2.2.2.1.Bắc Ninh
Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 60 LNTT và đặc biệt có những LNTT phát triển mạnh như làng nghề sản xuất sắt thép Đa Hội và Trịnh Xá (xã Châu Khê, Từ Sơn), làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ (xã Đồng Quang, Từ Sơn), giấy Phong Khê, gốm Phù Lãng... Các sản phẩm của làng nghề truyền thống được tiêu thụ khắp thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu, tập trung vào các mặt hàng: đồ gỗ mỹ nghệ, gốm, tre trúc...Để phát triển LNTT, Bắc Ninh đã có một số giải pháp sau:
Tỉnh ủy Bắc Ninh đã ban hành nhiều nghị quyết chỉ đạo việc xây dựng, phát triển làng nghề, ngành nghề TTCN, ban hành nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp như: Nghị quyết số 12 – NQ/TU, Nghị quyết số 04 – NQ/TU, Nghị quyết số 02 – NQ/TU.
Quy hoạch tạo mặt bằng cho sản xuất, xây dựng mô hình khu công nghiệp LNTT đạt tiêu chuẩn môi trường. Khuyến khích phát triển các cụm công nghiệp LNTT và đa nghề, chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất trong khu công nghiệp.
Ưu tiên sử dụng quỹ khuyến công cho các cơ sở sản xuất trong các LNTT, nhất là chương trình nhân cấy nghề mới. Thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ cho các LNTT về các lĩnh vực như vốn, thị trường, khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực...
Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ .
Quan tâm, hỗ trợ các doanh nghiệp LNTT đổi mới thiết bị công nghệ, kết hợp cổ truyền với hiện đại và đã thực hiện hơn 10 chương trình với vốn vay từ nguồn vốn khoa học công nghệ do ngân sách nhà nước cấp.
Thành lập và tạo điều kiện cho hoạt động các hội, hiệp hội nghề nghiệp theo nhóm sản phẩm, tạo liên kết giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất .
Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương và các tổ chức nước ngoài, huy động nguồn đóng góp của các tổ chức kinh tế trong nước hỗ trợ các chương trình, dự án giải quyết ô nhiễm môi trường trong các LNTT.
Ngoài chính sách của tỉnh, các huyện còn có những giải pháp riêng hỗ trợ LNTT phát triển (Vũ Văn Đông, 2010).
2.2.2.2.Hà Tây (cũ)
Hà Tây là đất trăm nghề, là tỉnh có nhiều làng nghề nhất của cả nước với nhiều nghề truyền thống lâu đời như: lụa Vạn Phúc, rèn Đa Sỹ, sơn mài Duyên Thái... Với hơn 1000 làng có nghề và ơn 200 làng nghề ở địa phương đã góp phần làm cơ cấu kinh tế của tỉnh có bước chuyển dịch tích cực. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 20,5%, cao hơn mặt bằng chung cả nước, giải quyết công ăn việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn. Nhiều biện pháp được Hà Tây đặt ra và thực hiện có hiệu quả như sau:
Một là, khôi phục và phát triển làng nghề: Tỉnh đã có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ các nghề thủ công bị mai một trong thời ký bao cấp như các nghề: dệt, thêu ren, sơn mài, khảm trai, điêu khắc, đồ mộc, tơ tằm, và nhiều nghề khác. Bên cạnh việc khôi phục, duy trì làng nghề, nhân cấy nghề mới, đặc biệt là việc đưa nghề vào các làng nghề, tiến tới làng nghề. Với cách làm như vậy, số lượng làng nghề và làng có nghề ở Hà Tây được tăng lên nhanh chóng. Hiện nay, Hà Tây có hơn 1160 làng có nghề, 201 làng nghề và số lượng làng nghề, lanhg có nghề chiếm 80% số làng của tỉnh (Vũ Văn Đông,2010).
Hai là, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực: Việc dạy nghề, truyền nghề cho người lao động để họ có được một trình độ tay nghề nhất định... làm ra sản phẩm được thị trường chấp nhận và sau khi học họ có thể trở thành một thợ thủ công độc lập là một nhân tố quan trọng trong phát triển làng nghề, Tỉnh Hà Tây đã mở hàng trăm lớp học nghề với hàng chục ngàn học viên theo học. Khoảng 80% số học viên sau khi học xong được bố trí việc làm ngay tại các cơ sở sản xuất ở các làng nghề và họ thường trở thành những hạt nhân trong các nghề mới hình thành.
