NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ:

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án: “kè sông rác” (Trang 78 - 80)

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN LẬP BÁO CÁO ĐTM:

3.2. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ:

GIÁ:

Các đánh giá trong Báo cáo này đều dựa theo các tài liệu có tính pháp lý, có tính khoa học và độ chính xác cao. Đánh giá về các nguồn thải đều tính toán dựa theo các số liệu thực tế từ dự án, từ quá trình điều tra, thu thập, các tài liệu quy chuẩn về định mức nguồn thải.

Báo cáo ĐTM này được xây dựng trên cơ sở khảo sát, điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường, đánh giá tác động của dự án tới các thành phần môi trường và biện pháp giảm thiểu tác động trong quá trình thực hiện dự án. Với đội ngũ cán bộ về ĐTM có trình độ chuyên môn phù hợp, có bề dày kinh nghiệm ĐTM, sử dụng các công cụ phân tích, phương pháp phân tích theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế thì các kết quả điều tra, phân tích, đánh giá về các

tác động môi trường, các rủi ro, sự cố về môi trường có khả năng xảy ra khi triển khai dự án và khi không triển khai dự án đều có độ tin cậy cao. Bên cạnh đó, đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có kinh nghiệm trong lĩnh vực dự án và tham vấn chính quyền địa phương, nhân dân địa phương, nên những kết quả đưa ra trong Báo cáo ĐTM này là rất đáng tin cậy, có giá trị thực tiễn và khả thi.

- Mức độ chi tiết và độ tin cậy của các phương pháp sử dụng được chỉ ra ở bảng sau:

Bảng 3.22. Mức độ tin cậy của phương pháp ĐTM đã sử dụng TT Tên phương pháp Mức độ tincậy Nguyên nhân

1 Phương pháp kế thừa số liệu Cao Các số liệu có giá trị pháp lý 2 Phương pháp thống kê, xửlý số liệu Cao Dựa vào các tài liệu có nguồngốc có giá trị pháp lý cao

3 Phương pháp điều tra xã hộihọc Cao

Dựa vào ý kiến chính thức bằng văn bản của UBND xã, UBMTTQ xã

4

Phương pháp khảo sát tại hiện trường, phân tích trong phòng thí nghiệm

Cao Dựa vào các phương pháp theoquy chuẩn Việt Nam

5 Phương pháp so sánh Cao Dựa vào tiêu chuẩn, quy chuẩnmôi trường Việt Nam

6 Phương pháp dự báo Trung bình Các dự báo đều dựa trên cơ sởtính toán khoa học

7 Phương pháp ma trận Trung bình

Qua nghiên cứu tài liệu, ý kiến chuyên gia và khảo sát hiện trường để đánh giá thực tế

Chương IV

BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

4.1. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG

4.1.1. Giai đoạn chuẩn bị

- Trong quá trình thiết kế tuyến kè đơn vị tư vấn xây dựng phải nghiên cứu giải pháp kỹ thuật của dự án trên cơ sở phân tích các tài liệu khảo sát địa hình, địa chất khu vực thực hiện dự án để lựa chọn tuyến công trình, giải pháp kỹ thuật và quy mô tuyến kè chống sạt lở phù hợp với các điều kiện tự nhiên, xã hội của từng đoạn trên tuyến.

- Việc bồi thường và hỗ trợ đối với cá nhân và tổ chức bị thiệt hại phải thỏa đáng, theo đúng các quy định của nhà nước. Dự án không chiếm dụng đất ở của dân hay đất sản xuất mà chỉ thực hiện bồi thường cây cối và công trình cho các hộ dân và UBND xã Cẩm Lạc. Quá trình bồi thường cây cối và công trình, chủ đầu tư sẽ phối hợp với chính quyền 2 xã Cẩm Lạc và Cẩm Trung thực hiện như sau:

+ Thông báo công khai cho chính quyền địa phương và người dân 2 xã Cẩm Trung về chủ trương, quy mô của dự án, chủ trương thu hồi đất.

+ Thông báo công khai phương án chính sách bồi thường.

+ Việc kiểm kê cây cối, công trình, lập hồ sơ cho từng hộ dân bị bồi thường, khối lượng kiểm kê, kết quả áp giá đền bù được niêm yết công khai.

+ Lấy ý kiến người dân, tìm hiểu nguyện vọng của các hộ dân bị ảnh hưởng. + Việc thực hiện bồi thường phải thỏa đáng, đúng theo quy định của nhà nước. + Tổ chức chi trả kinh phí bồi thường công khai cho các cá nhân và tổ chức bị thiệt hại.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án: “kè sông rác” (Trang 78 - 80)

w