CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án: “kè sông rác” (Trang 102)

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN LẬP BÁO CÁO ĐTM:

5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

Công tác giám sát môi trường đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý môi trường. Ban quản lý dự án sẽ kết hợp với các cơ quan chuyên môn tiến hành giám sát chất lượng môi trường định kỳ hàng năm trong từng giai đoạn thực hiện của dự án.

Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình thực hiện dự án và đánh giá hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chương trình giám sát chất lượng môi trường sẽ được thực hiện như sau:

5.2.1. Giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn thi công tuyến kè

5.2.1.1. Giám sát chất lượng môi trường nước mặt:

- Vị trí giám sát (3 điểm):

+ Điểm tại Cầu Chợ Biền xã Cẩm Lạc.

+ Điểm giao nhau giữa Sông Rác và Sông Nhà Lê.

+ Điểm cuối cùng của tuyến kè bờ hữu sát nhà điều hành của mỏ đá Cẩm Trung. - Chỉ tiêu giám sát (10 chỉ tiêu): pH, Độ muối, DO, BOD5, COD, Amoniac, Nitrat, Coliform, Độ dẫn, TDS,

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 08:2008/BTNMT. - Tần suất giám sát: 3 tháng/lần.

5.2.1.2. Giám sát chất lượng môi trường không khí:

- Vị trí giám sát (3 điểm):

+ Điểm tại Cầu Chợ Biền xã Cẩm Lạc.

+ Điểm giao nhau giữa Sông Rác và Sông Nhà Lê.

+ Điểm cuối cùng của tuyến kè bờ hữu sát nhà điều hành của mỏ đá Cẩm Trung. - Chỉ tiêu giám sát (07 chỉ tiêu): Nhiệt độ, độ ẩm, Bụi lơ lửng, CO, SO2, NO2, tiếng ồn.

- Quy chuẩn so sánh: QC 05:2013/BTNMT; QCVN 26:2010/BTNMT. - Tần suất giám sát: 3 tháng/lần.

5.2.1.3. Giám sát sạt lở trong giai đoạn thi công trên toàn bộ tuyến kè:

Tần suất giám sát: 3 tháng/lần.

5.2.2. Giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn vận hành tuyến kè

5.2.2.1. Giám sát chất lượng môi trường nước mặt:

- Các chỉ tiêu giám sát (10 chỉ tiêu): pH, Độ muối, DO, BOD5, COD, Amoniac, Nitrat, Coliform, Độ dẫn, TDS.

- Vị trí giám sát: Tại 03 vị trí.

+ Điểm tại Cầu Chợ Biền xã Cẩm Lạc.

+ Điểm giao nhau giữa Sông Rác và Sông Nhà Lê.

+ Điểm cuối cùng của tuyến kè bờ hữu sát nhà điều hành của mỏ đá Cẩm Trung. - Quy chuẩn so sánh: QCVN 08:2008/BTNMT.

- Tần suất giám sát: 6 tháng/lần (giám sát trong 1 năm đầu).

+ Điểm tại Cầu Chợ Biền xã Cẩm Lạc.

+ Điểm giao nhau giữa Sông Rác và Sông Nhà Lê.

+ Điểm cuối cùng của tuyến kè bờ hữu sát nhà điều hành của mỏ đá Cẩm Trung. - Các thông số giám sát (07 chỉ tiêu): Nhiệt độ, độ ẩm, Bụi lơ lửng, CO, SO2, NO2, tiếng ồn.

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2013/BTNMT, QCVN 26:2010/BTNMT. - Tần suất giám sát: 6 tháng/lần (giám sát trong 1 năm đầu).

5.3. DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MÔITRƯỜNG VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

Chương VI

THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG

- Việc tham vấn với sự tham gia của chính quyền địa phương và nhân dân ở khu vực Dự án trong quá trình lập báo cáo ĐTM nhằm thu thập các ý kiến phản hồi để có cơ sở đưa ra các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực của Dự án đến môi trường và thiết lập một chương trình quản lý môi trường trong suốt quá trình thực hiện, đồng thời tăng tối đa lợi ích kinh tế, xã hội mà Dự án mang lại.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

1. KẾT LUẬN:

Dự án: “Đầu tư xây dựng công trình kè chống sạt lở bờ sông Rác tại xã Cẩm Lạc và Cẩm Trung, Huyện” do Ban quản lý dự án xây dựng Huyện làm chủ đầu tư đã thực hiện được chức năng phòng chống lũ, phòng chống sạt lở bờ sông Rác, bảo vệ tính mạng người dân, kết cấu hạ tầng, phát triển mạng lưới giao thông, tạo cảnh quan môi trường trong vùng dự án.

