4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN LẬP BÁO CÁO ĐTM:
2.3.4. Văn hóa, giáo dục
- Văn hóa:
Nhân dân 2 xã luôn đồng tình hưởng ứng nếp sống văn hóa, duy trì tốt phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.
Trên địa bàn 2 xã các tập tục, văn hóa cổ truyền vẫn được nhân dân bảo tồn và phát triển tốt, các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao vẫn được tổ chức đều đặn thông qua các ngày lễ như: 2/9, 26/3, 30/4… Thực hiện tốt các chỉ thị về xây dựng đời sống văn hóa, chú trọng triển khai xuống tận thôn xóm, cụm dân cư.
- Giáo dục:
Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, công tác xã hội hóa giáo dục được 2 xã giữ vững và phát triển mạnh mẽ.
Xã Cẩm Lạc hiện nay có 01 trường mầm non, 01 trường tiểu học, 01 trường trung học cơ sở.
Xã Cẩm Trung hiện nay có 01 trường mầm non, 01 trường tiểu học, 01 trường trung học cơ sở.
2.3.5. Y tế và vệ sinh môi trường
- Y tế:
Tình hình y tế địa phương ngày càng được quan tâm. Số bệnh nhân được điều trị tại trạm y tế xã tăng lên, công tác khám chữa bệnh ban đầu được 2 xã quan tâm tại cơ sở. Chính quyền địa phương cũng đã quan tâm nâng cấp trạm y tế để đảm bảo công tác khám chữa bệnh cho người dân tại cấp cơ sở.
Bảng 2.16. Tình hình y tế năm 2013 TT Thông số Đơn vị Xã Cẩm Lạc Xã Cẩm Trung I. Tình hình khám, chữa bệnh
1 Số lượt người đến khám, chữa bệnh Người 3.525 6.197
2 Số HS mẫu giáo được khám em 260 266
3 Số HS TH và THCS được khám em 1.004 1.600
4 Trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng em 75 117
5 Trẻ 3-36 tháng được uống Vitamin A em 425 661
6 Số người tàn tật được quản lý Người 40 52
7 Số người cao tuổi được quản lý Người 524 476
II. Điều kiện y tế
8 Số cán bộ y tế ở trạm người 04 06
9 Số giường bệnh Giường 09 12
10 Số cán bộ y tế cơ sở người 10 11
III. Tình hình vệ sinh môi trường
11 Tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh % 86 72
12 Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh % 97 71
(Nguồn: Trạm y tế xã cung cấp)
- Về công tác vệ sinh môi trường:
Trong những năm qua, nhờ chuyển biến tích cực của công cuộc đổi mới của đất nước, thu nhập của người dân trong xã ngày càng được nâng cao. Vì vậy, mức sống của người dân đang dần được cải thiện, công tác vệ sinh môi trường đã bắt đầu được chú trọng và đã có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, hiện nay chỉ xã Cẩm Lạc đã thành lập Hợp tác xã môi trường thu gom và xử lý rác thải; xã Cẩm Trung chưa có Hợp tác xã thu gom rác thải. Do nhận nhận thức của một bộ phận dân cư còn chưa có nên việc quan tâm đến công tác giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn 2 xã vẫn còn gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh quan và môi trường xung quanh.
2.3.6. Tình hình an ninh
Nhìn chung tình hình an ninh, chính trị ở xã vẫn được giữ vững và ổn định. Công an và chính quyền luôn luôn chủ động trực tiếp giải quyết các vụ việc, hạn chế chuyển lên tuyến trên, ngoài ra tại các địa bàn cơ sở ở từng thôn xóm công tác tổ chức hòa giải được thực hiện rất tốt, góp phần vào việc đảm bảo trật tự xã hội cho từng thôn xóm.
2.3.7. Tình hình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nôngthôn mới thôn mới
2 xã đã tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, lồng ghép với các dự án xây dựng hạ tầng như đường giao thông, trường học và các công trình thủy lợi, quy hoạch nông thôn…
Phong trào xây dựng mô hình kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập và đời sống người dân được cấp ủy chính quyền và người dân tích cực tham gia.
Tính đến tháng 11/2013, xã Cẩm Lạc đã hoàn thành 12/19 tiêu chí nông thôn mới bao gồm: Quy hoạch, Điện, Trường học, Chợ nông thôn, Bưu điện, Nhà ở dân cư, Thu nhập, Cơ cấu lao động, Hình thức tổ chức sản xuất, Y tế, Văn hóa, An ninh trật tự xã hội. Các tiêu chí chưa đạt bao gồm: Giao thông, Thủy Lợi, Cơ sở vật chất văn hóa, Hộ nghèo, Giáo dục, Môi trường, Hệ thống tổ chức chính trị xã hôi.
