Môi trường làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề thêu ren truyền thống trên địa bàn huyện thường tín, hà nội (Trang 84 - 85)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề thêu truyền thống

4.2.6. Môi trường làng nghề

Thường Tín là một trong những huyện rất đa dạng làng nghề như thêu, Sơn mài ở Duyên Thái, mây tre đan ở Bằng Sở, Ninh Sở, sản xuất vàng mã ở Văn Bình, điêu khắc gỗ ở Nhân Hiền... Do đó vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang là một vấn đề vô cùng bất cập, làng nghề thêu ren đang góp một phần nhỏ trong những vấn đề chung của ô nhiễm làng nghề Thường Tín, đây là một nguy cơ ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của các làng nghề. Theo tìm hiểu thì ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn từ nghề thêu ren là rất ít, do sản xuất thêu ren sử dụng rất ít nhiên liệu, ô nhiễm chính ở các làng nghề thêu ren là ô nhiễm nguồn nước chủ yếu do khâu tẩy, giặt sản phẩm. Nguồn nước thải này được hòa lẫn vào nguồn nước thải sinh hoạt và thải ra theo hệ thống mương chung. Hầu hết các cơ sở sản xuất trong làng nghề chỉ chú trọng sản xuất, kinh doanh mà không chăm lo đến việc bảo vệ môi trường sinh thái, kết quả là ở một số nơi quy mô sản xuất đã vượt quá mức chịu đựng của môi trường.

Theo khảo sát điều tra đối với các hộ trong làng nghề nghiên cứu của đề tài nhận thức về mức độ ô nhiễm tại các làng nghề thêu ren thể hiện qua biểu đồ dưới đây.

Biểu đồ 4.2. Nhận thức của các hộ về mức độ ô nhiễm tại các làng nghề thêu ren truyền thống trên địa bàn huyện Thường Tín

Qua sự điều tra cho thấy vấn đề ô nhiễm ở các làng nghề thêu ren đều được các hộ dân nhận thấy là vấn đề chưa nghiêm trọng lắm. Tuy nhiên để các làng nghề thêu ren phát triển bền vững thì các cơ quan quản lý nhà nước cùng với người sản xuất, người dân địa phương cần có ý thức bảo vệ môi trường từ bây giờ. Hiện nay, hầu hết các cơ sở sản xuất trong làng nghề chỉ chú trọng sản xuất, kinh doanh mà không chăm lo đến việc bảo vệ môi trường sinh thái, kết quả là ở một số nơi quy mô sản xuất đã vượt quá mức chịu đựng của môi trường. Các cơ sở sản xuất trong làng nghề lại thường có mặt bằng sản xuất chật hẹp, nhà ở thường ở lẫn với xưởng sản xuất và nơi chứa nguyên liệu, sản phẩm. Các khu vực sản xuất lại thiếu phương tiện đảm bảo môi trường lao động từ đèn chiếu sáng đến quạt thông gió, hút hơi độc. Do đó vấn đề sức khỏe của người lao động trực tiếp và người dân sống trong làng bị ảnh hưởng xấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề thêu ren truyền thống trên địa bàn huyện thường tín, hà nội (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)