Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án: “kè sông rác” (Trang 47 - 58)

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN LẬP BÁO CÁO ĐTM:

3.1.2.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải

a. Nguồn phát sinh bụi và khí thải

Các hoạt động trong giai đoạn san lấp mặt bằng của Dự án như bóc phong hóa, thu gom khối thực vật trên bề mặt, san lấp, lu đầm bề mặt có thể tạo ra các nguồn gây ô nhiễm môi trường như bụi và khí thải.

- Bụi, khí thải phát sinh trong quá trình đào đắp, san lấp mặt bằng.

- Bụi, khí thải phát sinh trong quá trình vận chuyển vật liệu san lấp, vật liệu xây dựng.

* Bụi và khí thải sinh ra trong quá trình đào đắp, bốc xúc đất

Khối lượng đào đắp và bóc phong hóa trong quá trình san lấp mặt bằng khá lớn được thông kê theo bẳng sau:

Bảng 3.1. Tổng hợp khối lượng đào đắp trong quá trình san lấp mặt bằng

TT Hạng Mục Thể tích (m3) Khối lượng (tấn)

tỷ trọng đất: 1,5 tấn/m3

1 Bóc phong hóa và hữu cơ 20.473,42 30710,13

2 Đào đất 88.782,93 133174,395

3 Đắp đất 130.443,23 195664,845

Tổng 239.699,58 359.549,37

(Nguồn: Khối lượng được tổng hợp từ bảng 1.8)

Trong đó khối lượng đất đắp được lấy từ phần đất đào đủ tiêu trên tuyến kè, ngoài ra lượng đất thiếu được nhà thầu thi công mua tại mỏ đất Cẩm Trung, với khoảng cách vận chuyển trung bình khoảng 5 km.

Bụi sẽ phát sinh từ quá trình đào đắp, bốc xúc đất đặc biệt là trong thời điểm thời tiết khô hanh thì lượng bụi phát sinh lớn.

Mbụi BX = Khối lượng đất đào đắp, bốc xúc x K (3.1)

Trong đó: Tổng khối lượng đất đào đắp, bốc xúc: 359.549,37 tấn (Bảng 3.1) K: Hệ số phát sinh bụi, K = 0,17 kg/tấn đất.

(Nguồn: Kỹ thuật đánh giá nhanh của WHO.)

→ Mbụi BX= 359.549,37 x 0,17 = 61.123,39 (kg bụi)

+ Tổng thời gian thi công đào đắp, san gạt là 240 ngày do đó lượng bụi sinh ra trong 1 ngày được tính như sau:

= 61.123,39/240 = 254,68 (kg bụi/ngày) = 31,84 (kg bụi/h).

Do nguồn phát thải bụi phát tán trên một diện tích rộng nên có thể áp dụng mô hình khuếch tán nguồn mặt để xác định nồng độ chất ô nhiễm trong khoảng thời gian khác nhau tại khu vực thi công.

Giả sử khối không khí tại khu vực bốc xúc, san gạt được hình dung là một hình hộp với các kích thước chiều dài L (m), chiều rộng W (m) và chiều cao H (m). Hình hộp không khí có một cạnh đáy song song với hướng gió. Giả thiết rằng luồng gió thổi vào hộp là không gian chứa bụi và không khí tại khu vực khai trường tại thời điểm chưa khai thác là sạch thì nồng độ bụi trung bình tại một thời điểm sẽ được tính theo công thức sau (Nguồn: Môi trường không khí - NXB KHKT - Hà Nội 1997- Chủ biên: Phạm Ngọc Đăng):

C = Es x L (1 - e-ut/L)/(u x H) (3.3) Trong đó:

u: Tốc độ gió trung bình thổi vuông góc với một cạnh của hộp, u = 1,5m/s; H: Chiều cao xáo trộn (m), H = 5 m;

L, W: Chiều dài, chiều rộng của hộp khí: L = 50m, W = 25m (dựa vào diện tích san gạt một lúc);

Es: Lượng phát thải ô nhiễm tính trên đơn vị diện tích, mg/m2.s; Es = A/(L W) = Tải lượng (kg/h) x 1.000.000/( L x W x 3.600) = 31,84 x 1.000.000/(500 x 20 x 3600) = 0,884 (mg/m2.s) t : Thời gian tính toán (h).