Tính đến tháng 11/2013, xã Cẩm Trung đã hoàn thành được 08/19 tiêu chí nông thôn mới bao gồm: Điện, Bưu điện, Nhà ở dân cư, Giáo dục, Hình thức tổ chức sản xuất, Thu nhập, Cơ cấu lao động, An ninh trật tự xã hội. Các tiêu chí chưa đạt bao gồm: Giao thông, Thủy Lợi, Cơ sở vật chất văn hóa, Hộ nghèo, Môi trường, Chợ nông thôn, Hệ thống tổ chức chính trị xã hội, Quy hoạch, Y tế, Văn Hóa, Trường học.
* Tình hình dân cư, hạ tầng kỹ thuật gần khu vực thực hiện dự án
Dân cư hai bên bờ sông Rác đoạn đi qua xã Cẩm Lạc và Cẩm Trung (khoảng 500 hộ dân) sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, dân trí thấp hơn so với các khu vực khác. Hai bên bờ sông bị sạt lở gây tâm lý hoang mang lo sợ đặc biệt là vào mùa mưa lũ hàng năm, hạn chế phát triển xã hội về mọi mặt.
Hệ thống hạ tầng cơ sở khu vực thực hiện dự án yếu kém đặc biệt là hệ thống giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn, tuyến đường dân sinh nằm sát bờ sông (đoạn bờ tả từ K1+700m đến K2+400m) hiện đang bị sạt lở, xung yếu, không đảm bảo an toàn đối với phương tiện và con người lưu thông trên tuyến.
Nhận xét: Với hiện trạng sạt lở và tình hình khó khăn của dân cư khu vực 2 bờ sông Rác thì việc thực hiện dự án xây dựng công trình Kè chống sạt bờ sông Rác tại xã Cẩm Lạc và Cẩm Trung là việc hết sức cần thiết và cấp bách nhằm mục tiêu bảo vệ tính mạng, tài sản, cơ sở hạ tầng của khu vực 2 bờ sông Rác; tạo tâm lý ổn định cho người dân. Đồng thời, kè bờ sông Rác sẽ mở rộng, nâng cấp hệ thống giao thông góp phần phát triển kinh tế xã hội của 2 xã Cẩm Lạc và Cẩm Trung.
Chương III
ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
Quá trình thực hiện Dự án qua các giai đoạn sẽ phát sinh các chất gây ô nhiễm, các tác động có liên quan đến chất thải và các tác động không liên quan đến chất thải. Chúng tôi sẽ tiến hành đánh giá tác động qua 3 giai đoạn của Dự án gồm: Giai đoạn chuẩn bị; Giai đoạn thi công, xây dựng; Giai đoạn kè đi vào hoạt động.
3.1.1. Giai đoạn chuẩn bị
Giai đoạn này gồm các công tác: khảo sát địa hình, khảo sát địa chất, lập thiết kế cơ sở, lập dự án đầu tư, đền bù đất đai và tài sản trên đất.
Như đã nêu ở chương 1, dự án sẽ xây dựng tuyến kè với tổng chiều dài 11.635 m trên bờ hữu và bờ tả của sông Rác. Để xây dựng tuyến kè sẽ chiếm dụng 325.780 m2 diện tích đất thuộc 13 xóm của 02 xã Cẩm Lạc và Cẩm Trung, đây là diện tích đất hai bên bờ sông, chủ yếu là đất chưa sử dụng và đường giao thông, không có diện tích đất nông nghiệp hay đất ở.
Để giữ đất, gia cố bờ, giảm thiểu sạt lở thì người dân đã tự trồng một số loài cây như tre, keo lá tràm, tro và xây dựng một số công trình như kè và UBND xã Cẩm Lạc đã xây dựng hàng rào trên diện tích xây dựng kè. Do đó quá trình giải phóng mặt bằng để chuẩn bị cho dự án sẽ không đền bù đất đai mà chỉ đền bù cây cối, các công trình cho người dân và UBND xã Cẩm Lạc.
Giai đoạn này hầu như không tác động đến môi trường vật lý, mà chỉ tác động đến môi trường xã hội do một số vấn đề như sau:
- Tác động do đền bù, giải phóng mặt bằng:
+ Diện tích đất thực hiện dự án thuộc quỹ đất chưa sử dụng và đất giao thông của 2 xã Cẩm Lạc, Cẩm Trung do đó quá trình chuẩn bị dự án không phải thực hiện đền bù đất sẽ giảm được tổng mức đầu tư vào dự án đồng thời không ảnh hưởng đến diện tích canh tác và hoạt động sản xuất của người dân.
+ Công tác đền bù cây cối, công trình cho người dân nếu không có sự thống nhất sẽ xảy ra những mâu thuẫn, tranh chấp giữa những cá nhân, tổ chức bị thu hồi đất và chủ dự án làm chậm tiến độ thực hiện dự án.
