Đất đai
Thường Tín cũng như các vùng khác thuộc khu vực Đồng Bằng sông Hồng chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Đất đai phần lớn được sử dụng để trồng cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản.
Bảng 3.1. Tình hình đất đai huyện Thường Tín 2013 - 2015
ĐVT: ha
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
So sánh % Năm 14/13 Năm 15/14 BQ Tổng diện tích đất TN 12.738,64 12.738,64 12.738,64 100,00 100,00 100,00 1, Đất nông nghiệp 7.699,83 7.416,67 7.321,69 96,32 90,46 97,51 - Đất trồng cây hàng năm 6.897,52 6.723,52 6.693,52 97,48 99,55 98,51 - Đất nuôi trồng thủy sản 802,31 693,15 628,17 86,39 90,63 88,48 2, Đất phi NN 4.930,04 5.219,71 5.323,43 105,88 101,99 103,91 - Đất thổ cư 1.345,67 1.445,52 1.569,46 107,42 108,57 108,00 -Đất chuyên dụng 2.343,55 2.173,55 2.043,55 92,75 94,02 93,38 -Đất phi nông nghiệp khác 1.240,82 1.600,64 1.710,42 129 106,86 117,41 3, Đất chưa sử dụng 108,77 102,26 93,52 94,01 91,45 92,725 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Thường Tín (2015) Theo bảng 3,1 thì diện tích đất nông nghiệp đã giảm 378,14 ha từ năm 2013 đến năm 2015, đồng thời cơ cấu diện tích đất nông nghiệp cũng giảm năm 2013 là 60,45% đến năm 2015 còn 57,47%. Diện tích đất trồng cây hàng năm giảm nhưng chưa đáng kể, theo kế hoạch tình hình sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Thường Tín thì sẽ giảm cơ cấu diện tích đất nông nghiệp xuống dưới 50%. Diện tích đất phi nông nghiệp tăng 339,39 ha trong 3 năm gần đây, trong đó diện tích đất thổ cư tăng khoảng 7,5% một năm.
Tình hình dân số và lao động
Tình hình dân số trên địa bàn huyện Thường Tín từ năm 2013 đến năm 2015 tương đối ổn định, tỷ lệ tăng bình quân 2%/ năm. Đối tượng lao động ngoài độ tuổi vẫn làm việc tương đối cao, tuy nhiên đã có xu hướng giảm từ năm 2013 đến năm 2015. Đối tượng ngoài độ tuổi được nghỉ ngơi ngày càng tăng lên là dấu hiệu tốt đối với tình hình dân số xã hội.
Lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tất cả các thành phần lao động, năm 2013 là 42,23% tuy nhiên tỷ lệ này đang giảm dần theo các năm năm 2015 còn 36,62%. Lao động gia tăng lên vào các thành phần lao động khác như lao động xây dựng cơ bản, vận tải, lao động thương nghiệp, dịch vụ và lao động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Lao động trong các cơ quan hành chính năm 2015 giảm do chính sách cắt giảm biên chế.
Lực lượng lao động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp năm 2013 đến năm 2015 đều tăng với tốc độ tăng khoảng 5%/năm. Trong đó, điều đáng mừng là lực lượng lao động tham gia thêu ren ngày càng tăng qua các năm từ năm 2013 đến năm 2015. Năm 2014 lực lượng lao động tham gia vào thêu ren tăng 6,48% so với năm 2013, và đến năm 2015 tăng tương ứng 13,09% so với năm 2014. Với số lượng lao động thêu ren ngày càng tăng chứng tỏ một điều là thu nhập từ hoạt động này mang lại rất có ý nghĩa đối với người lao động và nghề thêu ren cũng đang có sức hấp dẫn đối với lao động trong huyện.
Thu nhập từ nghề nông tương đối thấp, chỉ đủ đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người dân cho nên người dân trên địa bàn huyện tham gia thêm nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là vào thời kỳ nông nhàn. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 44 làng được UBND thành phố Hà Nội công nhận là làng nghề, ngoài ra còn nhiều làng nghề khác chưa được công nhận. Những làng nghề phát triển, đem lại lợi nhuận cao thì nghề nông chỉ được xem là nghề phụ, người dân sẽ chú trọng hơn đến hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm làng nghề. Còn đối với những làng nghề mà sản phẩm có giá trị nhỏ hoặc làng nghề chưa được quan tâm và chú trọng phát triển thì người dân trong thời kỳ nông nhàn sẽ sản xuất và kinh doanh các sản phẩm làng nghề của họ.
