Học nghề và truyền nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề thêu ren truyền thống trên địa bàn huyện thường tín, hà nội (Trang 81 - 83)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề thêu truyền thống

4.2.3. Học nghề và truyền nghề

Qua điều tra cho thấy nguồn lao động trên địa bàn huyện Thường Tín phần lớn lao động làm nghề thêu là những người sống tại làng, họ thường được tiếp xúc với sản xuất thêu từ nhỏ. Hơn nữa những nghệ nhân và thế hệ đi trước luôn có ý thức truyền nghề để giữ gìn vốn quý của tổ tiên. Phần lớn tay nghề của họ có được không phải qua đào tạo mà từ sự học hỏi hoặc “cha truyền con nối”. Do vậy, nó ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến chất lượng sản phẩm và sức sống của làng nghề. Trong công tác học nghề, hiện nay tâm lý người dân nói chung không hào hứng với việc học nghề. Quan niệm cho rằng các ngành nghề nông thôn là nghề phụ vẫn còn tồn tại, do vậy họ chỉ học nghề theo cách vừa làm vừa học, trăm hay không bằng tay quen, không chú trọng đầu tư thời gian và tiền bạc nâng cao tay nghề theo hướng chuyên môn hoá mà chỉ sản xuất thủ công theo những phương thức sản xuất cố định. Người lao động đã vậy, người chủ sản xuất cũng không mấy quan tâm đến việc nâng cao trình độ bản thân về sản xuất cũng như quản lý sản xuất mà chỉ dựa trên những phán đoán và kinh nghiệm tích luỹ được. Điều này có nguyên nhân do quy mô sản xuất còn nhỏ, khả năng đầu tư yếu và cũng do tâm lý sản xuất nhỏ của người dân nông thôn hiện nay.

Một thực tế đặt ra ở làng nghề hiện nay là thế hệ thanh niên, có sức trẻ, có khả năng tiếp thu những tiến bộ khoa học cũng như tiếp cận với thị trường hàng hóa thì lại không muốn theo nghề mà họ lại muồn chuyển sang làm các nghề khác. Sau đây là tâm sự của một thanh niên ở làng nghề.

Hộp 4.1. Thanh niên ngày nay không muốn theo nghề…

Thanh niên bọn em hiện nay không mấy mặn mà với nghề thêu, so với thêu thì đi làm ở thành phố công việc đều đặn hơn, thu nhập vì thế cũng ổn định hơn. Trong khi ở nhà làm thêu thì có những lúc ngồi chơi nhưng lúc thì lại đầu tắt mặt tối.

Vì vậy, để có thể phát triển bền vững làng nghề thêu ren trên địa bàn Để phát triển được làng nghề thêu truyền thống thì đòi hỏi phải đảm bảo được nguồn lực đầu vào về số lượng cũng như chất lượng, và phải mang tính ổn định lâu dài. Nếu nguồn lực đầu vào không ổn định, không đủ mạnh thì đó là yếu tố gây nên sự không bền vững của sự phát triển làng nghề. Trong những năm qua cũng với sự hộ trợ của Đảng và Nhà nước các chính sách đã được ban hành, dưới sự chỉ đạo của huyện Thường Tín đã thực hiện đào tạo hướng nghề cho người lao động địa phương và đạt được kết quả sau:

Bảng 4.16. Đào tạo nghề cho người lao động của huyện giai đoạn 2013 – 2015

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

So sánh (%) Năm 14/13 Năm 15/14 BQ 1.Số lớp dạy nghề, truyền nghề Lớp 10 12 15 120,00 125,00 122,47

- Số người tham gia Người 358 468 715 130,73 152,78 141,32

- Số xã tham gia Xã 13 18 21 138,46 116,67 127,1

2.Lớp tập huấn kỹ năng và nghiệp vụ về sở hữu trí tuệ, thương hiệu làng nghề

Lớp 1 1 2 100,00 200,00 141,42

- Số người tham gia Người 20 25 60 125,00 240,00 173,21

- Số kinh phí đầu tư trđ 205 335 480 163,41 143,28 153,02 Nguồn: Báo cáo công tác dạy nghề, cấy nghề, truyền nghề huyện Thường Tín (2015) Huyện đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển chất lượng nguồn lao động cho làng nghề. Số lượng lớp truyền nghề và dạy nghề thêu theo các năm đã tăng lên, số lượng người tham gia vào lớp học cũng tăng lên năm 2013 có 10 lớp truyền nghề dạy nghề với 358 người tham gia đến năm 2015 đã có 15 lớp với 715 người tham gia. Vấn đề về thương hiệu và sở hữu trí tuệ đã được quan tâm tới, huyện đã tổ chức lớp tập huấn để người quản lý biết , hiểu và áp dụng vào trong sản xuất và kinh doanh sản phẩm thêu, phát triển làng nghề tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề thêu ren truyền thống trên địa bàn huyện thường tín, hà nội (Trang 81 - 83)