+ Nồng độ bụi phát thải tại khu vực thi công theo thời gian được tính ở bảng dưới với giả thiết thời tiết khô ráo.

Bảng 3.2. Nồng độ bụi trong quá trình san gạt bóc đất phủ

Nồng độ, mg/m3 QCVN 05:2013/BTNMT

(mg/m3)

1h 2h 3h 4h

0,177 0,353 0,528 0,703 0,3

Nhận xét: Qua giá trị nồng độ bụi tính toán tại các thời điểm cho thấy, khi hoạt động bốc xúc, san gạt diễn ra thì nồng độ bụi khu vực thi công tăng lên theo thời gian. Khi hoạt động bốc xúc san gạt hoạt động liên tục trong 2 giờ trong điều kiện thời tiết khô ráo thì nồng độ bụi khu vực thi công bắt đầu vượt tiêu chuẩn cho phép được quy định tại QCVN 05:2013/BTNMT.

Khí thải phát sinh trong giai đoạn này do hoạt động của các phương tiện xúc đào; phương tiện vận chuyển sử dụng các nhiên liệu đốt như xăng, dầu diezel và quá trình nổ mìn phá đá sẽ thải vào môi trường các khí thải độc hại như: COx, SOx, NOx, THC...

+ Theo thông tư số 06/2010/TT-BXD ngày 25/5/2010 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công công trình thì định mức tiêu hao nhiên liệu cho máy đào xúc là 82,62 kg/ca/chiếc.

+ Lượng đất đá cần bốc xúc trong giai đoạn này là m3.

+ Mỗi ca xúc được khoảng 500 m3, lượng nhiên liệu cần dùng: (239.699,85/500) x 82,62 39.607,96 (kg) = 39,61 tấn. + Từ đó ta tính được tải lượng khí thải như sau:

Bảng 3.3. Tải lượng khí thải do san gạt

TT Khí độc hại

Định mức, kg/tấn NL

(*)

Tổng lượng khí thải sinh ra,

kg

Tải lượng, g/s

1 Khí cacbon oxit CO 20,81 824,24 0,1192

2 Hydrocacbon (CnHm) 4,16 164,77 0,0238

3 Nito oxit NOx 13,01 515,30 0,0746

4 Sunfu dioxit SO2 7,8 308,94 0,0447

5 Muội khói 0,78 30,89 0,0045

(Nguồn: *: Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải - NXB KH&KT)

+ Áp dụng công thức 3.3 ta tính được nồng độ các chất khí ô nhiễm do máy móc san gạt với tốc độ gió trung bình là 1,5 m/s như sau:

Bảng 3.4. Nồng độ các chất khí do san gạt, bốc xúc Chất khí Nồng độ, mg/m3 QCVN 05:2013/BTNMT (mg/m3) 1h 2h 3h 4h CO 0,00191 0,00380 0,00570 0,00759 30 CnHm 0,00038 0,00076 0,00114 0,00152 - NOx 0,00119 0,00238 0,00356 0,00474 0,2 SO2 0,00071 0,00143 0,00214 0,00284 0,35 Muội khói 0,15502 0,15509 0,15516 0,15523 -

Nhận xét: Nồng độ các chất khí độc hại sinh ra do quá trình bốc xúc trong giai đoạn này thấp, đang nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT.

* Bụi và khí thải phát sinh từ quá trình vận chuyển

Các phương tiện giao thông vận tải vận chuyển vật liệu san lấp, nguyên vật liệu đáp ứng nhu cầu thực hiện dự án chủ yếu là ôtô. Trong quá trình vận chuyển, các phương tiện này phát sinh ra lượng bụi tương đối lớn bao gồm bụi từ mặt đường, bụi do vật liệu rơi vãi và bụi từ quá trình đốt cháy nguyên liệu. Tổng khối lượng nguyên vật liệu và đất san lấp phải vận chuyển là 481.416,18 tấn trong đó:

+ Khối lượng đất san lấp vận chuyển 359.549,37 tấn (Bảng 3.1).

+ Khối lượng nguyên vật liệu đáp ứng việc xây dựng các hạng mục của tuyến kè là 121.866,8 tấn.