Trong quá trình xây dựng và khi đi vào hoạt động dự án sẽ không tránh khỏi gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường đất, nước, không khí và các sự cố về môi trường khác. Đặc biệt đây là dự án nằm ở vùng dân cư khá đông đúc. Do đó trong quá trình thi công xây dựng sẽ gây tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của địa phương.

Dự án hoàn thành đi vào sử dụng sẽ có tác động tích cực đến điều kiện kinh tế xã hội của khu vực, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội cho vùng Nam Huyện, Bắc huyện Kỳ Anh.

Báo cáo ĐTM của Dự án: “ Đầu tư xây dựng công trình kè chống sạt lở bờ sông Rác tại xã Cẩm Lạc và Cẩm Trung, Huyện”, sau khi được thẩm định và phê duyệt là căn cứ pháp lý giúp cho Ban quản lý dự án xây dựng Huyện và các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong việc kiểm tra, giám sát chất lượng môi trường trong quá trình xây dựng và khi đi vào sử dụng.

2. KIẾN NGHỊ:

Ban quản lý dự án xây dựng Huyện kính đề nghị cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định Báo cáo ĐTM của Dự án: “ Đầu tư xây dựng công trình kè chống sạt lở bờ sông Rác tại xã Cẩm Lạc và Cẩm Trung, Huyện” và ra quyết định phê duyệt để công tác xây dựng sớm được triển khai đưa công trình vào sử dụng.

3. CAM KẾT:

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường và các pháp luật liên quan khác, Ban quản lý dự án xây dựng Huyện sẽ yêu cầu, phối hợp với các đơn vị thi công xây dựng cam kết thực hiện các trách nhiệm và nghĩa vụ của mình như sau:

1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

2. Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường như đã nêu ra trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

3. Phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường từ các hoạt động xây dựng và các hoạt động khác trên khu vực dự án;

4. Khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động xây dựng và các hoạt động khác trên khu vực dự án;

5. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho công nhân trong quá trình xây dựng và người dân khi đưa công trình vào sử dụng;

6. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về môi trường theo quy định.

7. Chấp hành chế độ kiểm tra, thanh tra và báo cáo định kỳ về bảo vệ môi trường;

8. Nếu để xảy ra sự cố môi trường sẽ thực hiện các biện pháp sau để xử lý: - Điều tra, xác định phạm vi, giới hạn, mức độ, nguyên nhân, biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường;

- Tiến hành ngay các biện pháp để ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường và hạn chế sự lan rộng, ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống của nhân dân trong vùng;

- Thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường và các pháp luật liên quan khác;

- Chịu mọi trách nhiệm về hậu quả đối với cộng đồng khu vực xung quanh nếu để xảy ra sự cố môi trường.

9. Tuân thủ các tiêu chuẩn thải theo quy định:

- Chất lượng khí thải phát sinh từ các hoạt động của dự án và chất lượng môi trường không khí xung quanh nằm trong giới hạn cho phép tại; QCVN 05:2013/BTNMT.

- Tiếng ồn, độ rung phát ra từ các thiết bị trong quá trình thi công xây dựng, phương tiện vận chuyển sẽ đảm bảo theo QCVN 26:2010/BTNMT; QCVN 27:2010/BTMT.

+ Nước thải sinh hoạt thải ra sẽ đạt quy định theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 14:2008/BTNMT, Cột B trước khi thải ra Sông Rác

- Chất thải rắn:

+ Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và các loại chất thải rắn đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh môi trường (theo hướng dẫn tại Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn).

+ Chất thải nguy hại sẽ được thu gom, xử lý theo quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT.

10. Chương trình quan trắc, giám sát môi trường như đã nêu ra ở chương V sẽ được thực hiện trong suốt thời gian thi công xây dựng.

11. Các công trình xử lý môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng được làm đầy đủ, đảm bảo chất lượng.

12. Không gây tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học ở các khu vực lân cận và quản lý chặt chẽ các hoạt động chặt cây và cấm săn bắn động vật.

13. Cam kết rằng các số liệu cung cấp trong Báo cáo ĐTM của Dự án: “Đầu tư xây dựng công trình kè chống sạt lở bờ sông Rác tại xã Cẩm Lạc và Cẩm Trung, Huyện” có tính chính xác cao và cam kết rằng dự án của chúng tôi không sử dụng hoá chất, chủng vi sinh vật trong danh mục cấm của Việt Nam và các Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên./.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án: “kè sông rác” (Trang 102)

w