4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN LẬP BÁO CÁO ĐTM:
3.1.2.4. Đánh giá tác động
a. Tác động đến môi trường không khí:
Bụi sinh ra ở giai đoạn này như đã tính toán định lượng ở phần trên, các tác động của bụi đến môi trường không khí như sau:
- Vào những ngày thời tiết khô hanh bụi phát tán với mật độ dày do hoạt động bốc xúc, vận chuyển đất, đá trên khu vực công trường. Ở điều kiện thời tiết bình thường bụi đất, đá do bốc xúc vận chuyển chỉ phát tán trong khoảng không gian có bán kính khoảng 30 m từ điểm sinh ra bụi, khi có gió bụi có thể khuyếch tán lên độ cao trên 10 m và đi xa theo hướng gió trên 100m.
- Bụi xi măng do gió cuốn sẽ phát tán vào môi trường không khí tại công trường, kho tập kết vật liệu. Bụi xi măng phát sinh dày đặc ở khu vực bốc xếp.
- Bụi do quá trình vận chuyển sắt thép, xi măng, cát, sỏi về khu vực thi công có không gian phát tán rộng và tác động đến nhiều đối tượng như thảm thực vật, dân cư sống hai bên đường và người đi đường.
- Trong thời gian thi công xây dựng hàm lượng bụi lơ lửng ở khu vực công trường, điểm tập kết vật liệu thường cao hơn giá trị cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT.
- Khí thải do tất cả các hoạt động của dự án đã được tính toán, định lượng ở trên, qua đó ta thấy các hoạt động trong giai đoạn xây dựng công trình tuyến kè đã phát thải một lượng lớn các chất khí độc hại gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, không gian phát tán rất rộng nên nồng độ khí thải được giảm đi nhiều, nhưng ít nhiều sẽ gây ra một số tác động xấu đến chất lượng môi trường không khí trên khu vực như sau:
+ Làm gia tăng hàm lượng của các khí độc trong môi trường không khí. + Góp phần tăng khả năng gây ra hiện tượng mưa axit.
+ Khí CO2, CO, NOx làm tăng khả năng gây nên hiệu ứng nhà kính.
+ Khí sinh ra từ các công trình vệ sinh, bãi tập kết rác sinh hoạt, tập kết xác thực vật là các khí có mùi hôi khó chịu như H2S, NH3.
+ Nhiệt độ cục bộ các khu vực thi công, điểm nấu nướng, khu dân cư tăng lên cũng làm cho bầu không khí trở nên oi bức.
+ Hàm lượng khí thải như COx, NOx trong không khí ở khu vực có máy móc thi công thường cao hơn nhiều so với các khu vực khác. Tuy nhiên, theo dự đoán và thực tế từ nhiều công trình xây dựng thì hàm lượng này vẫn nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT.
b. Tác động đến môi trường nước: - Tác động do nước thải:
+ Nước mưa chảy tràn cuốn theo chất thải từ quá trình thi công xây dựng như xi măng, nước thải từ sinh hoạt và đặc biệt là một khối lượng lớn bùn cát làm cho hàm lượng cặn trong nước rất cao gây ô nhiễm nguồn nước mặt xung quanh khu vực. Đây là tác động chủ yếu đến môi trường nước trong khu vực.
+ Xác thực vật phân hủy sinh ra mùi hôi thối bị nước mưa cuốn theo cũng sẽ làm ô nhiễm nguồn nước xung quanh khu vực và thấm xuống đất làm ô nhiễm nguồn nước dưới đất. Nước bị ô nhiễm do xác thực vật phân huỷ thường có màu xanh lục và có mùi hôi.
+ Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất cặn bã, chất lơ lửng, chất hữu cơ như BOD5, COD... và vi sinh vật (có thể mang theo nhiều vi sinh vật gây bệnh) nếu như không có biện pháp thu gom và xử lý sẽ làm ô nhiễm nước mặt Sông Rác.
+ Nước thải của quá trình thi công xây dựng, bảo dưỡng bê tông có phạm vi tác động nhỏ và mức độ tác động đến môi trường nước là không đáng kể, bởi vì lượng nước thải phát sinh nhỏ không đủ để tạo nên dòng chảy.
+ Nước thải từ khu vực bảo dưỡng, sửa chữa, rửa xe chứa các chất thải nguy hại như: dầu, mỡ sẽ rất độc hại đối với môi trường thủy sinh. Tuy nhiên, phạm vi tác động không rộng.