- Quãng đường trung bình để vận chuyển trung bình là khoảng 5km. - Sử dụng ô tô tải trọng 15 tấn, 6 bánh lốp để vận chuyển.

- Tải lượng bụi do xe chạy trên đường đất được tính theo công thức sau (Theo Air Chief, Cục Môi trường Mỹ, 1995).

E0 =1,7*k*(s/12)*(S/48)*(W/2,7)0,7*(w/4)0,5*[(365-p)/365], (kg/xe.km) Trong đó:

+ E0: Lượng phát thải bụi (kg bụi/xe.km);

+ K: Hệ số kể đến kích thước bụi, k = 0,8 cho bụi có kích thước nhỏ hơn 30 micron;

+ s: Hệ số kể đến loại mặt đường, đường đất s = 2,2;

+ S: Tốc độ trung bình của xe tải, trong khu vực dự án S = 10km/h; + W: Tải trọng xe, W = 15 tấn;

+ w: Số lốp xe, w = 6 lốp;

+ p: Số ngày mưa trung bình trong năm, 150 ngày mưa (tại khu vực Dự án).

 E0 = 1,7x0,8x(2,2/12)x(10/48)x(15/2,7)0,7x(6/4)0,5x[(365-150)/365)] 0,124 (kg/lượt xe.km)

- Với tải trọng xe 15 tấn vận chuyển khối lượng 481.416,18 tấn nguyên vật liệu xây dựng và đất đá san lấp thì cần: 32.095 chuyến. Tổng lượng bụi sinh ra trong giai đoạn này:

Mbụi = E0xNx2xL= 0,124 x 32.095 x 2 x 539.797,8 (kg) Trong đó:

- N: là số chuyến xe tham gia vận chuyển, N = 32.095 chuyến. - 2: Xe đi 2 lượt/ chuyến.

- L: là độ dài quãng đường, L = 5 km.

Quá trình này diễn ra trong thời gian 480 ngày (thời gian thi công xây dựng là 2 năm, 1 năm làm việc 240 ngày), vậy tải lượng bụi trong 1 ngày là 82,9 kg/ngày (số chuyến vận chuyển một ngày: 67 chuyến).

+ Các phương tiện vận chuyển đất đá sẽ phát sinh một lượng bụi ra xung quanh với nồng độ bụi giảm dần theo khoảng cách. Với giả thiết thời tiết khô ráo, gió thổi vuông góc với tuyến đường vận chuyển, ta có thể xem bụi phát tán theo mô hình nguồn thải là nguồn đường.

Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí do nguồn đường phát thải liên tục được xác định theo mô hình cải biên của Sutton như sau:

Trong đó:

- C: Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí (mg/m3); - E: Nguồn thải (mg/m.s);

- Z: Độ cao của điểm tính (m), chọn Z = 1,5m;

- σz: Hệ số khuếch tán theo phương z (m) là hàm số của khoảng cách x theo phương gió thổi, σz = 0,53 x0,73;

- u: Tốc độ gió trung bình tại khu vực, u = 1m/s;

- h: Độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh, lấy h = 0,5m.

Với tải lượng bụi phát tán do vận chuyển E0 = 0,227 (kg/lượt xe.Km), mỗi ngày làm việc 8 giờ thì nguồn thải E có giá trị là:

E = (E0x1.000.000x Số chuyến/ngày x 2 lượt)/(8x3.600x1.000) = (0,124x1.000.000x67x 2)/(8x3.600x1.000) 0,58 (mg/m.s)

Kết quả tính toán nồng độ bụi tại một số điểm theo trục x, z hai bên đường trong trường hợp gió thổi vuông góc với nguồn đường và vận tốc gió thay đổi như bảng sau:

Bảng 3.5. Nồng độ bụi từ quá trình vận chuyển

Nồng độ, mg/m3 QCVN 05:2013/BTNMT

(mg/m3)

5m 10m 20m 40m 80m 100m

0,365 0,281 0,186 0,116 0,071 0,060 0,3

Nhận xét: Các phương tiện vận chuyển đất đá từ quá trình xây dựng cơ bản làm phát sinh bụi vào môi trường ở hai bên đường vận chuyển, ở khoảng cách càng xa thì nồng độ bụi càng giảm. Nồng độ bụi trong vòng bán kính 10m so với phương tiện vận chuyển vượt giới hạn theo QCVN 05:2013/BTNMT.