+ Việc thực hiện dự án đã thể hiện được sự quan tâm của nhà nước đến đời sống của người dân do đó chính quyền và nhân dân 02 xã Cẩm Lạc và Cẩm Trung nhiệt tình ủng hộ.
3.1.2. Giai đoạn xây dựng tuyến kè
Trong giai đoạn thi công xây dựng tuyến kè sẽ thực hiện công tác rà phá bom mìn, dọn thảm thực vật, bóc phong hóa và san gạt mặt bằng, thi công xây dựng sẽ phát sinh nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải và nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải như sau:
3.1.2.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
a. Nguồn phát sinh bụi và khí thải
Các hoạt động trong giai đoạn san lấp mặt bằng của Dự án như bóc phong hóa, thu gom khối thực vật trên bề mặt, san lấp, lu đầm bề mặt có thể tạo ra các nguồn gây ô nhiễm môi trường như bụi và khí thải.
- Bụi, khí thải phát sinh trong quá trình đào đắp, san lấp mặt bằng.
- Bụi, khí thải phát sinh trong quá trình vận chuyển vật liệu san lấp, vật liệu xây dựng.
* Bụi và khí thải sinh ra trong quá trình đào đắp, bốc xúc đất
Khối lượng đào đắp và bóc phong hóa trong quá trình san lấp mặt bằng khá lớn được thông kê theo bẳng sau:
Bảng 3.1. Tổng hợp khối lượng đào đắp trong quá trình san lấp mặt bằng
TT Hạng Mục Thể tích (m3) Khối lượng (tấn)
tỷ trọng đất: 1,5 tấn/m3
1 Bóc phong hóa và hữu cơ 20.473,42 30710,13
2 Đào đất 88.782,93 133174,395
3 Đắp đất 130.443,23 195664,845
Tổng 239.699,58 359.549,37
(Nguồn: Khối lượng được tổng hợp từ bảng 1.8)
Trong đó khối lượng đất đắp được lấy từ phần đất đào đủ tiêu trên tuyến kè, ngoài ra lượng đất thiếu được nhà thầu thi công mua tại mỏ đất Cẩm Trung, với khoảng cách vận chuyển trung bình khoảng 5 km.
Bụi sẽ phát sinh từ quá trình đào đắp, bốc xúc đất đặc biệt là trong thời điểm thời tiết khô hanh thì lượng bụi phát sinh lớn.
Mbụi BX = Khối lượng đất đào đắp, bốc xúc x K (3.1)
Trong đó: Tổng khối lượng đất đào đắp, bốc xúc: 359.549,37 tấn (Bảng 3.1) K: Hệ số phát sinh bụi, K = 0,17 kg/tấn đất.
(Nguồn: Kỹ thuật đánh giá nhanh của WHO.)
→ Mbụi BX= 359.549,37 x 0,17 = 61.123,39 (kg bụi)
+ Tổng thời gian thi công đào đắp, san gạt là 240 ngày do đó lượng bụi sinh ra trong 1 ngày được tính như sau:
= 61.123,39/240 = 254,68 (kg bụi/ngày) = 31,84 (kg bụi/h).
Do nguồn phát thải bụi phát tán trên một diện tích rộng nên có thể áp dụng mô hình khuếch tán nguồn mặt để xác định nồng độ chất ô nhiễm trong khoảng thời gian khác nhau tại khu vực thi công.
Giả sử khối không khí tại khu vực bốc xúc, san gạt được hình dung là một hình hộp với các kích thước chiều dài L (m), chiều rộng W (m) và chiều cao H (m). Hình hộp không khí có một cạnh đáy song song với hướng gió. Giả thiết rằng luồng gió thổi vào hộp là không gian chứa bụi và không khí tại khu vực khai trường tại thời điểm chưa khai thác là sạch thì nồng độ bụi trung bình tại một thời điểm sẽ được tính theo công thức sau (Nguồn: Môi trường không khí - NXB KHKT - Hà Nội 1997- Chủ biên: Phạm Ngọc Đăng):
C = Es x L (1 - e-ut/L)/(u x H) (3.3) Trong đó:
u: Tốc độ gió trung bình thổi vuông góc với một cạnh của hộp, u = 1,5m/s; H: Chiều cao xáo trộn (m), H = 5 m;
L, W: Chiều dài, chiều rộng của hộp khí: L = 50m, W = 25m (dựa vào diện tích san gạt một lúc);
Es: Lượng phát thải ô nhiễm tính trên đơn vị diện tích, mg/m2.s; Es = A/(L W) = Tải lượng (kg/h) x 1.000.000/( L x W x 3.600) = 31,84 x 1.000.000/(500 x 20 x 3600) = 0,884 (mg/m2.s) t : Thời gian tính toán (h).