+ Công tác đắp đê quai, bơm nước hố móng khi thi công các công trình dưới nước làm tăng độ đục, hàm lượng cặn lơ lửng tăng lên, tác động đến chất lượng nước sông Rác. Ngoài ra, công tác thi công các công trình dưới nước, đắp đê quai còn tác động đến chế độ dòng chảy của sông Rác, ngăn dòng chảy của sông.
Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí, chủ đầu tư thực hiện thi công vào mùa nước kiệt, quá trình thi công không bị ảnh hưởng bởi dòng chảy của sông Rác. Chỉ một số công trình như chân kè phía hạ lưu Sông Rác, các công tiêu thoát nước, mố cầu Thọ Trung bắc qua sông Rác cần phải thực hiện thi công đê quai, tháo nước hố móng, thời gian thi công ngăn, vào thời điểm nước sông gần như khô kiệt nên tác động của công tác này tới chế độ thủy văn của sông Rác và chất lượng nước sông được giảm thiểu đến mức thấp nhất.
- Tác động của chất thải rắn:
Chất thải rắn sinh hoạt rất dễ phân huỷ tạo ra nước rỉ rác (có mùi hôi thối, mang theo nhiều vi sinh vật) khi thấm xuống đất sẽ làm ô nhiễm môi trường nước dưới đất trong khu vực.
Quá trình bóc đất phong hóa, bùn thải, đào bạt mái kè để thi công tuyến kè nếu không vận chuyển đi đổ thải mà đổ xuống lòng sông sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước, chế độ thủy văn của sông Rác gây hiện tượng bồi lắng, ảnh hưởng đến khả năng thoát lũ trong mùa mưa. Vì vậy, trong quá trình thi công chủ đầu tư cam kết không đổ thải và đào bạt mái xuống lòng sông nhằm bảo vệ môi trường, đồng thời có phương án đổ thải phù hợp. Hiện tại chủ đầu tư đã thỏa thuận với địa phương về vị trí đổ thải tại sân bóng xã Cẩm lạc với diện tích 10.000m2 (Biên bản thỏa thuận đính kèm phần phục lục).
Chất thải rắn xây dựng như đất, đá tại bãi thải nếu không đổ đúng kỹ thuật, không có kè chắn, thì khi mưa xuống có thể gây sạt lở, đất đá trôi xuống sông làm cho nước có độ đục cao.
- Tác động do hoạt động giải phóng mặt bằng, thi công xây dựng:
Việc chặt phát cây, san gạt mặt bằng sẽ làm mất lớp phủ thực bì nên khi có mưa, nước mưa sẽ cuốn theo đất, đá xuống làm cho độ đục tăng lên.
Quá trình rửa vật liệu cát, sỏi để phục vụ thi công sẽ làm phát sinh một lượng nước thải tương đối lớn có hàm lượng bùn cặn cao, khi thải xuống sông gây nên đục nước, làm giảm hàm lượng ô xi hòa tan trong nước, ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài thủy sinh.
c. Tác động đến môi trường đất
- Tác động do các hoạt động giải phóng mặt bằng, thi công xây dựng:
Trong giai đoạn giải phóng mặt bằng các hoạt động như san gạt mặt bằng, bóc bỏ lớp hữu cơ trên bề mặt ảnh hưởng mạnh mẽ đến môi trường đất, tác động này sẽ làm xáo trộn kết cấu, thay đổi tính chất vật lý hóa học và tác động đến hệ sinh vật đất. Đây là tác động chủ yếu làm ảnh hưởng đến môi trường đất trong giai đoạn này.
- Tác động của chất thải đến môi trường đất:
Chất thải xây dựng như bìa các tông, sắt thép vụn, hộp nhựa, đất, đá thải... nếu không được thu gom xử lý sẽ lẫn vào đất. Các loại chất thải không phân hủy được như nilon, sắt thép... sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất. Chất thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân trên công trường là loại chất thải rất dễ phân hủy tạo ra mùi hôi thối, nếu không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường đất sẽ làm ô nhiễm môi trường đất. Tuy nhiên, loại chất thải này hầu như chỉ tập trung ở khu vực lán trại của công nhân nên dễ thu gom đem đi xử lý, do đó tác động là không lớn.