* Khí thải do các phương tiện vận chuyển

+ Tổng số chuyến xe vận trong giai đoạn này là 32.095 chuyến, mỗi chuyến 2 lượt, thời gian thi công là 480 ngày, với quãng đường vận chuyển là 5 km. Từ đó ta tính được tải lượng chất khí ô nhiễm như sau:

Bảng 3.6. Tải lượng khí thải do vận chuyển T T Khí độc hại Định mức, g/km (*) Tổng lượng khí thải sinh ra (g) Tải lượng, (g/s) 1 Khí cacbon oxit CO 2,57 1.649.683,00 0,119335 2 Hydrocacbon (CnHm) 2,07 1.328.733,00 0,096118 3 Nito oxit NOx 1,02 654.738,00 0,047362 4 Sunfu dioxit SO2 1,28 821.632,00 0,059435 5 Muội khói 0,47 301.693,00 0,021824

(Nguồn: *: Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải - NXB KH&KT)

+ Áp dụng công thức 3.3 ta tính được nồng độ các chất khí ô nhiễm do vận chuyết đất đá như sau:

Bảng 3.7. Nồng độ các chất khí do vận chuyển Chất khí Nồng độ, mg/m3 QCVN 05:2013/BTNMT (mg/m3) 5m 10m 20m 40m 80m 100m CO 0,0150 0,0115 0,0077 0,0048 0,0029 0,0025 30 CnHm 0,0121 0,0093 0,0062 0,0038 0,0024 0,0020 - NOx 0,0060 0,0046 0,0030 0,0019 0,0012 0,0010 0,2 SO2 0,0075 0,0058 0,0038 0,0024 0,0015 0,0012 0,35 Muội khói 0,0027 0,0021 0,0014 0,0009 0,0005 0,0005 -

Nhận xét: Nồng độ các chất khí độc hại sinh ra do quá trình vận chuyển trong giai đoạn này thấp, đang nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT.

b. Nguồn phát sinh nước thải:

Nước thải phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng bao gồm: - Nước thải trong quá trình thi công xây dựng.

- Nước thải có chứa dầu mỡ. - Nước thải sinh hoạt.

- Nước mưa chảy tràn.

- Nước bơm hố móng trong quá trình thi công dưới nước.

* Nước thải phát sinh do quá trình thi công xây dựng:

Nước thải phát sinh do quá trình thi công xây dựng chủ yếu từ hoạt động trộn vữa, bảo dưỡng bê tông… Hiện tại, chưa có định mức để tính toán, tuy nhiên theo dự đoán và thực tế ở các công trình xây dựng cho thấy loại nước thải này có khối lượng ít, không đủ chảy thành dòng, chỉ thấm xung quanh công trình, khu vực trộn vữa, bảo dưỡng bê tông.

Thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thi công được xác định như sau:

Bảng 3.8. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thi công

STT Chỉ tiêu Đơn vị Nước thải thi công

1 pH - 6,99 2 TSS mg/l 663,0 3 COD mg/l 640,9 4 BOD5 mg/l 429,26 5 NH4+ mg/l 9,6 6 Tổng N mg/l 49,27 7 Tổng P mg/l 4,25 8 Fe mg/l 0,72 9 Zn mg/l 0,004 10 Pb mg/l 0,055 11 As mg/l 0,305 12 Dầu mỡ mg/l 0,02 13 Colifom MNP/ml 53 x 104 (Nguồn : CEETIA) * Nước thải có chứa dầu mỡ:

Nước thải có chứa dầu mỡ sinh ra từ các điểm sửa chữa, rửa thiết bị, rửa bùn đất trước khi ra trục đường chính. Hiện tại, chưa có định mức để tính toán, lượng nước thải này phụ thuộc số lượng xe lưu thông, phụ thuộc vào thời tiết.