Ba là, chính sách khuyến công: Hà Tây đã chi hỗ trợ mỗi năm khoảng 1,5 tỷ cho các chương trình khuyến công để hỗ trợ phát triển công nghiệp, TTCN. Trong đó, trên 50% dành cho hỗ trợ mở lớp truyền dạy nghề, nhân cấy nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại các địa phương, đặc biệt là tại các làng xã không có nghề. Quỹ khuyến công còn được hỗ trợ sử dụng vào các dự án áp dụng công nghệ mới, thiết bị mới, làm ra các sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, bồi dưỡng kiến thức cho các chủ doanh nghiệp, các cán bộ quản lý ở các cơ sở, tổ chức tham quan học tập các tỉnh bạn.
2.2.2.3.Hải Dương
Hải Dương là tỉnh vốn có nhiều LNTT nổi tiếng như nghề mộc Cúc Bồ, gỗ Đồng Giao, vàng bạc Châu Khê, bánh đậu xanh Hải Dương... nhưng qua các thời kỳ của lịch sử, một số nghề đã bi mai một. Thực hiện chính sách đổi mới, tỉnh đang có những bước tiến nhanh chóng trong việc khôi phục làng nghề, du nhập nghề mới là bước đi cần thiết trong quá trình CNH, HĐH nông thôn.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước khuyến khích mỗi làng đều có nghề để giải quyết kinh tế hộ gia đình, tiến tới mỗi làng có một công ty sản xuất, kinh doanh mặt hàng làng nghề truyền thống. Hải Dương đã có nhiều chính sách nhằm khôi phục nghề truyền thống, du nhập nghề mới. Tỉnh có 51 làng nghề (năm 2011), trong đó 32 làng nghề truyền thống và 19 làng nghề mới với trên 60 nghề khác nhau như sản xuất cơ khí nhỏ, sản xuất nông cụ, dệt vải, tơ lụa, chế biến thực phẩm...(Vũ Văn Đông,2010).
Tỉnh đã xác định trước hết phải củng cố, nâng cao chất lượng, mẫu mã trong mỗi sản phẩm làng nghề, trang bị máy móc, thiết bị hiện đại với những quy trình công nghệ mới làm cho cơ cấu sản phẩm thủ công truyền thống của Hải Dương đã và đang chiếm lính không những thị trường trong nước mà còn xuất khẩu. Họ đã hoạt động theo nguyên tắc của nền kinh tế thị trường, đó là luôn luôn quan tâm tới lợi ích của người tiêu dùng. Để có “thị trường đầu ra” ổn định cho sản phẩm, hàng năm thông qua Sở Khoa học và Công nghệ, tỉnh đã dành một phần kinh phí nghiên cứu phục vụ cho sản xuất và đặc biệt là kinh phí chuyển giao công nghệ sản xuất tiên tiến, nâng cao năng suất và chất lượng hàng hóa.
Mặt khác, để người dân tiếp cận được các dịch vụ sản xuất, có điều kiện mua sắm thêm các phương tiện, công cụ sản xuất. Hải Dương chỉ đạo các ngành liên quan phối hợp có những biện pháp cụ thể giúp đỡ nông dân. Các ngành tài chính và thuế đang dần từng bước đưa ra những quy định hợp pháp về chứng từ, hóa đơn để giúp cho các hộ làm nghề nhập thiết bị nước ngoài đầu tư vào sản xuất theo các dự án vay vốn tín dụng ưu đãi.
Hiện nay, tỉnh đang xúc tiến xây dựng các Trung tâm hỗ trợ tư vấn cho các làng nghề và tiến tới hòa nhập với các hội làng nghề để huy động các nguồn lực của Nhà nước vào sự phát triển của làng nghề. Đồng thời có quy hoạch để phát triển làng nghề trong toàn tỉnh tới từng huyện, thị xã...(Vũ Văn Đông,2010).
2.2.2.4.Bài học kinh nghiệm rút ra từ các tỉnh
- Chú trọng công tác đào tạo nghề cho người lao động, khuyến khích tư nhân và các tổ chức xã hội mở cơ sở đào tạo nghề cho nông dân.
- Phải xây dựng quy hoạch phát triển LNTT và tổ chức tốt công tác triển khai thực hiện quy hoạch.
- Thành lập và tạo điều kiện cho hoạt động các hội, hiệp hội nghề nghiệp theo nhóm sản phẩm, tạo liên kết giữa các nhóm sản xuất-tiêu thụ.
- Kết hợp phát triển du lịch với làng nghề truyền thống.
- Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ .
- Các cấp ủy Đảng, chính quyền phải quan tâm, chỉ đạo và ban hành các chủ trương, chính sách thiết thực, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương để khai thác tốt các nguồn lực.
- Ngoài các chính sách của tỉnh thì các huyện, các xã phải có những giải pháp của riêng mình hỗ trợ LNTT phát triển (Nguyễn Thị Trâm Anh, 2014).
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Thường Tín là một huyện nằm ở cửa ngõ phía nam của thành phố Hà Nội, là một huyện của tỉnh Hà Tây trước đây, cách trung tâm thủ đô 13 km. Huyện có tổng diện tích là 12,738,64 ha, gồm 28 xã và 1 thị trấn. Dân số khoảng 236,285 người (Niên giám thống kê tỉnh Hà Nội).
Hình 3.1. Vị trí địa lý huyện Thường Tín, Hà Nội
Địa hình của huyện nằm trên quốc lộ 1A dài 17,2km và đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ dài 17km, chạy ngang huyện là tuyến đường tỉnh lộ 427 (đường 71 cũ), tỉnh lộ 429 (73 cũ). Phía đông giáp 2 huyện Văn Giang và Khoái
Châu (Hưng Yên), phía Nam giáp huyện Phú Xuyên, phía Tây giáp huyện Thanh Oai , phía Bắc giáp huyện Thanh Trì. Huyện có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua với 3 nhà ga là Thường Tín, Đỗ Xá và Tía, đường thủy có sông Hồng, sông Nhuệ, với cảng Hồng Vân, cảng Vạn Điểm (Niên giám thống kê tỉnh Hà Nội).
Với vị trí địa lý trên thì huyện Thường Tín có rất nhiều thuận lợi trong việc giao thương, trao đổi hàng hóa với các tỉnh trong cả nước, và thuận lợi nhận được các dự án đầu tư phát triển về huyện của cả trong và ngoài nước.
3.1.2. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn
Huyện Thường Tín mang các đặc điểm của khí hậu vùng đồng bằng châu thổ sông hồng: khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều.
Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa nóng ẩm (tháng 5-tháng 10) và mùa khô hanh (tháng 11 – tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ không khí trung bình năm 230C, mùa nóng nhiệt độ trung bình tháng đạt 270C. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối có thể lên tới 410C vào mùa Hạ, mùa lạnh nhiệt độ trung bình từ 10-170C, rét đậm rét hại tới 50C.
Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.700mm. Mưa tập trung vào mùa nóng ẩm. Nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8. Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió mùa Đông Nam mang theo nhiều hơi nước từ biển vào gây nên những trận mưa rào, đôi khi ảnh hưởng của gió bão kèm theo mưa lớn gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống. Gió mùa Đông Bắc thường gây ra lạnh, hanh khô, mưa phùn, đôi khi có sương mù, sương giá trong tháng 12 và tháng 1, song ít gây thiệt hại cho sản xuất.
Trên địa bàn huyện có 2 con sông lớn chảy qua là: Sông Hồng , sông Nhuệ. Ngoài ra còn có một mạng lưới các dòng sông lớn nhỏ trải khắp huyện (Niên giám thống kê tỉnh Hà Nội).
3.1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
Đất đai
Thường Tín cũng như các vùng khác thuộc khu vực Đồng Bằng sông Hồng chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Đất đai phần lớn được sử dụng để trồng cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản.
Bảng 3.1. Tình hình đất đai huyện Thường Tín 2013 - 2015
ĐVT: ha
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
So sánh % Năm 14/13 Năm 15/14 BQ Tổng diện tích đất TN 12.738,64 12.738,64 12.738,64 100,00 100,00 100,00 1, Đất nông nghiệp 7.699,83 7.416,67 7.321,69 96,32 90,46 97,51 - Đất trồng cây hàng năm 6.897,52 6.723,52 6.693,52 97,48 99,55 98,51 - Đất nuôi trồng thủy sản 802,31 693,15 628,17 86,39 90,63 88,48 2, Đất phi NN 4.930,04 5.219,71 5.323,43 105,88 101,99 103,91 - Đất thổ cư 1.345,67 1.445,52 1.569,46 107,42 108,57 108,00 -Đất chuyên dụng 2.343,55 2.173,55 2.043,55 92,75 94,02 93,38 -Đất phi nông nghiệp khác 1.240,82 1.600,64 1.710,42 129 106,86 117,41 3, Đất chưa sử dụng 108,77 102,26 93,52 94,01 91,45 92,725 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Thường Tín (2015) Theo bảng 3,1 thì diện tích đất nông nghiệp đã giảm 378,14 ha từ năm 2013 đến năm 2015, đồng thời cơ cấu diện tích đất nông nghiệp cũng giảm năm 2013 là 60,45% đến năm 2015 còn 57,47%. Diện tích đất trồng cây hàng năm giảm nhưng chưa đáng kể, theo kế hoạch tình hình sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Thường Tín thì sẽ giảm cơ cấu diện tích đất nông nghiệp xuống dưới 50%. Diện tích đất phi nông nghiệp tăng 339,39 ha trong 3 năm gần đây, trong đó diện tích đất thổ cư tăng khoảng 7,5% một năm.