Bảng 3.2. Tình hình dân số - lao động huyện Thường Tín qua 3 năm 2013 – 2015
ĐVT: Người
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
So sánh % Năm 14/13 Năm 15/14 BQ 1.Tổng dân số 225.304 231.155 236.285 102,5 102,21 102,41 2. Tổng lao động 121.865 125.368 128.710 103,01 102,67 102,77
- Lao động ngoài độ tuổi 4.516 4.223 3.790 93,5 89,74 91,61
- lao động trong độ tuổi 117.349 121.145 124.920 103,23 103,12 103,18
+ Lao động nông nghiệp 49.674 47.543 45.756 95,71 96,24 95,98
+ Lao động CN, tiểu TCN 30.167 31.789 33.564 105,38 105,58 105,48
Trong đó: Lao động thêu ren 11.960 12.735 14.401 106,48 113,09 109,73
+ Lao động trong cơ quan hành chính 25.036 26.210 25.710 104,69 98,09 101,34 + Lao động xây dựng cơ bản, vận tải 8.010 9,500 11.320 118,6 119,16 118,88 + Lao động thương nghiệp, dịch vụ 4.462 6.103 8.570 136,78 140,42 138,59
3. Tổng số hộ 62.869 64. 912 66.669 103,2 102,7 102,98 4. BQ nhân khẩu/hộ 3,87 3,86 3,95 99,74 102,33 101,03 5. BQ lao động thực tế làm việc/hộ 2,05 2,04 2,11 99,51 103,43 101,45
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Thường Tín (2015)
Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện
Giao thông vận tải: Thường Tín có hệ thống đường giao thông thuận lợi với hai tuyến đường bộ chạy dọc huyện là quốc lộ 1A dài 17,2km và đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ dài 17km đến cầu Vạn Điểm đoạn giao cắt với đường 429 (73 cũ), chạy ngang huyện là tuyến đường tỉnh lộ 427 (đường 71 cũ) từ dốc Vân La (Hồng Vân) qua cầu vượt Khê Hồi đến thị trấn Thường Tín sang phía tây huyện và tỉnh lộ 429 (73 cũ) từ thị trấn Phú Minh (Phú Xuyên) qua gầm cầu vượt Vạn Điểm đến ngã 3 Đố Xá giao với quốc lộ 1A. Huyện có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua với 2 nhà ga là ga Thường Tín và ga Tía, Đường thủy có sông Hồng, với cảng Hồng Vân, cảng Vạn Điểm. Qua sông đi Tứ Dân, Khoái Châu, Phố Nối và Thành Phố Hưng Yên.
Hệ thống cấp điện: Hệ thống điện phục vụ sản xuất và phục vụ đời sống được đầu tư đồng bộ với lưới điện trung áp ở 100% xã.
Các công trình văn hoá, y tế, giáo dục: hiện nay có các trung tâm y tế, trung tâm dân số và bệnh viện huyện Thường Tín hàng năm chữa trị cho hàng vạn người trong huyện cũng như các địa phương lân cận. Ngoài ra 100% các trạm y tế xã trong huyện đã có bác sĩ khám chữa bệnh. Hệ thống trường học và các công trình phục vụ cho giáo dục, văn hoá đã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân địa phương ( Báo cáo tình hình phát triển kinh tế- xã hội ).
Tình hình phát triển kinh tế của huyện
Trước khó khăn của nền kinh tế, UBND huyện đã thực hiện đồng bộ các giải pháp của Chính phủ, thành phố về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, xây dựng và triển khai cơ chế hỗ trợ phát triển kinh tế.
Bảng 3.3 cho thấy kinh tế của huyện Thường Tín có tốc độ tăng trưởng tăng dần trong những năm gần đây, bình quân tăng trưởng khoảng 18 %/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng hướng; công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại, nông nghiệp, đầu năm 2015 là Công nghiệp,TTCN-XD 54,5%, thương mại – Dịch vụ: 34,5%, Nông nghiệp chiếm 11%, (Báo cáo đại hội Đảng bộ huyện Thường Tín lần thứ XXIII năm 2015). Giá trị của tất cả các lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ hay nông nghiệp đều tăng, đặc biệt là công nghiệp, TTCN- XD. Thu nhập bình quân của người dân trong huyện đã tăng lên 7% so với năm 2013, Số hộ nghèo đã giảm 845 hộ so với năm 2013.