* Nước thải sinh hoạt:

Thành phần của nước thải sinh hoạt chủ yếu là các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), chất hữu cơ (BOD, COD), chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật. Với giả thiết lượng nước tiêu thụ bình quân cho một người là 100 l/ngày (theo Tổ chức Y tế thế giới, WHO) ta tính được lượng nước thải sinh hoạt sinh ra như sau: mỗi ngày có khoảng 100 công nhân tham gia thi công trên công trường thì lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trên khu vực thi công là:

80% x 100 x 10-3 x 100 = 8 (m3/ngày)

Bảng 3.9. Hệ số các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt.

TT Các thông số Định mức thải (g/người/ngày) Vi sinh (MPN/100ml)

1 BOD5 45  54 - 2 COD 72  102 - 3 Chất rắn lơ lửng 70  145 - 4 Dầu mỡ 10  30 - 5 Tổng Nitơ 6  12 - 6 Amoni 2,4  4,8 - 7 Tổng Phôtpho 0,8  4 - 8 Tổng Coliform - 106 109 9 Feacal Coliform - 105 106 10 Trứng giun sán - 103

Biết được tổng lượng nước thải và hệ số các chất ô nhiễm ta tính được tải lượng các chất ô nhiễm trong một ngày trên khu vực thi công như sau:

Bảng 3.10. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt TT Các thông số Tải lượng

(g/ngày) Nồng độ (mg/lít) QCVN 14:2008/BTNMT Cột B, K = 1,2; Cmax 1 BOD5 4.500-5.400 500 - 600 60 2 COD 7.200-10.200 800 - 1.133 - 3 Chất rắn lơ lửng 7.000-14.500 778 - 1.611 120 4 Dầu mỡ 1.000-3.000 111 - 333 24 5 Tổng Nitơ 600-1.200 67 - 133 - 6 Amoni 240-4800 27 - 53 12 7 Tổng Phôtpho 80-400 9 - 44 12

Từ kết quả ở bảng trên cho thấy nồng độ nước thải sinh hoạt phát sinh vượt QCVN 14:2008/BTNMT rất nhiều lần. Nếu không có biện pháp xử lý thì nước thải sẽ gây ô nhiễm môi trường nước mặt, môi trường nước ngầm, môi trường đất, môi trường không khí.

* Nước mưa chảy tràn:

Nước mưa chảy tràn có thể bị ô nhiễm khi chảy qua các khu vực có chứa các chất thải ô nhiễm như bãi chứa nguyên vật liệu, khu vực thi công ngoài trời... tính chất ô nhiễm của nước mưa trong trường hợp này là bị ô nhiễm cơ học (đất, cát, rác), ô nhiễm hữu cơ, dầu mỡ. Nước mưa chảy tràn ở giai đoạn này có độ đục rất cao do cuốn theo bùn đất từ quá trình san gạt mặt bằng, đào đắp thân kè, làm kè, thi công cống...

Bảng 3.11. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn

TT Các chất ô nhiễm Nồng độ, mg/l

1 Tổng Nitơ 0,5  1,5

2 Tổng phốt pho 0,004  0,03

3 COD 10  20

4 Tổng chất rắn lơ lửng (SS) 10  20

(Nguồn:Tổ chức Y tế thế giới - WHO)

- Lưu lượng nước mưa chảy tràn lớn nhất phát sinh trên khu vực dự án được tính toán như sau (nguồn: Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước – Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật):

Qmax = 0,278.K.I.A = 0,278 x 0,12 x 56,95 x 0,028 (3.5) = 0,0532 (m3/s) ≈ 191,5 (m3/h).

Trong đó:

+ Q: Lưu lượng cực đại của nước mưa chảy tràn (m3/s).

+ K: Hệ số chảy tràn, phụ thuộc vào đặc điểm bề mặt đất. Đối với khu vực thi công bị cày xới, K = 0,12.

+ I: Cường độ mưa trung bình trong khoảng thời gian có lượng mưa cao nhất (mm/h), I = 455,6/8 = 56,95 mm/h (Theo mục 2.1.2.3; I = 455,6mm/ngày, thời gian mưa 8 giờ).

+ A: Diện tích khu vực thực hiện dự án, tính theo từng đoạn kè thi công dài khoảng 1km, A = 28 x 1.000 = 28.000m2 = 0,028 (km2) (28 là bề rộng trung bình của tuyến kè, m).

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án: “kè sông rác” (Trang 47 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w