Giảm thiểu tác động từ nguồn có liên quan đến chất thải

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án: “kè sông rác” (Trang 81 - 88)

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN LẬP BÁO CÁO ĐTM:

4.1.2.2. Giảm thiểu tác động từ nguồn có liên quan đến chất thải

a. Giảm thiểu tác động từ bụi và khí thải:

Do vị trí của khu vực dự án nằm gần khu dân cư, các tuyến đường vào và ra dự án đều đi qua khu dân cư do đó biện pháp giảm thiểu tác động của bụi và khí thải đến môi trường xung quanh trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, thi

thiết. Để giảm thiểu tối đa tác động của bụi và khí thải thì BQL dự án sẽ thực hiện các biện pháp như sau:

- Giảm thiểu ô nhiễm từ bụi:

+ Thi công dứt điểm từng đoạn, từng hạng mục; thực hiện tốt việc quản lý công tác xây dựng và giám sát công trường.

+ Vào những ngày khô ráo, oi bức, tưới ẩm trên tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu và đường dân sinh tiếp giáp với công trường trong những ngày không mưa bằng xe phun nước (1 ngày 04 lần vào 8h30’; 10h sáng và 14h30’ và 16h chiều) để hạn chế khả năng khuyếch tán bụi ra môi trường xung quanh. Tưới ẩm khu vực thi công, bãi chứa vật liệu xây dựng như cát, đá… ít nhất 2 lần vào 8h30’ và 15h.

+ Tại các kho bãi chứa vật liệu xây dựng, đặc biệt là chỗ để xi măng, chúng tôi sẽ yêu cầu các đơn vị xây dựng che chắn cẩn thận nhằm hạn chế sự phát tán bụi vào không khí khi có gió mạnh.

+ Các xe vận chuyển đất đá không được chở quá dung tích của thùng xe, thùng xe phải được lót kín, tránh tình trạng đất đá rơi vãi trong quá trình di chuyển của xe.

+ Phương tiện vận chuyển giảm tốc độ khi đi qua các điểm cua, ngoặt, ngã 3 đường và khi gần tới điểm cần bốc dỡ, san gạt, khi đi qua khu dân cư.

+ Điều tiết lượng phương tiện và cung đường vận chuyển hợp lý, tránh chồng chéo gây phát tán bụi và khí thải cục bộ.

+ Thu gom bùn đất rơi vãi trên các tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu. + Không thực hiện thi công và vận tải từ 22h đến 6h sáng để không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh.

- Giảm thiểu ô nhiễm từ khí thải:

Thực tế các biện pháp giảm thiểu tác động từ khí thải của các phương tiện vận chuyển, thi công rất khó thực hiện, vì nguồn thải không tập trung và đó cũng là chất thải tất yếu của quá trình đốt cháy nhiên liệu. Tuy nhiên, BQL dự án sẽ thực hiện những biện pháp nhằm giảm thiểu tối đa lượng khí thải này phát thải ra môi trường như sau:

+ Sử dụng các máy móc thi công hiện đại và hiệu suất sử dụng nhiên liệu cao nhằm hạn chế phát tán khí thải.

+ Các phương tiện vận chuyển không chở quá trọng tải quy định.

+ Không sử dụng các thiết bị đã quá hạn, không được phép lưu hành sử dụng. + Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng động cơ của các phương tiện, sử dụng nhiên liệu xăng dầu có hàm lượng lưu huỳnh thấp để giảm thiểu phát sinh các chất thải gây ô nhiễm không khí.

+ Các phương tiện vận chuyển hạn chế nổ máy trong thời gian dừng chờ bốc dỡ nguyên vật liệu.

+ Quy định quy trình vận hành của các phương tiện máy móc trong khu vực đang thi công. Vận tốc của phương tiện vận chuyển trong khu vực thi công không được vượt quá 10km/h.

+ Rác thải sinh hoạt phải được thu gom và xử lý đúng theo quy định để không phát sinh mùi hôi, thối khó chịu.

b. Giảm thiểu tác động từ nước thải:

Các tác động của nước thải bao gồm nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt, nước thải xây dựng và nước thải chứa dầu mỡ, để giảm thiểu các tác động của nước thải đến môi trường xung quanh khu vực dự án BQL dự án sẽ thực hiện các biện pháp xử lý như sau:

- Nước thải của quá trình thi công xây dựng:

Nước thải xây dựng có khối lượng rất ít, tác động nhỏ và nguồn thải không tập trung nên không thể đưa ra công nghệ xử lý cụ thể cho loại nước thải này. Do đó quá trình trộn vữa sẽ khống chế để loại nước này không chảy ra ngoài môi trường, vì thừa nước sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, ngoại trừ một ít ngấm xuống đất là điều bất khả kháng.

