Hệ thống sông suối, ao hồ

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án: “kè sông rác” (Trang 34 - 35)

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN LẬP BÁO CÁO ĐTM:

2.2.1. Hệ thống sông suối, ao hồ

Huyện thuộc vùng bán sơn địa, có đầy đủ mọi biểu hiện địa hình các loại : núi đồi, đồng bằng, ven biển… với hệ thống sông hồ chằng chịt và dày đặc (gồm khe, suối, hói đồng, bàu nước, hồ…). Các con sông hầu hết bắt nguồn từ dãy Hoành Sơn Tây, chảy từ Nam sang Bắc, độ dốc khá cao, dòng chảy ngắn và hẹp. Ngoài 3 hệ thống sông chính là sông Ngàn Mọ, Sông Quèn, sông Rác chảy theo hai hướng Nam – Bắc thì sông ngòi trong vùng chảy đan xen nhau tựa như mạng nhện rất thuận tiện cho giao thông trong vùng.

Ngoài hệ thống các sông lớn, vùng đồi núi Cẩm Xuyên còn có nhiều khe suối nhỏ cùng với những hồ, bàu nước lớn nhỏ như Hồ Kẽ Gỗ, Hồ Bộc Nguyên, Hồ Sông Rác, Hồ Thượng Tuy.. tạo thành một hệ thống thoát nước tự nhiên rất

hữu ích cho việc tưới tiêu ruộng vườn, đồng thời gúp toàn huyện tránh được tình trạng ngập úng vào mùa mưa.

Sông Rác là con sông chính trên địa bàn Huyện, bắt nguồn từ hai nhánh phía Tây Huyện và đổ ra Cửa Nhượng thuộc xã Cẩm Lĩnh và xã Cẩm Nhượng. Thương nguồn Sông Rác là hồ chứa nước Sông Rác với diện tích lưu vực 115km2, dung tích 124,5 triệu m3, phục vụ tưới tiêu cho 366ha diện tích đất nông nghiệp.

Chiều dài Sông Rác tính từ cửa xã của Hồ chứa nước Sông Rác ra đến Cửa Nhượng là 18,5km, do đã có hồ chứa nước trên thượng nguồn nên Sông Rác có nhiệm vụ chính là tưới tiêu, thoát lũ cho Hồ chứa nước Sông Rác và dân cư khu vực. Về mùa kiệt, chế độ chảy trên sông chủ yếu do ảnh hưởng của thuỷ triều biển Đông theo chế độ nhật triều không đều. Mực nước sông thay đổi theo thủy triều hằng ngày, chiều rộng trung bình lòng sông trong khu vực dự án khoảng 80 đến 130 m.

Trong những năm gần đây, kể từ khi xây dựng hồ chứa nước sông Rác đã thay đổi dòng chảy của sông, Diễn biến dòng chảy bất thương cộng với điều kiện độ dốc lòng sông tương đối lớn, xu thế của dòng chảy bắt đầu tạo thành các cung lở để kéo dài lòng dẫn, tình hình xói lở ngày càng diễn biến nghiêm trọng. 2 cung lở xung yếu nhất là đoạn bờ hữu từ điểm (K1+0.0) đến cầu chợ Biên (K1+700) dài khoảng 1.700 m và đoạn bờ tả từ đoạn chợ Biền (K1+700) đến điểm (K2+400) dài khoảng 700 m. Tại vị trí lở lớn nhất tốc độ xói lở lấn vào bờ sông từ 3-4m/năm. Do ảnh hưởng của dòng chảy trong đoạn sông cong, dòng chủ lưu lại đi sát bờ sông phía tả gây nên hiện tượng xói chân bờ sông.

Các đặc trưng về chế độ thủy văn của sông Rác tại trạm Cẩm Nhượng như sau: Mực nước sông thấp nhất trung bình vào mùa kiệt: HminTB = -83,0cm. Mực nước sông trung bình trong nhiều năm: HTB = 30,9cm.

Mực nước sông trung bình vào mùa lũ: HTB = 267,9cm.

Mùa mưa lũ thương kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm. Khi mùa mưa lũ về, mực nước sông tăng cao, toàn bộ các xóm nằm trên thầm sông đều bị ngập từ 0,5 – 1m.

Vì vậy, việc xây dựng Kè chống sạt lở 2 bên bờ sông đoạn này là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án: “kè sông rác” (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w