Chất thải rắn có chứa dầu mỡ là chất thải nguy hại với khối lượng ít, nhưng đây là loại chất thải không phân hủy trong môi trường đất do đó nếu không có biện pháp thu gom xử lý sẽ tác động nghiêm trọng đến môi trường đất.
- Tác động của nước thải đến môi trường đất:
Nước thải của quá trình thi công xây dựng có chứa xi măng; nước thải từ điểm sửa chữa, rửa các thiết bị, xe máy có chứa yếu tố độc hại như: dầu, mỡ. Các loại nước thải này khi thấm vào đất sẽ làm đất trở nên chai cứng. Nhưng khối lượng ít, phạm vi tác động nhỏ.
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất bẩn đặc biệt là hàm lượng các chất hữu cơ cao. Do đó nếu kiểm soát không tốt sẽ phát thải và thẩm thấu vào đất làm ô nhiễm môi trường đất.
Nước mưa chảy tràn sẽ cuốn trôi lớp đất phủ, hoà tan một số chất dinh dưỡng trong đất, đặc biệt là khi đã mất lớp phủ thực vật sẽ làm rửa trôi, xói mòn đất gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường đất trên khu vực thi công.
d. Tác động đến hệ sinh thái của khu vực: - Tác động tới hệ sinh thái ven bờ:
Các hoạt động trong quá trình giải phóng mặt bằng, thi công xây dựng sẽ tác động tới hệ sinh thái ven bờ như sau:
+ Quá trình giải phóng mặt bằng, phát quang chặt bỏ các loài thực vật trên bề mặt tuyến kè sẽ làm giảm số lượng cá thể các loài thực vật trồng trong khu vực dự án như các loài như Keo, Tro, Tre, Xoan, Phi lao và các loài thực vật tự nhiên như cỏ dại, lau lách, cây bụi…
+ Quá trình san gạt mặt bằng sẽ làm mất nơi sinh sống, cư trú, sinh sản và làm chết một số loài động vật sống trong đất như các loài côn trùng, các loài động vật sống trong hang như rắn, ếch,…
+ Bụi, khí thải từ các hoạt động thi công xây dựng đều làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh sống và phát triển của hệ động thực vật trong khu vực và vùng lân cận như: Bụi bám trên lá cây làm giảm quá trình quang hợp của cây xanh, làm nóng lá; các khí SO2, CO, H2S đều gây ra các bệnh cho lá cây và ảnh hưởng tới sự phát triển của cây xanh. Tuy nhiên, tác động này không ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển của thảm thực vật gần đó.
- Tác động tới hệ sinh thái dưới nước:
Hệ sinh thái thủy vực của khu vực dự án sẽ bị tác động mạnh mẽ trong giai đoạn thi công xây dựng tuyến kè. Các hoạt động đào đắp tuyến kè, thi công các công trình trên tuyến kè như cầu, cống, bến dân sinh, đặc biệt là công tác thi công các công trình dưới nước phải thực hiện đắp đê quai, tháo nước hố móng gây tác động đến chất lượng nước Sông Rác, sẽ tác động tới hệ sinh thái dưới nước như sau:
+ Đối với hệ động vật: sẽ làm mất nơi cư trú, sinh sống, sinh sản, kiếm ăn và có thể làm chết các loài sinh vật sống ven bờ như các loài sinh vật phù du, các loài cá, bò sát… từ đó làm giảm tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái của khu vực.
+ Đối với hệ thực vật: sẽ làm chết các loài thực vật như các loài họ Rong, Cói… làm giảm số lượng cá thể, thành phần các loài trong khu hệ thực vật.
+ Hoạt động thi công các công trình dưới nước như chân kè, các công trình trên tuyến như cầu bắc qua sông Rác, bến dân sinh… phải thực hiện đắp đê quai, tháo nước hố moong gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước và chế độ thủy văn của sông Rác, làm cho độ đục của nước mặt tăng lên dẫn đến một số loài thực vật thuỷ sinh (rêu, tảo) sống ở tầng đáy có thể chết do thiếu ánh sáng.
Nhiễm độc dầu mỡ có thể làm chết một số loài thực vật, động vật.
Quá trình thi công xây dựng làm thay đổi địa hình từ quá trình đào đắp, san gạt, xây dựng tuyến kè.
