Đối tượng bị tác động

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án: “kè sông rác” (Trang 72)

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN LẬP BÁO CÁO ĐTM:

3.1.3.3. Đối tượng bị tác động

Đối tượng bị tác động bởi hoạt động của dự án trong giai đoạn này bao gồm đối tượng tự nhiên và đối tượng xã hội.

Bảng 3.19. Đối tượng và quy mô tác động trong giai đoạn tuyến kè đi vào hoạt động TT Đối tượng bị tác động Yếu tố tác động Không gianQuy mô tác độngThời gian

1 Môi trường không khí Bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung Trên toàn tuyến kè

Trong suốt quá trình tuyến kè đi

vào hoạt động 2 Môi trường nước mặt Nước mưa chảy tràn,

chất thải rắn Trên toàn tuyến kè 3 Môi trường

nước dưới đất

Nước mưa chảy tràn, chất thải rắn

Nước ngầm xung quanh tuyến kè

4 Môi trường đất Nước mưa chảy tràn, chất thải rắn

Khu vực mỏ và khu vực xung quanh mỏ

5 Hệ sinh thái trên cạn Bụi, khí thải, tiếng ồn, bụi Sinh vật và hệ sinh thái xung quanh kè

6 Hệ sinh thái dưới nước Nước mưa chảy tràn, chất thải

rắn Hệ sinh thái sông Rác

7 Kinh tế - Xã hội

- Chống lũ, sạt lở

- Bảo vệ cơ sở hạ tầng khu vực

- Tạo cảnh quan môi trường khu vực

- Trên toàn bộ tuyến kè. - xã Cẩm Lạc, Cẩm Trung - Cảnh quan 2 bên bờ sông Rác

8 Sức khỏe cộng đồng

- Bảo vệ dân cư trước tình trạng sạt lở, lũ lụt

- Bụi, khí thải, tiếng ồn - Tai nạn giao thông

- Dân cư 2 xã Cẩm Lạc và Cẩm Trung

- Dân sinh sống sát tuyến kè

- Đường giao thông trên tuyến kè

3.1.3.4. Đánh giá tác động

a. Môi trường không khí:

Giai đoạn này nguồn gây ô nhiễm đáng kể nhất là bụi và khí thải phát sinh từ các phương tiện lưu thông trên tuyến kè kết hợp với đường giao thông. Bụi, khí thải trong giai đoạn này có thành phần cũng giống như trong giai đoạn thi công xây dựng, tuy nhiên nguồn tác động này là không lớn do mật độ xe tham gia giao thông trên tuyến kè không nhiều chủ yếu là xe máy và xe có tải trọng nhỏ của nhân dân địa phương tham gia giao thông trên tuyến đường. Mặt khác, nguồn thải khá phân tán, đồng thời môi trường không khí khu vực dự án hiện tại đang rất tốt nên sức chịu tải lớn, mức độ ảnh hưởng của dự án đến môi trường không khí được đánh giá là nhỏ và có thể kiểm soát được.

Nước mưa chảy tràn trong giai đoạn có nồng độ các chất ô nhiễm ít hơn nhiều so với giai đoạn xây dựng, nhưng trên đường đi của nó cũng sẽ cuốn theo bùn cát xuống sông làm ô nhiễm nước mặt trong khu vực. Tuy nhiên tác động này là không đáng kể.

Ngoài ra, người tham gia giao thông, chăn thả trâu bò thiếu ý thức sẽ vứt các chất thải như túi ni lon, thức ăn thừa bừa bãi trên tuyến kè, theo gió cuốn bay hoặc theo dòng nước mưa đi xuống dòng sông Rác gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước.

c. Môi trường đất:

Trong giai đoạn tuyến kè đi vào hoạt động thì tác động đến môi trường đất trong khu vực dự án chủ yếu là ở mái kè về những đoạn không được gia cố bằng bê tông, mà chỉ trồng cỏ nên trong quá trình hoạt động thì nước mưa chảy tràn có thể sẽ làm xói mòn, rửa trôi lớp đất bề mặt. Tuy nhiên, trên tuyến kè đã đươc thiết kế hệ thống mương thoát nước, hệ thống cống tiêu hoàn thiện sẽ làm hạn chế đáng kể tác động của nước mưa chảy tràn đến môi trường đất.