- Nước thải có chứa dầu mỡ từ điểm sửa chữa, rửa xe vận chuyển có chứa dầu mỡ sẽ xử lý như sau:

Cho chảy vào bể gạn váng dầu mỡ kết hợp lắng cơ học, sau đó qua bể lọc cát mới thải ra môi trường. Do vị trí và cấu tạo vách ngăn ở cuối bể nên dầu mỡ được nổi lên trên, kết hợp lắng cơ học nên cặn, chất lơ lửng được lắng xuống đáy. Dầu mỡ định kỳ vớt bằng thủ công tập trung vào thùng đựng chất thải rắn nguy hại và được xử lý đúng theo quy định. Bùn cặn được định kỳ nạo vét và đổ thải trước đúng theo quy định.

Nước thải sau khi tắc cặn, chất lơ lững, dầu mở sẽ tiếp tục xử lý qua bể lọc cát đạt tiêu chuẩn cho phép rồi mới thải ra môi trường tiếp nhận.

Hình 4.1. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải có chứa dầu mỡ

Căn cứ vào số lượng thiết bị, xe máy chúng ta ước tính lượng nước thải tại điểm rửa, sửa chữa khoảng 2 m3/ngày.

Bể lọc cát Bể gạn váng dầu mỡ

kết hợp lắng cơ học Nước thải

Thải môi trường tiếp nhận

Môi trường tiếp nhận Rãnh

thoát nước

Nước tắm giặt, rửa bát đĩa... Hố lắng Ngăn lọc cát, sỏi

+ Thực hiện đúng tiến độ thi công theo phương án cuốn chiếu, thi công dứt điểm từng đoạn, từng hạng mục. Ưu tiên thi công vào mùa khô, trước mùa mưa lũ để đảm bảo chất lượng công trình, tránh hiện tượng sụt lún, sạt lở, hư hại kè, đồng thời giảm những ảnh hưởng do nước mưa chảy tràn gây ra.

+ Thi công dứt điểm từng đoạn kè; đồng thời thi công phải đồng bộ gồm tuyến kè và các công trình trên tuyến như cống tiêu thoát nước, mương thoát nước dọc tuyến kè đảm bảo việc thoát nước khu vực dân cư và diện tích đất sản xuất dọc tuyến kè về phía làng.

+ Việc tính toán, thiết kế, thi công các công trình cống tiêu, thoát nước, mương thoát nước dọc tuyến kè đảm bảo việc tiêu thoát nước vào mùa mưa lũ, đảm bảo khu vực dân cư và diện tích đất nông nghiệp 2 bên tuyến kè không bị ngập úng cục bộ.

+ Mặt bằng công trường được thu dọn và tận dụng tối đa các loại rác thải xây dựng (đá, gạch, vôi vữa,...) và hạn chế dầu mỡ rơi vãi nhằm tránh tình trạng các chất bẩn này cuốn trôi theo nước mưa chảy tràn làm ảnh hưởng đến môi trường nước mặt trên diện rộng.

- Xử lý nước thải sinh hoạt:

Nước thải sinh hoạt trong giai đoạn này được phân thành 2 dòng và phương pháp xử lý như sau:

+ Dòng thứ nhất là nước thải từ quá trình đào thải của con người (phân, nước tiểu). Để xử lý loại chất thải này chúng tôi sẽ lắp đặt nhà tiêu di động bằng vật liệu composite tại khu vực các lán trại. Trong quá trình xây dựng, chất thải định kỳ sẽ hợp đồng với HTX môi trường xã Cẩm Lạc vận chuyển đi xử lý.

+ Dòng thứ hai là nước thải từ quá trình tắm giặt, rửa bát đĩa... sẽ xử lý loại nước thải này như sau: Thu gom vào hố lắng để xử lý cặn, các chất lơ lửng có kích thước lớn, sau đó tiếp tục cho chảy qua ngăn lọc cát, sỏi để lọc sạch các chất lơ lửng, cặn lắng có kích thước nhỏ hơn. Cát, sỏi có khả năng hấp thụ các chất ô nhiễm trong nước thải. Sau khi qua ngăn lọc cát, sỏi nước thải sinh hoạt được thải ra môi trường tiếp nhận.

