Phòng chống cháy nổ

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án: “kè sông rác” (Trang 97 - 98)

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN LẬP BÁO CÁO ĐTM:

4.2.1. Phòng chống cháy nổ

Để phòng chống cháy nổ, chủ dự án sẽ thực hiện các biện pháp sau: - Phòng chống sự cố nổ mìn câm để lại sau chiến tranh:

+ Thực hiện công tác rà phá bom mìn để lại sau chiến tranh trước khi thi công công trình.

+ Công tác rà phá bom mìn phải được cơ quan có đủ chức năng, giấy phép hành nghề thực hiện; Phải áp dụng đầy đủ những yêu cầu kỹ thuật về an toàn nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình thi công cũng như an toàn cho việc sử dụng tuyến kè sau này, các yêu cầu bao gồm: yêu cầu về nhân lực, yêu cầu về trang thiết bị và yêu cầu về tổ chức thực hiện.

+ Xung quanh khu vực công trường phải cắm cờ, biển báo và bố trí cảnh giới cầm người, các phương tiện không có nhiệm vụ ra vào công trường.

+ Người thực hiện công việc rà phá bom mìn chỉ đi lại trong khu vực được phân công, nghiêm cấm tùy tiện đi lại tự do trong khu vực thi công; không được hút thuốc, uống các đồ uống có chất kích thích trong khu vực rà phá bom mìn.

+ Các vị trí có bom mìn vật liệu nổ phải được cắm cờ và chỉ có người làm nhiệm vụ xử lý mới được vào khi được chỉ huy công trường giao nhiệm vụ.

- Phòng chống cháy nổ trong giai đoạn xây dựng:

+ Xây dựng phương án phòng chống cháy, nổ; Nội quy an toàn cháy, nổ tại các khu lán trại của công nhân.

+ Chuẩn bị các tẹc nước dự trữ, trang bị các dụng cụ và thiết bị chữa cháy cầm tay tại các khu lán trại để ứng phó kịp thời khi có hỏa hoạn xảy ra.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án: “kè sông rác” (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w