Tình hình dân số và lao động
Tình hình dân số trên địa bàn huyện Thường Tín từ năm 2013 đến năm 2015 tương đối ổn định, tỷ lệ tăng bình quân 2%/ năm. Đối tượng lao động ngoài độ tuổi vẫn làm việc tương đối cao, tuy nhiên đã có xu hướng giảm từ năm 2013 đến năm 2015. Đối tượng ngoài độ tuổi được nghỉ ngơi ngày càng tăng lên là dấu hiệu tốt đối với tình hình dân số xã hội.
Lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tất cả các thành phần lao động, năm 2013 là 42,23% tuy nhiên tỷ lệ này đang giảm dần theo các năm năm 2015 còn 36,62%. Lao động gia tăng lên vào các thành phần lao động khác như lao động xây dựng cơ bản, vận tải, lao động thương nghiệp, dịch vụ và lao động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Lao động trong các cơ quan hành chính năm 2015 giảm do chính sách cắt giảm biên chế.
Lực lượng lao động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp năm 2013 đến năm 2015 đều tăng với tốc độ tăng khoảng 5%/năm. Trong đó, điều đáng mừng là lực lượng lao động tham gia thêu ren ngày càng tăng qua các năm từ năm 2013 đến năm 2015. Năm 2014 lực lượng lao động tham gia vào thêu ren tăng 6,48% so với năm 2013, và đến năm 2015 tăng tương ứng 13,09% so với năm 2014. Với số lượng lao động thêu ren ngày càng tăng chứng tỏ một điều là thu nhập từ hoạt động này mang lại rất có ý nghĩa đối với người lao động và nghề thêu ren cũng đang có sức hấp dẫn đối với lao động trong huyện.
Thu nhập từ nghề nông tương đối thấp, chỉ đủ đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người dân cho nên người dân trên địa bàn huyện tham gia thêm nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là vào thời kỳ nông nhàn. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 44 làng được UBND thành phố Hà Nội công nhận là làng nghề, ngoài ra còn nhiều làng nghề khác chưa được công nhận. Những làng nghề phát triển, đem lại lợi nhuận cao thì nghề nông chỉ được xem là nghề phụ, người dân sẽ chú trọng hơn đến hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm làng nghề. Còn đối với những làng nghề mà sản phẩm có giá trị nhỏ hoặc làng nghề chưa được quan tâm và chú trọng phát triển thì người dân trong thời kỳ nông nhàn sẽ sản xuất và kinh doanh các sản phẩm làng nghề của họ.
Bảng 3.2. Tình hình dân số - lao động huyện Thường Tín qua 3 năm 2013 – 2015
ĐVT: Người
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
So sánh % Năm 14/13 Năm 15/14 BQ 1.Tổng dân số 225.304 231.155 236.285 102,5 102,21 102,41 2. Tổng lao động 121.865 125.368 128.710 103,01 102,67 102,77
- Lao động ngoài độ tuổi 4.516 4.223 3.790 93,5 89,74 91,61
- lao động trong độ tuổi 117.349 121.145 124.920 103,23 103,12 103,18
+ Lao động nông nghiệp 49.674 47.543 45.756 95,71 96,24 95,98
+ Lao động CN, tiểu TCN 30.167 31.789 33.564 105,38 105,58 105,48
Trong đó: Lao động thêu ren 11.960 12.735 14.401 106,48 113,09 109,73
+ Lao động trong cơ quan hành chính 25.036 26.210 25.710 104,69 98,09 101,34 + Lao động xây dựng cơ bản, vận tải 8.010 9,500 11.320 118,6 119,16 118,88 + Lao động thương nghiệp, dịch vụ 4.462 6.103 8.570 136,78 140,42 138,59