Hình 4.2. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải ở các khu lán trại:

c. Giảm thiểu tác động từ chất thải rắn:

- Sinh khối thực vật:

Với khối lượng sinh khối thực vật phát sinh khá lớn trên dọc tuyến kè do đó chủ đầu tư thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và chặt phát cây cối theo tiến độ thi công, thi công kè đến đâu thì chặt phát cây cối đến đó. Với phương án

thi công theo hình thức cuốn chiếu thì công tác chặt phát cũng được thực hiện theo hình thức cuốn chiếu, như vậy khối lượng sinh khối phát sinh trong ngày sẽ nhỏ và chủ đầu tư sẽ dễ dàng xử lý. Biện pháp xử lý như sau:

+ Một số cây gỗ có giá trị như Phi lao, Keo lá tràm, Tre… được các chủ hộ gia đình khai thác và tận thu sử dụng trong gia đình như làm cột chống, làm nhà, làm hàng rào trong vườn…

+ Các loại cây còn lại, cành nhỏ, cây bụi… thì được các hộ gia đình thu gom sử dụng làm chất đốt. Lá cây, cây cỏ, cói được tập trung một vị trí kết hợp với chất thải rắn không có khả năng tái sử dụng được chủ dự án hợp đồng với hợp tác xã vệ sinh môi trường xã Cẩm Lạc vận chuyển đi xử lý, tránh hiện tượng phân hủy gây ra mùi hôi thối làm ô nhiễm môi trường.

- Giảm thiểu tác động do chất thải rắn thông thường:

+ Đối với chất thải rắn do quá trình di dời công trình hàng rào, tường, kè sẽ tận thu những vật liệu có thể tái sử dụng trong quá tình thi công kè bao gồm bê tông gạch vỡ, đá hộc. Sắt thép được tận thu bán phế liệu, còn lại chất thải không thể tận thu thì được tập trung và hợp đồng với HTX môi trường xã Cẩm Lạc vận chuyển đưa đi xử lý đúng theo quy định.

+ Đối với chất thải sinh hoạt: Trong thời gian thi công tuyến kè (khoảng 2 năm), để thuận lợi cho quá trình thi công xây dựng thì BQL dự án yêu cầu các nhà thầu xây dựng phải bố trí lán trại cho công nhân ở và sinh hoạt. Tại mỗi khu lán trại được bố trí 1 điểm thu gom, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt như sau:

+ Đối với rác là gỗ, giấy có thể thu gom để làm chất đốt.

+ Chất thải rắn có nguồn gốc kim loại hoặc nhựa như các lon đựng nước giải khát, giấy được thu gom vào thùng đựng, rồi định kỳ được bán như phế liệu. + Đối với các loại thức ăn dư thừa của công nhân là loại chất thải dễ phân huỷ và gây mùi hôi thối, vì vậy sẽ tập trung lại một chỗ và cho các người dân làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.

+ Chất thải rắn không có khả năng tái sử dụng, tái chế, dễ phân hủy thì thu gom vào thùng, hợp đồng với HTX môi trường xã Cẩm Lạc thu gom và vận chuyển đưa đi xử lý.

- Chất thải rắn xây dựng:

+ Khối lượng đất bề mặt bóc đạt tiêu chuẩn sẽ được tận dụng để đắp giữ mái taluy tuyến kè.

+ Khối lượng bóc phong hóa, vét hữu cơ không đủ tiêu chuẩn để đắp thân kè sẽ được cho người dân đắp vườn, bón gốc cho cây trồng…. Đối với khối

chứa chất thải rắn tạm thời được quy hoạch gần tuyến kè, phần diện tích này đã được Ban quản lý dự án làm việc với chính quyền địa phương để xác định vị trí cụ thể (văn bản xác định vị trí đổ thải đính kèm phần phục lục). Lượng đất, bùn phong hoá khi được vận chuyển về bãi thải tạm sẽ được xử lý bằng phương án hợp đồng với các đơn vị có nhu cầu sử dụng loại đất này vào các mục đích khác nhau.

+ Chất thải rắn xây dựng phát sinh do quá trình thi công xây dựng như bao xi măng, sắt thép vụn… sẽ được thu gom về khu lán trại và định kỳ bán phế liệu. Đối với bê tông hỏng, gạch vỡ, đá thải… được tập trung ở một số điểm, sau đó tận dụng để đổ đường làm nền.