Tuyến kè sẽ được đắp cao, đồng thời tuyến kè được kết hợp làm đường giao thông cho dân sinh đi lại. Như vậy, sau khi xây dưng thì đỉnh kè sẽ cao hơn ruộng vườn, đất sản xuất của người dân về phía làng, gây hiện tượng ngập úng, ảnh hưởng đến đời sống và cây trông của người dân. Cây trồng có thể bị chết do ngập úng gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, thu nhập của người dân.
Tuy nhiên, yếu tố tích cực của dự án là đã tạo ra tuyến kè nhằm làm nhiệm vụ chống sạt lở, chống lũ với chiều dài tuyến kè 11.635m, mặt kè kết hợp với đường giao thông rộng 5m, hệ thống cầu, cống thoát nước hoàn thiện. Tất cả các yếu tố trên tạo nên một dạng địa hình, cảnh quan mới sạch đẹp cho khu vực dự án.
f. Tác động đến chất lượng nước sông Rác
Dự án kè chống sạt lở sông Rác được triển khai xây dựng tại xã Cẩm Lạc và Cẩm Trung, Huyện, hiện tại trong khu vực thực hiện dự án là khu dân cư tập trung khá đông đúc vì vậy những tác động môi trường của dự án khi triển khai xây dựng và hoạt động dân sinh sẽ gây tác động đến chất lượng nước của sông Rác. Quá trình phát quang, chặt cây, bóc đất phong hóa, đào đắp, thi công sẽ phát sinh nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại... nếu không có biện pháp giảm thiểu sẽ làm tăng độ đục, hàm lượng cặn, giảm lượng ô xi trong nước làm suy giảm chất lượng nguồn nước và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của hệ sinh thái thủy sinh.
Ngoài ra, trong quá trình xây dựng có thể xảy ra hiện tượng sạt lở, xói mòn đất đá xuống sông, đất đào bạt mái và bóc phong hóa không vận chuyển đi mà đổ xuống lòng sông gây nên hiện tượng bồi lắng dòng sông, thu hẹp mặt cắt của dòng chảy làm giảm khả năng thoát lũ vào mùa mưa của sông Rác, tăng khả năng gây lũ lụt khu vực Huyện.
g. Các tác động đến con người:
- Quá trình rà phá bom mìn nếu không thực hiện đúng kỹ thuật an toàn có thể xảy ra vụ nổ mìn cầm còn sót lại sau chiến tranh, gây các thương tích ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng lao động, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến tính mạng của người tham gia trực tiếp công tác ra phá bom mìn và người dân trong khu vực dự án.
- Bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, thi công xây dựng gồm bụi đất, đá, bụi xi măng... đặc biệt nguy hiểm đến công nhân, nếu không có biện pháp phòng tránh thì sẽ gây ra các bệnh về mắt, viêm loét họng, bệnh về phổi, ăn tay, ăn chân.
- Bụi do các phương tiện vận chuyển nguyên, vật liệu cho dự án gây nên, tác động đến môi trường sống các hộ dân hai bên đường vận chuyển.
- Bụi, khí thải phát sinh trên tuyến đường giao thông có thể làm che khuất tầm nhìn của các phương tiện có thể xảy ra các tai nạn giao thông đáng tiếc trên đường, đối tượng chịu tác động chính là công nhân, người tham gia giao thông và nhân dân địa phương. Đặc biệt, khu vực dự án nối liền với Quốc lộ 1A, nên khả năng xảy ra hiện tượng mất an toàn giao thông trên tuyến đường này là rất cao.
- Đối với các công nhân làm việc với các thiết bị máy móc có độ rung, độ ồn cao có nguy cơ gây nên bệnh nghề nghiệp như: điếc nghề nghiệp, bệnh lãng tai, bệnh rung,..
- Tai nạn trong khi chặt hạ cây để giải phóng mặt bằng.
- Sự cố như lật xe (bởi địa hình khu vực dự án nhỏ hẹp, dễ trơn trượt), mìn sót lại trong chiến tranh.
- Chập điện gây cháy nổ, sét có thể gây chết người.
h. Tác động đến môi trường kinh tế - xã hội:
- Quá trình thi công xây dựng, do tuyến kè dự án nằm trong vùng khu dân cư của 13 xóm thuộc 2 xã Cẩm Lạc và Cẩm Trung, tuyến đường vào ra dự án là