+ Nồng độ bụi phát thải tại khu vực thi công theo thời gian được tính ở bảng dưới với giả thiết thời tiết khô ráo.
Bảng 3.2. Nồng độ bụi trong quá trình san gạt bóc đất phủ
Nồng độ, mg/m3 QCVN 05:2013/BTNMT
(mg/m3)
1h 2h 3h 4h
0,177 0,353 0,528 0,703 0,3
Nhận xét: Qua giá trị nồng độ bụi tính toán tại các thời điểm cho thấy, khi hoạt động bốc xúc, san gạt diễn ra thì nồng độ bụi khu vực thi công tăng lên theo thời gian. Khi hoạt động bốc xúc san gạt hoạt động liên tục trong 2 giờ trong điều kiện thời tiết khô ráo thì nồng độ bụi khu vực thi công bắt đầu vượt tiêu chuẩn cho phép được quy định tại QCVN 05:2013/BTNMT.
Khí thải phát sinh trong giai đoạn này do hoạt động của các phương tiện xúc đào; phương tiện vận chuyển sử dụng các nhiên liệu đốt như xăng, dầu diezel và quá trình nổ mìn phá đá sẽ thải vào môi trường các khí thải độc hại như: COx, SOx, NOx, THC...
+ Theo thông tư số 06/2010/TT-BXD ngày 25/5/2010 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công công trình thì định mức tiêu hao nhiên liệu cho máy đào xúc là 82,62 kg/ca/chiếc.
+ Lượng đất đá cần bốc xúc trong giai đoạn này là m3.
+ Mỗi ca xúc được khoảng 500 m3, lượng nhiên liệu cần dùng: (239.699,85/500) x 82,62 39.607,96 (kg) = 39,61 tấn. + Từ đó ta tính được tải lượng khí thải như sau:
Bảng 3.3. Tải lượng khí thải do san gạt
TT Khí độc hại
Định mức, kg/tấn NL
(*)
Tổng lượng khí thải sinh ra,
kg
Tải lượng, g/s
1 Khí cacbon oxit CO 20,81 824,24 0,1192
2 Hydrocacbon (CnHm) 4,16 164,77 0,0238
3 Nito oxit NOx 13,01 515,30 0,0746
4 Sunfu dioxit SO2 7,8 308,94 0,0447
5 Muội khói 0,78 30,89 0,0045
(Nguồn: *: Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải - NXB KH&KT)
+ Áp dụng công thức 3.3 ta tính được nồng độ các chất khí ô nhiễm do máy móc san gạt với tốc độ gió trung bình là 1,5 m/s như sau:
Bảng 3.4. Nồng độ các chất khí do san gạt, bốc xúc Chất khí Nồng độ, mg/m3 QCVN 05:2013/BTNMT (mg/m3) 1h 2h 3h 4h CO 0,00191 0,00380 0,00570 0,00759 30 CnHm 0,00038 0,00076 0,00114 0,00152 - NOx 0,00119 0,00238 0,00356 0,00474 0,2 SO2 0,00071 0,00143 0,00214 0,00284 0,35 Muội khói 0,15502 0,15509 0,15516 0,15523 -
Nhận xét: Nồng độ các chất khí độc hại sinh ra do quá trình bốc xúc trong giai đoạn này thấp, đang nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT.
* Bụi và khí thải phát sinh từ quá trình vận chuyển
Các phương tiện giao thông vận tải vận chuyển vật liệu san lấp, nguyên vật liệu đáp ứng nhu cầu thực hiện dự án chủ yếu là ôtô. Trong quá trình vận chuyển, các phương tiện này phát sinh ra lượng bụi tương đối lớn bao gồm bụi từ mặt đường, bụi do vật liệu rơi vãi và bụi từ quá trình đốt cháy nguyên liệu. Tổng khối lượng nguyên vật liệu và đất san lấp phải vận chuyển là 481.416,18 tấn trong đó:
+ Khối lượng đất san lấp vận chuyển 359.549,37 tấn (Bảng 3.1).
+ Khối lượng nguyên vật liệu đáp ứng việc xây dựng các hạng mục của tuyến kè là 121.866,8 tấn.
- Quãng đường trung bình để vận chuyển trung bình là khoảng 5km. - Sử dụng ô tô tải trọng 15 tấn, 6 bánh lốp để vận chuyển.
- Tải lượng bụi do xe chạy trên đường đất được tính theo công thức sau (Theo Air Chief, Cục Môi trường Mỹ, 1995).
E0 =1,7*k*(s/12)*(S/48)*(W/2,7)0,7*(w/4)0,5*[(365-p)/365], (kg/xe.km) Trong đó:
+ E0: Lượng phát thải bụi (kg bụi/xe.km);
+ K: Hệ số kể đến kích thước bụi, k = 0,8 cho bụi có kích thước nhỏ hơn