+ Ván cốt pha gãy nát sau khi hoàn thành công trình sẽ được thu gom và bán cho nhân dân sử dụng vào mục đích khác như đun nấu.

- Chất thải nguy hại:

Như đã định lượng ở trên thì khối lượng chất thải rắn phát sinh trong dự án là không đáng kể. Thành phần chủ yếu là giẻ lau, giấy, vỏ hộp, thùng đựng dầu … chủ yếu phát sinh ở khu lán trại, phát sinh từ việc lau chùi, sửa chữa phương tiện cơ giới. Mặc dù có khối lượng ít nhưng đây là nguồn ô nhiễm tiềm tàng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

Quy trình quản lý chất thải rắn nguy hại tại khu vực tuân thủ đúng hướng dẫn tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường như sau: Chủ dự án sẽ làm thủ tục đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại; sử dụng 02 thùng composit có nắp đậy và dán nhãn để lưu giữ chất thải rắn nguy hại; định kỳ Chủ dự án sẽ tiến hành ký kết hợp đồng với đơn vị có chức năng để xử lý đúng theo quy định.

d. Giảm thiểu tác động tới môi trường hệ sinh thái

- Môi trường sinh thái dưới nước

Thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động do nước thải, chất thải rắn tới chất lượng nguồn nước như đã nêu ở các mục trên nhằm đảm bảo chất lượng nước sông Rác, giảm thiểu những tác động trong quá trình thi công đối với hệ sinh thái dưới nước.

Chủ đầu tư cam kết không đổ đất bùn thải và đất đào bạt mái xuống lòng sông trong quá trình thi công.

Trong quá trình xây dựng hệ thống cống qua tuyến kè có thể gây ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới nước. Do đó, nhà thầu phải thực hiện việc nạo vét bùn cần phải lưu ý: thực hiện vệ sinh diệt những vật trung gian truyền bệnh, tránh tạo ra các nơi cư trú của vật truyền bệnh có trong nước như: muỗi, bọ gậy...

Chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng nội quy, quy định về việc bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái nói chung và hệ sinh thái dưới nước nói riêng, nghiêm cấm đánh bắt, phá hoại các sinh vật dưới nước; đồng thời có biện pháp xử lý, kỷ luật đối với trường hợp vi phạm.

Phối hợp tốt với chính quyền địa phương thực hiện công tác bảo vệ môi trường sinh thái dưới nước khu vực thực hiện dự án.

- Môi trường sinh thái trên cạn

Khi thực hiện công tác đào, đắp... sẽ ảnh hưởng đến điều kiện phát triển các nhóm động vật không xương sống có lợi (giun đất, bọ nhảy, ve,...). Điều kiện sống của chúng bị thay đổi do đặc tính cơ lý của một số lớp đất đá bị thay đổi phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật xây dựng. Hạn chế tác động tới các lớp đất không nằm trong yêu cầu thiết kế và không ảnh hưởng tới việc thi công hoặc các hoạt động của dự án.

- Thảm thực vật

Vai trò quan trọng của cây xanh trong môi trường tự nhiên đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu như: Kiểm soát rửa trôi xói mòn đất, hạn chế mức độ ô nhiễm không khí và tạo những cảm giác thư giãn thoải mái về tinh thần cho cộng đồng dân cư.

Các yêu cầu bảo tồn và bảo vệ đối với thảm thực vật trong khu vực thi công là:

+ Không chặt phá cây xanh nằm trên các khu đất bên ngoài ranh giới công trường.

+ Bảo vệ tất cả các cây xanh ở bên trong ranh giới công trường nếu chúng không ảnh hưởng tới việc thi công hoặc các hoạt động của dự án.

e. Hoàn phục môi trường sau quá trình xây dựng:

Trước khi dự án được hoàn thành, BQL dự án yêu cầu các nhà thầu xây dựng thực hiện các biện pháp hoàn phục môi trường nhằm đảm bảo cho các hoạt động của khu vực dự án và dân cư xung quanh khu vực dự án đi vào ổn định để hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường đất, nước, không khí như sau:

- San lấp trả lại mặt bằng cho khu vực dự án.

- Nhà cửa, lán trại tạm được dỡ bỏ. Các loại vật liệu tận dụng được thì đem về sử dụng hay bán lại, loại không tận dụng được thì xử lý cùng chất thải

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án: “kè sông rác” (Trang 81 - 88)

w