d. Hệ sinh thái của khu vực

Sau khi công trình được hoàn thành đi vào hoạt động thì các tác động đến hệ sinh thái khu vực là không đáng kể. Các tác động này chủ yếu là do nước mưa chảy tràn trên bề mặt cuốn theo chất cặn bẩn xuống sông làm tăng độ đục, giảm hàm lượng ô xy hòa tan ảnh hưởng đến môi trường sống của các hệ sinh thái thủy sinh và hoạt động của các phương tiện giao thông có thể làm ảnh hưởng đến một số loài động thực vật trong vùng nhưng các tác động này là không lớn.

e. Môi trường kinh tế - xã hội

* Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế

Các hạng mục công trình thuộc dự án là các công trình bảo vệ chống sạt lở bờ sông, giảm thiểu thiệt hại khi mùa mưa lũ đến. Công trình này mang lại lợi ích kinh tế rất lớn, nhưng để đưa một chỉ tiêu cụ thể thì khó thể thực hiện được, chúng ta có thể phân tích để thấy rõ được sự cần thiết phải đầu tư và lợi ích của kinh tế do dự án mang lại:

- Việc xây dựng tuyến kè chống sạt lở bờ sông Sông Rác sẽ giảm thiểu các tổn thất về vật chất của Nhà nước và nhân dân trong khu vực khi mùa mưa lũ đến; góp phần ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, phát triển mạng lưới giao thông, tạo tiền đề để xây dựng và góp phần vào sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội chung của 2 xã Cẩm Lạc và Cẩm Trung.

- Công trình được xây dựng sẽ giảm bớt kinh phí tu bổ thường xuyên hoặc kinh phí để xử lý sự cố cho đoạn bờ sông Rác và góp phần tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp.

- Ngoài ra khi đầu tư xây dựng công trình và đưa công trình vào sử dụng sẽ đem lại hiệu quả rất lớn về mặt kinh tế cũng như xã hội. Cụ thể là:

+ Tạo ra bộ mặt mới, để phát triển tổng thể kinh tế xã hội khu vực ven bờ sông Rác.

+ Thu hút các nhà đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng 2 xã Cẩm Lạc và Cẩm Trung.

* Phân tích và đánh giá hiệu quả xã hội

- Dự án tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế. - Đáp ứng nguyện vọng của người dân sống ven sông chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi tình trạng sạt lở, lũ lụt vào mùa mưa lũ.

- Tạo cảnh quan môi trường cho khu vực 2 bên bờ sông Rác.

- Khi tuyến kè được đưa vào sử dụng sẽ thực hiện được nhiệm vụ chống sạt lở bờ sông, bảo vệ nhân dân và cơ sở hạ tầng của Nhà nước dọc theo bờ sông Rác; tạo điều kiện ổn định cuộc sống cho nhân dân và là tiền đề để thu hút các nhà đầu tư, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, tạo công ăn việc làm cho nhân dân Huyện nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung.

f. Các tác động tiêu cực khác

- Hiện tượng xói lở tuyến kè: Quá trình này do những đợt lũ lớn có thể gây ra hiện tượng vỡ kè gây ra hiện tượng xói lở gây ảnh hưởng đến an toàn các khu dân cư.

- Vùng mặt nước sông Rác đoạn thực hiện dự án là vùng lấy nước để vệ sinh và cho sản xuất nông nghiệp của nhân dân địa phương. Việc xây dựng tuyến kè, nếu bố trí các bến dân sinh không hợp lý sẽ gây khó khăn cho việc lấy nước rửa và nước tưới cho người dân 2 bên bờ sông.

- Một số đoạn kè phía sông sẽ được nâng lên để tăng khả năng bảo vệ bờ sông khi có mưa bão nhưng mặt khác lại hạn chế khả năng tiêu thoát nước tại các khu dân cư xung quanh tuyến kè. Có thể gây ngập úng ruộng vườn, đất sản xuất 2 bên tuyến kè. Tác động này sẽ được hạn chế bằng việc bố trí cống tiêu, cống, mương thoát nước ngang dọc tuyến kè hợp lý.

- Tác động đến chế độ dòng chảy: Tác động này có thể xảy ra trong trường hợp công trình lấn sông làm thu hẹp dòng sông hoặc có công trình gây cản trở dòng sông. Theo thiết kế tuyến kè sông bám theo địa hình tự nhiên, các hạng mục công trình hầu như không lấn diện tích mặt nước của dòng sông Rác

hiện tại. Do vậy, tuyến kè không làm thu hẹp dòng sông. Khả năng tiêu thoát lũ của sông Rác không bị suy giảm vào mùa mưa lũ.

