Chất lượng lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề thêu ren truyền thống trên địa bàn huyện thường tín, hà nội (Trang 78 - 81)

Nguồn lao động tham gia vào quá trình sản xuất các ngành nghề bao gồm lao động gia đình và lao động đi thuê ngoài, với quy mô lớn lao động đi thuê ngoài là chủ yếu, ngược lại với cơ sở sản xuất nhỏ thì lại chủ yếu là lao động gia đình. Xem xét về nhân khẩu và lao động của các cơ sở sản xuất ở các làng nghề, chúng tôi thấy một số đặc điểm cơ bản sau: Số nhân khẩu bình quân một hộ vào khoảng trung bình 4-5 người/hộ. Đối với lao động gia đình họ vừa là người quán xuyến mọi việc trong nhà và đồng thời tham gia vào sản xuất chính của sản phẩm. Họ là người quản lý trong quá trình sản xuất về số lượng cũng như chất lượng của sản phẩm. Còn những lao động khác trong gia đình và lao động thuê mướn thì tham gia vào tất cả các khâu của quá trình sản xuất.

Qua đây cũng cho chúng ta thấy nhân lực ảnh hưởng đến quy mô sản xuất của các hộ gia đình, mặt khác các hộ sản này đã trở thành nghề chính nên lao động của hộ hay những người trong gia đình đều là những người biết nghề và có tay nghề cao, hơn nữa việc làm ở các làng nghề cũng yêu cầu kỹ thuật thành thục nên thường thuê thêm lao động thời vụ đương nhiên những lao động này là những người có tay nghề, khéo léo, và các lao động này thường là những lao động của xã thuộc các hộ kiêm hoặc lao động nhàn rỗi.

Vấn đề chất lượng lao động: lao động trong làng nghề thêu ren truyền thống tại huyện Thường Tín phần lớn lao động làm nghề đều xuất thân từ nguồn lao động nông nhàn ở các gia đình, do vậy trình độ văn hoá kỹ thuật của lao động ở đây là tương đối thấp, chất lượng lao động trong các làng nghề thêu ren còn nhiều hạn chế. Điều tra các hộ sản xuất kinh doanh trong làng nghề thêu ren truyền thống trong 4 xã làng nghề nhiều nhất ở địa bàn huyện Thường Tín ta có bảng 4.15. Qua đó ta thấy:

Thứ nhất về trình độ văn hóa: Tỷ lệ lao động tốt nghiệp THPT chiếm 235 người (35,88%).Tỷ lệ mới tốt nghiệp Tiểu học và thất học còn tới16,03 %. Như vậy ta thấy trình độ văn hoá của lao động ở các làng nghề thêu ren huyện Thường Tín còn thấp, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tiếp thu kỹ thuật, khả quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh và sự năng động, sáng tạo, thích nghi với sự biến động của thị trường. Đây là một thực tế chung trong các làng nghề trên địa bàn huyện Thường Tín. Có một lượng khá lớn các em nhỏ trong các làng nghề ở xã, nhất là các em nữ đang còn trong độ tuổi đi học nhưng chỉ học đến hết cấp trung học cơ sở là nghỉ học để tham gia làm nghề cùng gia đình. Nhiều chủ hộ ở các làng nghề cho rằng cũng muốn cho con em họ đi học nhưng việc nhiều, gia đình lại thiếu người nên cho con bỏ học để làm nghề và làm việc ở nhà cũng làm tăng thu nhập cho gia đình. Điều này đã và đang gây nên mất cân đối giữa kinh tế và xã hội tại các làng nghề trên địa bàn huyện. Tỷ lệ được đào tạo tốt nghiệp cao đẳng đại học chiếm 1 tỷ lệ nhỏ khoảng 12%. Đây là một điều rất bất cập trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, tiến đến một nền kinh tế tri thức, đòi hỏi người lao động phải có một nền tảng kiến thức cao hơn để đạt hiệu quả cao trong lao động, tăng thu nhập cho bản thân người lao động.

