Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án: “kè sông rác” (Trang 58 - 60)

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN LẬP BÁO CÁO ĐTM:

3.1.2.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải

a. Tiếng ồn, độ rung:

Tiếng ồn, độ rung phát sinh do hoạt động giải phóng mặt bằng, thi công xây dựng gây ra bởi các máy móc, thiết bị như máy cưa, xe vận tải chở vật liệu, máy ủi, máy trộn bê tông, máy đóng cọc, máy đầm... tiếng ồn, độ rung trong giai đoạn này xảy ra không thường xuyên.

Bảng 3.12. Mức độ ồn tối đa của một số thiết bị, máy móc

TT Các phương tiện thi công Mức ồn cách nguồn 1 m (dBA) Mức ồn cách nguồn 20 m (dBA) Mức ồn cách nguồn 50 m (dBA) 1 Máy ủi 93 64 59

2 Máy xúc gàu trước 72 - 84 52 44

3 Xe lu 72 - 74 47 39

4 Máy trộn bê tông 75 - 88 55,5 47,5

5 Xe tải 82 - 94 62 54

QCVN 26: 2010/BTNMT - 70 dBA (6 - 21h) đối với khu vực thông thường

Tiêu chuẩn Bộ Y tế: tiếng ồn tại khu vực sản xuất: thời gian tiếp xúc 8 giờ là 85 dBA

(Nguồn WHO)

So sánh giữa mức ồn tại điểm cách khu vực thực hiện dự án 20m cho thấy mức ồn của mỗi loại máy thấp hơn QCVN 26:2010/BTNMT, nghĩa là tác động từ hoạt động của các phương tiện này đến người dân là không đáng kể đến các khu dân cư lân cận mà chủ yếu là ảnh hưởng đến công nhân trên công trường. Riêng các tuyến đường dân sinh đi vào dự án và khu vực thi công sát khu dân cư, tiếng ồn phát sinh từ các phương tiện vận tải sẽ ảnh hưởng đến dân cư sinh sông 2 bên đường.

Khi nhiều máy móc thực hiện công việc cùng lúc sẽ gây ra mức ồn lớn hơn do có sự cộng hưởng âm.

Bảng 3.13. Hệ thống mức ồn tương đương dBA tại khu vực xây dựng TT Giai đoạn Số lượng máy móc hoạtđộng tối đa Số lượng máy móc hoạtđộng tối thiểu

1 Chuẩn bị mặt bằng 84 84 2 San lấp mặt bằng 88 78 3 Xây dựng nền móng 88 88 4 Xây dựng công trình 79 78 5 Kết thúc 84 84 (Nguồn WHO)

Như vậy, công nhân xây dựng trên công trường có thể sẽ phải chịu ảnh hưởng mức ồn lớn hơn tiêu chuẩn của Bộ Y tế về tiếng ồn tại khu vực sản xuất trong thời gian tiếp xúc 8 giờ là 85dBA. Trong giai đoạn san lấp mặt bằng và giai đoạn xây dựng nền móng có mức ồn 88dBA cao hơn tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Ngoài ra, tiếng ồn còn phát sinh do giao tiếp, trao đổi, truyền đạt thông tin trong quá trình sinh hoạt, lao động của cán bộ, công nhân tại khu lán trại và khu vực thi công xây dựng.

b. Ô nhiễm nhiệt:

Giai đoạn này sẽ tập trung một lượng lớn máy móc, xe vận tải phục vụ quá trình thi công, hoạt động của các phương tiện này sẽ phát sinh ra một lượng nhiệt đáng kể trong không khí làm cho nhiệt độ cục bộ ở khu vực dự án sẽ tăng lên. Ngoài ra, nguồn nhiệt còn phát sinh do hoạt động nấu nướng phục vụ lực lượng cán bộ, công nhân xây dựng trên công trường.

c. Nguồn tác động đến môi trường văn hóa, kinh tế xã hội:

- Ảnh hưởng đến đời sống – an ninh xã hội

+ Công tác rà phá bom mìn để đảm bảo an toàn trong đối với con người trong suốt giai đoạn thi công và vận hành tuyến kè. Công tác này diễn ra trước khi thi công, tuy diễn ra trong thời gian ngắn nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ như nổ bom mìn câm còn sót lại sau chiến tranh trong công tác rà phá bom mìn, tai nạn lao đông gây những tác hại nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người dân, người lao động thực hiện công tác này.

+ Trong quá trình thi công, các đơn vị thi công sử dụng 100 cán bộ công nhân viên. Việc này kéo theo một số các biến đổi khác trong cuộc sống sinh hoạt, hoạt động sản xuất của khu vực. Tuy nhiên sự biến đổi này chỉ mang tính chất tạm thời trong giai đoạn thi công dự án, không ảnh hưởng tới cơ cấu dân số, lao động khi dự án hoàn thành.

+ Việc tập kết trang thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu và công nhân đến làm việc tại khu vực dự án ngoài vấn đề gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của người dân trong khu vực, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất còn kéo theo ảnh hưởng hoạt động trật tự an ninh trong khu vực. Đặc biệt, trong công tác bảo vệ trang thiết bị, nguyên vật liệu xây dựng cũng như trong quá trình sinh hoạt, giao tiếp giữa công nhân và người dân không loại trừ sự trà trộn, tranh thủ của các phần tử xấu xâm nhập vào khu vực thi công gây ảnh hưởng tới vấn đề trật tự an ninh trong khu vực.

- Ảnh hưởng đến giao thông đi lại

+ Tuyến kè bờ tả xây dựng trên đường giao thông dân sinh hiện tại; trên tuyến kè ngoài đường giao thông còn xây dựng cầu công trên tuyến và đặc biệt là Cầu Thọ Trung bắc qua sông Rác thay thế cho cầu Gỗ hiện trạng. Việc xây dựng tuyến kè và các công trình trên tuyến gây ảnh hưởng đến hoạt động giao thông đi lại của người dân. Khi thi công cầu bắc qua sông Rác, chủ dự án cần thực hiện các biện pháp để đảm bảo hoạt động đi lại của người dân.

+ Quá trình thi công xây dựng sẽ phải vận chuyển khối lượng lớn nguyên vật liệu và thiết bị máy móc đến công trường, ước tính mỗi ngày có hàng chục lượt xe ra vào công trường. Quá trình vận chuyển sẽ ảnh hưởng nhất định đến hoạt động giao thông trên các tuyến đường vận chuyển và làm bề mặt các tuyến đường này xuống cấp (các tuyến đường vận chuyển dự kiến: tuyến Quốc lộ 1A, tuyến đường từ Quốc lộ 1A đi xã Cẩm Lạc...).

d. Dự báo rủi ro, sự cố:

Trong quá trình giải phóng mặt bằng, thi công xây dựng tuyến kè thì các rủi ro, sự cố có thể xảy ra được dự báo như sau:

- Sạt lở, xói mòn. - Sự cố cháy nổ. - Tai nạn giao thông. - Tai nạn lao động.

- Rủi ro do thiên tai bão lũ.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án: “kè sông rác” (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w