Tổng hợp đánh giá mức độ tác động khi tuyến kè đi vào hoạt động theo ma trận đánh giá như sau:

Bảng 3.20. Ma trận đánh giá mức độ tác động tích cực đến môi trường

T T

Các vấn đề môi trường Mức độ tác động

1 Chống xói lở bờ sông +++

2 Bảo vệ dân cư và cơ sở hạ tầng khu vực +++

3 Phát triển mạng lưới giao thông ++

4 Tạo cảnh quan môi trường khu vực ++

Ghi chú: +++: Tác động lớn ; ++: Tác động trung bình ; +: Tác động ít.

Bảng 3.21. Ma trận đánh giá mức độ tác động tiêu cực đến môi trường

Các vấn đề môi trường Mức độ tác động

I Môi trường tự nhiên

1 Ô nhiễm không khí ++

2 Ô nhiễm nguồn nước mặt +

3 Tiếng ồn và rung động ++

4 Đất lún sụt, xói mòn +

5 Nước dưới đất K

6 Tình trạng thuỷ văn +

7 Chất thải rắn +

8 Hệ sinh thái trên cạn và dưới nước ++

II Môi trường kinh tế - xã hội

1 Tắc nghẽn giao thông +

2 Tai nạn giao thông +

3 Vệ sinh và các bệnh dễ lây nhiễm K

4 Sức khỏe cộng đồng K

5 Ảnh hưởng tôn giáo K

Ghi chú: +++: Mức độ tác động tiêu cực mạnh; ++: Mức độ tác động tiêu cực trung bình; +: Ít bị tác động; K: Không bị tác động.

3.1.4. Tác động do các rủi ro và sự cố môi trường

Các rủi ro và sự cố môi trường gồm: Sự cố sạt lở đất đá, sự cố mưa bão, ngập lụt, sự cố cháy nổ, tai nạn lao động, tai nạn giao thông... xảy ra trong từng giai đoạn của dự án. Các tác động tới môi trường và con người do sự cố gây ra rất nghiêm trọng.

3.1.4.1. Rủi ro và sự cố môi trường trong giai đoạn chuẩn bị và thi công dự án

Trong giai đoạn này, hiện tượng sạt lở, xói mòn là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt trong những ngày mưa lớn, thân kè chưa được gia cố bằng bê tông. Phạm vi của tác động này có thể xảy ra tại mọi vị trí trên thân kè, ở các hạng mục cần đào sâu như thi công cầu, cống và các vị trí xung yếu có nền đất bùn yếu. Các tác động này nếu xảy ra thì rất dễ dẫn tới tai nạn lao động trên công trường do lún sụt đất, máy móc, thiết bị thi công,… Quá trình sạt lở, xói mòn cuốn theo đất đá xuống sông sẽ làm tăng độ đục, giảm hàm lượng ô xi hòa tan trong nước ảnh hưởng đến môi trường sống thủy sinh sông Rác. Ngoài ra, tác động xói mòn, sạt lở đất với khối lượng lớn sẽ gây ra hiện tượng bồi lắng lòng sông, thu hẹp chiều rộng, độ sâu sông, giảm khả năng thoát lũ của sông Rác vào mùa mưa, giảm tuổi thọ của thân kè.

b. Sự cố cháy, nổ

Giai đoạn thi công xây dựng sử dụng nhiên liệu đốt là xăng dầu cho các phương tiện thi công, vận chuyển. Vì vậy, nếu không có biện pháp phòng tránh đúng kỹ thuật thì có thể gây ra hiện tượng cháy nổ.

Quá trình nấu nướng, hút thuốc vứt tàn thuốc bừa bãi cũng có thể gây nên hiện tượng cháy các khu lán trại, nhà dân, nhất là vào mùa hè có gió Lào khô nóng rất dễ bắt cháy.

Công tác rà phá bom mìn trước giai đoạn xây dựng thực hiện không triệt để có thể gây ra vụ nổ mìn câm sót lại sau chiến tranh làm thiệt hại về tài sản và tính mạng con người.

