923 24,1 2.018 25,29 2.254 28,25 108,26 - Xã khác 1.062 13,31 1.204 15,09 1.921 24,07 134,49 Tổng 11.960 100 12.735 100 14.401 100

Tăng thu nhập của người lao động

Mức thu nhập của người lao động trong các làng nghề thêu ren trên địa bàn huyện Thường Tín có khác nhau, tuỳ thuộc vào các yếu tố như: trình độ tay nghề của người thợ, sự sáng tạo nghệ thuật được đúc kết trong từng loại sản phẩm thêu ren truyền thống.

Bảng 4.4. Thu nhập bình quân của lao động/ tháng từ năm 2013-2015

ĐVT: Triệu đồng

Diễn giải Năm

2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh % Năm 14/13 Năm 15/14 BQ - Xã Quất Động 2.524 2.986 3.214 118,30 107,64 112,84 - Xã Dũng Tiến 2.485 2.912 3.123 117,18 107,25 112,10 - Xã Thắng Lợi 2.834 2.915 3.108 102,86 106,62 104,72 - Xã Nguyễn Trãi 2.743 2.935 3.212 107,00 109,44 108,21

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015) Thu nhập bình quân của các hộ trong làng nghề thêu trong huyện Thương Tín tương đối đồng đều từ 2,2 – 4,2 triệu đồng/tháng, và theo xu hướng tăng dần từ năm 2013 đến năm 2015. Ở các tháng khác nhau thì thu nhập cũng khác nhau, những tháng giáp tết nhu cầu tăng cao nên lương của người lao động cũng tăng lên. Chứng tỏ các hình thức khuyến khích phát triển làng nghề đã thu hút được phần lớn người dân trong vùng làm cho làng nghề được duy trì và phát triển. Thu nhập của người dân trong làng nghề tăng lên đáng kể khiến đời sống của các hộ gia đình được nâng cao và góp phần xóa đói giảm nghèo, trong toàn xã không còn hộ đói, nghèo, người dân thoát nghèo và đi lên làm giàu từ chính nghề truyền thống của làng, điều này cần được khuyến khích duy trì và phát triển và nhân rộng ra các địa phương quanh vùng.

4.1.2.4.Sự phát triển về quy mô sản phẩm

Bảng 4.5. Số lượng và Giá trị sản xuất của các làng nghề thêu ren huyện Thường Tín qua các năm 2013 -2015

Diễn giải ĐVT Năm

2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh Năm 14/13 Năm 15/14 BQ 1. Số lượng - Hàng Thêu nghìn SP 10.580 11.286 11.958 106,67 105,95 106,31 - Hàng ren m 2.974 3.054 3.128 102,69 102,42 102,56 2. Giá trị SX tr.đ 70.661 81.661 92.95 115,57 113,82 114,70 - Xã Quất Động tr.đ 22.345 25.356 28.568 113,48 112,67 113,,07 - Xã Dũng Tiến tr.đ 10.542 13.248 15.432 125,67 116,49 121,08 - Xã Thắng Lợi tr.đ 15.42 18.458 21.206 119,70 114,89 117,29 - Xã Nguyễn Trãi tr.đ 19.234 21.543 24.32 112,00 112,89 112,45 - Các xã khác tr.đ 3.12 3.056 3.424 97,95 112,04 105,00

Nguồn: Phòng kinh tế huyện Thường Tín (2015) Theo bảng trên ta thấy quy mô về mặt số lượng của các sản phẩm thêu ren tại địa bàn huyện Thường Tín tăng trong 3 năm 2013-2015. Năm 2013 số lượng hàng thêu 10.590 nghìn SP thì năm 2015 đã tăng lên đến 11.958 nghìn SP. Giá trị sản xuất của mặt hàng thêu trên địa bàn huyện Thường Tín tăng trong 3 năm gần đây, năm 2013 tổng giá trị là 70.661 triệu đồng, thì đến năm 2015 tổng giá trị sản xuất đã là 92.950 triệu đồng. Xã có số làng nghề có số lượng sản phẩm và giá trị cao nhất là xã Quất Động, do đây là đất tổ của làng nghề thêu từ xa xưa. Nhờ sự tăng trưởng trong sản xuất đã giải quyết một phần công ăn việc làm cho các hộ gia đình.

* Chủng loại sản phẩm

Sản phẩm thêu ren trên địa bàn huyện Thường Tín rất đa dạng và phong phú, cả về mẫu mã, chủng loại lẫn kích cỡ của các sản phẩm. Mỗi một sản phẩm thêu ren đều không giống nhau đó là sự kết hợp giữa phương pháp thủ công tinh

xảo và khả năng tinh xảo của nghệ nhân, cho nên mỗi sản phẩm là cả một nghệ thuật thể hiện trong đó.

Sản phẩm nhóm I gồm: Câu đối, Liễn trướng, Hoàng phi

Sản phẩm nhóm II gồm : Tranh thêu các cỡ, cỡ nhỏ, cỡ vừa và cỡ lớn Sản phẩm nhóm III gồm: ga trải giường, áo Kimono, khăn trải bàn, vỏ ga, vỏ gối, lót ly, lót tách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề thêu ren truyền thống trên địa bàn huyện thường tín, hà nội (Trang 53 - 61)