Trang thiết bị, công nghệ kỹ thuật cơ sở sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề thêu ren truyền thống trên địa bàn huyện thường tín, hà nội (Trang 61 - 63)

Các loại máy móc, thiết bị ĐVT Hộ SX HTX DN Tổng

1.Máy thêu tự động máy 0 1 6 7

2. Khung thêu Bộ 108 32 122 262

3. Máy giặt công nghiệp Chiếc 0 2 8 10

4. Phương tiện vận tải Chiếc - - - -

- Ô tô Chiếc 0 0 6 6

- Xe cải tiến Chiếc 0 4 2 6

- Xe máy Chiếc 68 4 - 72

5. Thiết bị khác ( bàn là, máy

chấm biểu mẫu,máy vắt sổ…) Bộ 60 43 78 181

Nguồn: Tổng hợp từ các mẫu phiếu điều tra (2015) Trước đây, công nghệ cổ truyền dựa trên kỹ thuật sản xuất thủ công tinh xảo và dụng cụ lao động thủ công khá thô sơ do người thợ tự chế ra. Hiện nay nền kinh tế thị trường và cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã tác động mạnh mẽ đến việc đổi mới công nghệ kỹ thuật thay thế bằng máy thêu tự động. Tuy vậy, máy thêu tự động chỉ thêu những sản phẩm đơn giản ít cần sự tinh xảo. Bảng trên cho thấy số lượng thiết bị, máy móc đầu tư cho sản xuất chủ yếu được Doanh nghiệp đầu tư. Doanh nghiệp đầu tư 6 máy thêu tự dộng, 8 máy giặt công nghiệp, 6 ô tô vận tải , 2 xe cải tiến. Các thiết bị khác như bàn là, máy chấm biểu, máy vắt số... cũng nhiều hơn so với HTX và hộ SX. Đối với hộ sản xuất chưa có đầu tư về mấy móc công nghệ, phương tiện vận chuyển chủ yếu là xe máy.

4.1.3.2.Sự phát triển về thị trường nguyên vật liệu đầu vào

Nguyên liệu nghề thêu ren ở các làng nghề khá đơn giản, chỉ là sản phẩm cần được trang trí (vải, lụa, lanh,...) và chỉ thêu. Hiện tại, các làng thêu Thường Tín không gặp nhiều khó khăn về nguồn nguyên liệu. Do chất lượng nguyên liệu ở trong nước chưa tốt nên nguyên liệu cho nghề thêu ren chủ được nhập từ nước ngoài thông qua các đơn hàng, các hợp đồng gia công. Thị trường nhập khẩu nguyên liệu khá đa dạng, nhưng chủ yếu là từ một số bạn hàng truyền thống có kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thêu ren lớn như: Italia, Nhật Bản, Hồng Kông, Pháp,... Ưu điểm của nguyên liệu nhập khẩu là có chất lượng tốt hơn, độ bóng cao hơn so với nguyên liệu trong nước. Tuy nhiên, giá nguyên liệu nhập khẩu thường cao hơn so với giá nguyên liệu cùng loại trong nước. Chẳng hạn, nguyên liệu vải cotton nhập khẩu từ Hồng Kông có giá khoảng 55.000 - 60.000 đồng/mét, trong khi giá mua trong nước khoảng 30.000 - 35.000 đồng/mét, 1kg chỉ thêu nhập khẩu giá từ 600.000 - 700.000 đồng/kg còn giá mua trong nước từ 120.000 - 150.000 đồng/kg.

Vì thế, những năm gần đây ngoài việc duy trì các đơn hàng nhập khẩu nguyên liệu, các hợp đồng gia công như hiện nay thì các cơ sở sản xuất trong các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã đang tích cực tìm kiếm các nhà cung ứng nguyên liệu hàng thêu ren trong nước có uy tín để thay thế dần nguyên liệu nhập ngoại nhằm tạo được nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định với giá thấp hơn và đảm bảo sự chủ động cho các cơ sở sản xuất thêu ren trong các làng nghề. Hiện nay, một số cơ sở sản xuất tại các làng nghề thêu ren đã thay thế được tới gần 70% nguyên liệu nhập ngoại bằng các nguyên liệu trong nước như chỉ thêu, vải lụa,... Việc nhập khẩu chỉ thực hiện đối với một số loại vải, chỉ cao cấp như chỉ kim tuyến, kim sa,... Các nhà cung ứng nguyên liệu trong nước là những doanh nghiệp ở các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh như: Công ty Dệt Nam Định, Nhà máy chỉ khâu Hà Nội, Nhà máy dệt TP Hồ Chí Minh,... Phương thức mua cũng rất đa dạng, có thể ký hợp đồng dài hạn với nhà cung cấp phục vụ tại nhà hoặc trực tiếp đi mua.

Mặc dù nguồn nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm thêu ren tương đối đa dạng, tuy nhiên giá cả nguyên, vật liệu lại thường không ổn định gây khó khăn cho các cơ sở sản xuất ở các làng nghề. Vì vậy việc bảo đảm được nguồn nguyên liệu tốt sẽ đóng vai trò rất quan trọng với quá trình phát triển các làng nghề trên địa bàn xã trong thời gian tới.

4.1.3.3.Tình hình huy động vốn

Yếu tố quan trọng đảm bảo cho bất kỳ một tổ chức nào hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào đạt hiệu quả chính là vốn. Mọi hoạt động đổi mới thiết bị, công nghệ, mua nguyên liệu, đào tạo lao động, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm... đều phải cần đến vốn. Và làng nghề cũng không nằm ngoài quy luật này. Để đảm bảo cho hoạt động các làng nghề thì nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh ngày càng lớn, tôi tìm hiểu tình hình vốn của các làng nghề huyện Thường Tin qua các bảng dưới đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề thêu ren truyền thống trên địa bàn huyện thường tín, hà nội (Trang 61 - 63)