Sự cố chập điện, cháy nổ liên quan đến thiết bị trên công trường và lán trại của công nhân đặc biệt là khi có sét đánh vào những ngày trời có dông hoặc sự thiếu cẩn trọng của công nhân trong quá trình sử dụng các thiết bị điện.

c. Tai nạn lao động

Địa hình khu vực thực hiện dự án nhỏ hẹp, khá trơn nên việc vận chuyển, đi lại của các phương tiện cơ giới là rất khó khăn, nguy cơ về trượt lở và sụt lún là tương đối cao nên các tai nạn lao động trong quá trình thi công xây dựng là điều có thể xảy ra. Ngoài ra còn có khả năng tai nạn do điện giật hoặc từ việc chặt hạ cây gỗ.

Khi thi công xây dựng các hạng mục công trình nếu công nhân không cẩn thận, không được đảm bảo an toàn thì tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tai nạn lao động xảy ra do bảo hộ lao động không đảm bảo an toàn.

Tai nạn lao động do sơ suất và không tuân thủ nguyên tắc khi sử dụng, vận hành các thiết bị thi công.

Quá trình vận chuyển lượng nguyên vật liệu xây dựng tuyến kè khá lớn dẫn tới trên tuyến Quốc lộ 1A và các tuyến đường liên xã thuộc Huyện sẽ làm gia tăng mật độ đi lại, góp phần gia tăng nguy cơ gây tai nạn giao thông đặc biệt là các điểm nút giao thông ngã ba, ngã tư…

Tai nạn giao thông gây hư hỏng các phương tiện tham gia giao thông, gây tổn hại đến sức khỏe của người tham gia giao thông và đặc biệt là có thể tổn hạn đến tính mạng của con người.

Ngoài ra, khi xảy ra tai nạn giao thông nếu không giải quyết thỏa đáng sẽ gây mâu thuẫn giữa bên gây tai nạn và bên bị thiệt hại, có thể gây ra các kiện tụng.

e. Rủi ro sự cố do thiên tai, bão lũ

Hà Tĩnh là khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, lũ. Trung bình một năm thường có 2- 3 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn Hà Tĩnh, do đó trong thời gian thi công (khoảng 2 năm) thì vào các mùa mưa bão trên công trường có thể xảy ra các sự cố như bị gió mạnh, lốc xoáy cuốn bay các khu lán trại tạm, phá hủy công trình đang xây dựng, nguyên vật liệu xây dựng gây thiệt hại về tài sản của dự án làm chậm tiến độ công trình, nghiêm trọng hơn là có thể gây nên hiện tượng vỡ tuyến kè.

Sự cố thiên tai, lũ lụt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thi công xây dựng và vận hành tuyến kè; ảnh hưởng trực tiếp đến các công trình, nhà cửa, tài sản của Nhà nước và nhân dân.

f. Sự cố sạt lở kè và sự cố vỡ kè

- Quá trình thi công gia cố nền móng không chặt sẽ rất dễ xảy ra hiện tượng vỡ kè, đặc biệt là vào mùa mưa bão khi có mưa lớn.

- Công tác gia cố bờ không đảm bảo cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng sạt lở bờ kè.

Sự cố vỡ kè sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người dân sống gần khu vực kè, ảnh hưởng đến chất lượng nhà cửa và các công trình vật kiến trúc nằm trong phạm vi bảo vệ của tuyến kè.

Ngoài ra, sự cố vỡ kè còn làm tăng chi phí xây dựng tuyến kè để sửa chữa, làm lại những đoạn bị vỡ.

3.1.4.2. Rủi ro và sự cố môi trường trong giai đoạn tuyến kè đi vào hoạt động

a. Sự cố ngập úng cục bộ

Sự cố ngập úng cục bộ thường xảy ra ở những khu vực có cống qua kè, hệ thống cống này chủ yếu là cống tiêu nước của khu vực đồng ruộng và khu dân cư. Đặc điểm khu vực triển khai dự án là có lượng mưa lớn, do vậy trong quá trình tuyến kè đưa vào sử dụng nếu không đảm bảo công suất tiêu nước của các

xuất hai bên tuyến kè gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, thu nhập và đời sống của người dân 2 xã Cẩm Lạc và Cẩm Trung.

b. Sự cố sạt lở đê và sự cố nước vỡ kè

Sự cố sạt lở kè, vỡ kè xảy ra có thể do nguyên nhân chủ quan từ việc thi công công trình không đảm bảo chất lượng và nguyên nhân khách quan từ tác động của thiên tai. Sự cố sạt lở kè sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình, làm giảm khả năng phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai của tuyến

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án: “kè sông rác” (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w