Thứ ba về trình độ tay nghề: Trong 655 người lao động thì số nghệ nhân 12 người chiếm 1,83 %, một tỷ lệ rất nhỏ. Thợ giỏi và thợ lành nghề 171 người chiếm 26%. Điều này cho thấy đây là dấu sự mai một của nghề thêu trên địa bàn huyện Thường Tín, người dân không còn yêu nghề, gắn bó với nghề, để tận tâm trau dồi nâng cao tay nghề cho bản thân người lao động. Hiện nay, phương pháp dạy nghề trong các làng nghề thêu ren trên địa bàn huyện Thường Tín, chủ yếu là truyền nghề, lực lượng các nghệ nhân, thợ lành nghề, thợ giỏi chính là lực lượng quan trọng trong công tác đào tạo nghề. Trước vấn đề này đòi hỏi phải tăng cường liên kết, hợp tác với các trường, lớp đào tạo là một yêu cầu cần thiết và phù hợp với chủ trương của Nhà nước nhằm khôi phục và phát triển nghề truyền thống, là một kênh quan trọng cung cấp lớp thợ có trình độ bảo đảm việc sản xuất các mặt hàng thêu ren.

Về loại hình lao động: Tỷ lệ lao động kiêm chiếm đa số khoảng 65% trong tổng số lao động.

68

Bảng 4.15. Chất lượng lao động trong các hộ điều tra tại các xã thuộc huyện Thường Tín năm 2015

Diễn giải

Tổng Quất Động Dũng Tiến Thắng Lợi Nguyễn Trãi

SL CC SL CC SL CC SL CC SL CC

(người) (%) (người) (%) (người) (%) (người) (%) (người) (%)

Tổng 655 100 195 100 125 100 155 100 180 100 1. Theo Trình độ VH 638 100 178 100 125 100 155 100 180 100 - Chưa TN cấp 1 34 5,33 11 6,18 4 3,20 8 5,16 11 6,11 - Tốt nghiệp cấp 1 142 22,26 35 19,66 23 18,40 38 24,52 46 25,56 - Tốt nghiệp cấp 2 307 48,12 89 50,00 63 50,40 75 48,39 80 44,44 - Tốt nghiệp cấp 3 133 20,85 36 20,22 32 25,60 30 19,35 35 19,44 - TN CĐ, đại học 22 3,45 7 3,93 3 2,40 4 2,58 8 4,44

2. Chuyên môn kỹ thuật

- Nghệ nhân 12 1,83 4 2,05 2 1,60 3 1,94 3 1,67

- Thợ giỏi, thợ cả, có chuyên môn 171 26,11 51 26,15 32 25,60 41 26,45 47 26,11

- Qua đào tạo (tập huấn) 334 50,99 98 50,26 65 52,00 82 52,90 89 49,44

- Không qua đào tạo 138 21,07 42 21,54 26 20,80 29 18,71 41 22,78

3. Chia theo loại hình lao động

- Lao động chuyên nghề thêu ren 225 34,35 67 34,36 41 32,80 55 35,48 62 34,44

- Lao động kiêm nông nghiệp 430 65,65 128 65,64 84 67,20 100 64,52 118 65,56

4. Chia theo giới tính - Nam 282 43,05 87 44,62 53 42,40 63 40,65 79 43,89

- Nữ 373 56,95 108 55,38 72 57,60 92 59,35 101 56,11

5. Số năm làm thêu - Dưới 1 năm 120 18,32 35 17,95 22 17,60 29 18,71 34 18,89

- Từ 1 đến 3 năm 260 39,69 79 40,51 49 39,20 61 39,35 71 39,44

- Từ 3 đến 5 năm 184 28,09 53 27,18 37 29,60 43 27,74 51 28,33

- Trên 5 năm 91 13,89 28 14,36 17 13,60 22 14,19 24 13,33

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Về giới tính của lao động ở các hộ điều tra, do tính chất ngành nghề cần mẫn chịu khó, khéo tay nên nữ giới vẫn giữ vai trò chủ đạo trong quá trình sản xuất (chiếm >50%).

Số năm làm nghề thêu của lao động tại các hộ điều tra cho thấy. Tỷ lệ lao động làm trong khoảng từ 1-3 năm chiếm tỷ lệ cao nhất gần 40%. Tỷ lệ lao động nhiều năm kinh nghiệm, trên 5 năm chiếm tỷ lệ có gần 14%.Chứng tỏ tỷ lệ người dân đam mê và theo nghề không cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề thêu ren truyền thống trên địa bàn huyện thường tín, hà nội (Trang 78 - 81)