Bảng 3.3. Kết quả phát triển kinh tế huyện Thường Tín (2013 – 2015)
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh % Năm 14/13 Năm 15/14 BQ 1. Tổng giá trị SX Tỷ đồng 12.494,4 14.520,1 17.291,6 116,21 119,08 117,64 - Giá trị CN, TTCN-XD Tỷ đồng 6.559,56 7.550,45 9.343.5 115,16 123,7 119,35 - Giá trị TM-DV Tỷ đồng 4.435,51 5.227,24 6.001.4 117,8 114,81 116,32 - Giá trị nông nghiệp Tỷ đồng 1.499,33 1.742,41 1.946.7 116,2 111,7 113,95
2.TNBQ/ người /năm Trđ/ng/ năm 23,6 25,7 27,5 108,8 107,1 107,95
3. Tổng số hộ Hộ 62.869 64.912 66.669 103,2 102,7 102,98
- Số hộ nghèo Hộ 2.901 2.483 1.638 85,6 65,9 75,14
Hoạt động thương mại dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực. Là vùng đất ngoại thành Hà Nội, với một hệ thống hạ tầng giao thông thuận lợi đã được đầu tư khá hoàn chỉnh, kết nối thuận tiện với trung tâm Thành phố và các Tỉnh lân cận. Trên địa bàn huyện, trong những năm qua công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển, hệ thống chợ đầu mối rau, quả, thực phẩm đã được quan tâm, đầu tư và phát huy hiệu quả là nơi trung chuyển hàng hóa phục vụ các Quận nội Thành nên giá trị thương mại - dịch vụ tăng với mức độ cao, bình quân tăng trên 20% /năm. Hiện nay, huyện có 2 khu công nghiệp (Bắc Thường Tín và Phụng Hiệp), 6 cụm công nghiệp (Liên Phượng, Hà – Bình – Phương, Quất Động, Lưu Xá – Quất Động, Duyên Thái, Hà Hồi – Quất Động) và 26 điểm công nghiệp làng nghề.
Thường Tín là một trong số huyện của thành phố Hà Nội có số lượng làng nghề tương đối nhiều 120/126 làng có nghề ( chiếm 95,24 %), 45 làng nghề được công nhận với các loại mặt hàng có tính hàng hóa và mang lại giá trị cao như tiện gỗ Nhị Khê, Sơn mài ở Duyên Thái, Thêu ở Quất Động, Thắng Lợi, mây tre đan ở Ninh Sở, Một số nghề mới phát triển mấy chục năm nay như xương sừng mỹ nghệ ở Thụy Ứng – Hòa Bình, bông len ở Trát Cầu – Tiền Phong, điêu khắc gỗ đá ở Nhân Hiền – Hiền Giang, Các sản phẩm làng nghề của Thường Tín đã có mặt ở thị trường trong nước và được khách hàng nhiều nước trên thế giới ưa chuộng đặc biệt là sản phảm sơn mài, đồ mộc cao cấp, tranh thêu tinh xảo.
Huyện có 21 chợ trong đó có 1 chợ loại 1 (chợ Vồi), 1 chợ loại 2 (chợ Tía), 1 chợ đầu mối gia súc, gia cầm (chợ Hà Vĩ) và các chợ loại 3, chợ Vồi là chợ lớn thuộc khu vực trung tâm huyện là khu giao dịch mua bán hàng hóa phục vụ không chỉ trên địa bàn huyện mà còn các khu vực lân cận, là nơi trung chuyển hàng hóa từ các tỉnh về trung tâm Hà Nội.
Cùng với sự quan tâm phát triển kinh tế huyện cũng thường xuyên chăm lo làm tốt công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho người lao động nên đời sống của người dân tương đối ổn đinh từng bước được nâng cao, công tác giảm nghèo và an sinh xã hội cũng thường xuyên được chú trọng.
Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa thường xuyên được quan tâm, chú trọng. Các thiết chế văn hóa đã được quy hoạch và đầu tư từng bước, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” luôn được người dân tích cực hưởng ứng thực hiện. Trên địa bàn huyện có 385 di tích cổ trong đó 99 điểm di tích đã được xếp hạng, một số điểm được đề nghị xếp hạng đặc biệt như chùa Đậu thuộc xã Nguyễn Trãi, đền thờ anh hùng dân tộc
Nguyễn Trãi ở xã Nhị Khê, Lăng đá Quận Vân ở xã Vân Tảo, Khu di tích “ Chử Đồng Tử - Tiên Dung” ở xã Tự Nhiên... Đây là những lợi thế để huyện tiếp tục phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch kết hợp với phát triển làng nghề truyền thống, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.