Giảm thiểu tác động từ nguồn không liên quan đến chất thải:

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án: “kè sông rác” (Trang 95 - 97)

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN LẬP BÁO CÁO ĐTM:

4.2.1.2. Giảm thiểu tác động từ nguồn không liên quan đến chất thải:

a. Giảm thiểu tác động từ tiếng ồn, độ rung:

Tiếng ồn, độ rung khi đi vào hoạt động là tất yếu và không thể đưa ra phương pháp xử lý triệt để. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ hạn chế như sau: Làm biển cấm

không được còi xe vào những thời gian quy định của Luật giao thông, cấm không cho xe chở quá tải vào tuyến đường và nếu vi phạm sẽ xử lý nghiêm khắc.

b. Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phát huy mặt tích cực khi vận hành công trình

Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, để công đồng nhận thức rõ: Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của quần chúng. Công trình kè vừa đem lại lợi ích chung cho xã hội, vừa thiết thực trong quá trình sinh hoạt và phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và công tác bảo vệ bờ kè là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân.

Kiểm tra hoạt động của công trình. Việc thi công kè dù rất cẩn thận cũng không tránh khỏi những sai sót kỹ thuật, kè xây xong vào mùa khô sẽ được thử thách, kiểm chứng vào mùa mưa lũ, bão tiếp theo. Việc kiểm tra thường xuyên công trình sẽ giúp phát hiện kịp thời các hư hỏng của kè để có kế hoạch sửa chữa ngay và hoàn tất quá trình kiên cố hoá bờ kè.

Quản lý vận hành kè định kỳ hàng năm, kè bờ sông thuộc loại công trình kiên cố lâu dài. Tuy nhiên, trong thời gian vận hành các rãnh thu và thoát nước có thể bị đất lấp, rác rưởi làm ách tắc dòng chảy dẫn đến xói lở và hư hỏng tuyến kè. Vì vậy, thường xuyên theo dõi và định kỳ hàng năm thực hiện khơi thông mương rãnh để đảm bảo quá trình vận hành hệ thống thoát nước đạt hiệu quả.

c. Biện pháp giảm thiểu tác động do xói mòn và bồi lắng dòng sông

- Thương xuyên theo dõi tình trạng của kè, đánh giá tình trạng, khả năng bụi xói lở đặc biệt vào các thời điểm trước, trong và sau các đợt mưa bão và thực hiện các biện pháp giảm thiểu sau:

+ Tu sửa, bão dưỡng đoạn kè bị hư hỏng, những vị trí sạt lở, xói mòn. + Gia cố chân kè những vị trí xung yếu dễ sạt lở xói mòn bằng rọ đá, bê tông khối đúc sẵn, đóng cọc tre, bao tải cát…

+ Kiểm tra thảm thực vật hai bên tuyến kè, nếu nơi nào bị chết sẽ được trồng bổ sung để giảm thiểu hiện tượng sạt lở.

- Giảm thiểu hiện tương bồi lắng lòng sông:

+ Mặt đường thường xuyên được thu dọn đất cát rơi vãi, rơm rạ, phân động vật nuôi không để làm tắc nghẽ hệ thống mương thoát nước và bị cuốn trôi xuống sông.

+ Mương thoát nước được định kỳ 1 năm/lần được nạo vét hết bùn cặn, đất đá không để trôi xuống sông gây ra bồi lắng.

- Đối với những bùn cát đã bồi lắng, có thể đào, xúc, nạo vét, dùng dòng chảy mạnh để cuốn bùn cát ra khỏi lòng sông.

g. Quản lý công trình

Quản lý công trình là khâu rất quan trọng trong quá trình vận hành của tuyến kè. Tuyến kè là loại công trình chịu tác động thường xuyên của dòng chảy, đặc biệt là mưa lũ, bão, dễ phát sinh ra các hiện tượng sạt lở, hư hỏng cục bộ. Nếu kịp thời phát hiện và sửa chữa sẽ đảm bảo an toàn lâu dài cho công trình. Vì vậy trong quá trình quản lý cần có cấp quản lý ở địa phương, việc kiểm tra theo dõi hoạt động của tuyến kè cần giao cho địa phương sở tại quản lý cùng với ban Quản lý dự án của Huyện nhằm công tác vận hành đạt hiệu quả cao nhất.

Hàng năm, chính quyền địa phương cần bám sát tình hình thời tiết, chế độ xả lũ của hồ chứa sông Rác để nắm bắt kịp thời các quy cách và phương hướng triển khai thực hiện công tác bảo vệ kè đảm bảo cho công trình an toàn ở mức cao nhất, đáp ứng những mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án: “kè sông rác” (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w