4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN LẬP BÁO CÁO ĐTM:
2.2.5. Hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật:
Khu vực tuyến kè bắt đầu từ cầu Gỗ xã Cẩm Lạc kết thúc tại khu vực nhà quản lý mỏ đá Cẩm Trung, Huyện trên địa bàn 13 xóm trong đó 12 xóm thuộc xã Cẩm Lạc và 1 xóm thuộc xã Cẩm Trung. Hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật chịu tác động mạnh mẽ bởi các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Nhìn chung ta có thể chia hệ sinh thái của khu vực dự án thành hai hệ sinh
thái chính là: hệ sinh thái ven bờ và hệ sinh thái thủy vực (hệ sinh thái thủy vực sông Rác).
2.2.5.1. Hệ sinh thái ven bờ:
Hệ sinh thái ven bờ sông Rác được hình thành do các hoạt động sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của dân cư nên hệ sinh thái này mang đầy đủ các đặc điểm của hệ sinh thái nông nghiệp. Vì thế, tài nguyên sinh vật của hệ sinh thái này không phong phú và bị tác động xáo trộn do các hoạt động của con người nên thành phần loài và số lượng cá thể các loài sinh vật nghèo nàn và đơn điệu.
* Hệ thực vật:
Hệ thực vật trong khu vực dự án có thể chia làm 2 hệ chính: Hệ thực vật ven bờ chịu ảnh hưởng của dòng nước sông Rác và hệ thực vật hình thành và phát triển do quá trình canh tác của con người.
Hệ thực vật ven bờ chịu ảnh hưởng của dòng nước sông Rác chủ yếu là các loài cây thân bụi, thân thảo, thân cỏ chịu hạn, ưa sáng phát triển trên đất nghèo dinh dưỡng và chua phèn. Một số loài thực vật chính trên khu vực dự án như sau: Chiếm ưu thế nhất là lau lách, cói, cỏ chân vịt, cỏ may… Ngoài ra, trong hệ thực vật ngập nước này còn xuất hiện một số loài thực vật khác thích hợp với điều kiện sống này như Bần chua, Ô rô gai, Gai xanh,…
Hệ thực vật hình thành và phát triển do quá trình canh tác, trồng trọt của con người trên tầng đất canh tác lâu năm, nên thảm thực vật ở đây chủ yếu là các loại cây trồng nông nghiệp. Loài thực vật điển hình nhất trong khu vực dự án đó là Lúa được trồng làm cây lương thực, ngoài ra nhân dân còn trồng thêm các loại hoa màu khác như: Bầu, Bí, Khoai lang, Ngô, Sắn…
Ngoài ra, khu vực ven bờ sông hiện tại và trong vườn nhà dọc theo bờ sông còn có một số loài cây ăn quả và lấy gỗ như: mít, cam, chanh, na, chuối, bưởi, xoài, khế, bạch đàn, keo lá tràm, tre, tro, mây, xoan đầu, phi lao…
* Hệ động vật:
Hệ động vật trong vùng dự án chịu sự tác động của các điều kiện tự nhiên, hoạt động canh tác nông nghiệp và xây dựng công trình của con người, do đó hệ sinh thái này nghèo nàn về thành phần và số lượng các loài.
- Nhóm động vật không xương sống chủ yếu thuộc nhóm động vật đất như Giun đất, Giun khoang, Ôc sên... và một số loài côn trùng như: Chuồn chuồn, Cào cào, Bọ xít, Bướm, Kiến, Dế, Gián…
- Động vật có xương sống gồm nhiều loài biến nhiệt, thú nhỏ và các loài động vật nuôi kinh tế, làm cảnh và một số gia cầm, vật nuôi như:
+ Một số loài bò sát: Nhái, Cóc, Chàng hưu, Thằn lằn bóng, Tắc kè, Rắn nước, Rắn cạp nong,...
+ Lớp ếch nhái: Nhái, Ếch, Chàng hưu, Ểnh, Cóc...
+ Các loài chim chủ yếu thuộc bộ chim Sẻ, trong đó nhóm ăn sâu bọ có thành phần loài và mật độ cá thể chiếm ưu thế. Thường gặp nhất là Chào mào, Chích chòe,...
+ Hệ thú ở đây chỉ gặp các loài thú nhỏ như: Chuột chù, Chuột cống,... Ngoài ra, trong khu vực dự án còn có các loại gia cầm, vật nuôi như chó, gà, lợn, vịt... nhưng số lượng không đáng kể.
2.2.5.2. Hệ sinh thái thủy vực:
Hệ sinh thái thủy vực trong khu vực dự án chủ yếu là hệ sinh thái thủy vực lợ - mặn của sông Rác. Đoạn sông từ cầu Gỗ đến nhà quản lý mỏ đá Cẩm Trung thuộc vùng hạ lưu của dòng sông Rác có lưu tốc dòng chảy chậm và có sự biến động lớn về các yếu tố sinh thái do có sự tác động pha trộn của 2 nguồn nước sông, hồ và biển. Chính sự tác động sông, hồ - biển mà hệ sinh thái này có những sinh cảnh đặc trưng, tạo được tính đa dạng sinh học cho thủy vực.
Trong khu vực dự án xuất hiện các loài thủy sinh có nguồn gốc nước mặn, chúng thích nghi với nồng độ muối tương đối thấp, phân bố ở vùng này hoặc vào đây để kiếm ăn và sinh sản. Thuộc nhóm này có thể kể đến một số loài tảo phù du thuộc nghành tảo silic, Tảo lục. Một số thực vật có hoa thuộc nhóm nước mặn như Rong, tảo…
Do hoạt động của dòng chảy và giao thông đường thủy mà nhóm thực vật có hoa thủy sinh chỉ phát triển mạnh hai bên bờ. Theo khảo sát của chúng tôi, các loài thực vật có hoa chủ yếu là bèo lục bình, súng.
Nhóm động vật nổi và động vật đáy thích nghi hơn với vùng này nên chiếm ưu thế về thành phần và số lượng loài và xuất hiện quanh năm. Trong nhóm động vật nổi thường gặp nhiều cá thể thuộc giống Schmackeria,
sinocalanus… trong nhóm động vật đáy thường gặp nhiều loài thuộc giống
Terebralia, Cerithidea, metaedicerosis…
Các loài cá nước lợ phổ biến nhất là các loài thuộc cá Bống (Gobiidae). Các loài cá có nguồn gốc nước ngọt xâm nhập vào vùng rất ít, chỉ gặp vào mùa mưa lũ. Số lượng cá thể của các quần thể cá nguồn gốc nước ngọt không nhiều.