• Trách nhiệm, quyền hạn của Giám đốc Ban:
- Giám đốc Ban (Chi cục trưởng) chịu trách nhiệm trước Pháp luật, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT về mọi hoạt động tổ chức thực hiện chức năng nhiệm vụ của Ban. Ký hợp đồng kinh tế với các đối tác, ký chủ tài khoản;
- Phân công cho các Phó giám đốc (các Chi cục phó), lãnh đạo các phòng trực thuộc giải quyết một số công việc thuộc chức năng nhiệm vụ của Ban. Ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho các Phòng trực thuộc. Để đảm bảo hiệu quả công tác, Giám đốc có thể điều chỉnh công tác đã phân công cho các phó giám đốc và các phòng khi cần thiết;
- Giám đốc uỷ quyền cho các Trưởng phòng được phép quyết định cho cán bộ thuộc đơn vị mình nghỉ từ 1 đến 2 ngày. Riêng trong mùa lũ việc cho phép cán bộ nghỉ các phòng phải báo cáo Giám đốc quyết định;
- Khi Giám đốc đi công tác vắng sẽ uỷ quyền cho một phó giám đốc thay mặt giải quyết công việc hoặc mỗi phó giám đốc giải quyết từng công việc được giao.
Ngoài ra, Ban cám thành lra, Ban cám đốc giải quyết từng và kàh lra.
• Nhiệm vụ, quyền hạn của các Phó giám đốc:
- Phó giám đốc là cộng sự đắc lực giúp Giám đốc trong một số lĩnh vực công tác được giao. Chủ động giải quyết những công việc thuộc lĩnh vực được phân công;
- Được sử dụng quyền của Giám đốc, nhân dan Giám đốc khi giải quyết công việc được phân công; - Được tham gia biểu quyết, bàn bạc mọi vấn đề trong đơn vị;
- Thay mặt Giám đốc giải quyết một số công việc khi được giám đốc uỷ quyền và báo cáo giám đốc về kết quả công việc đã giải quyết;
- Được Giám đốc uỷ quyền ký kiểm duyệt tất cả các thủ tục đầu tư XDCB (trừ các loại tờ trình, hợp đồng kinh tế, ký chủ tài khoản), đồng thời phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về công việc do mình ký và giải quyết;
- Giám đốc giao cho các phó Giám đốc, mỗi phó giám đốc phụ trách một số các công trình (có quyết định giao nhiệm vụ cụ thể kèm theo), các Phó giám đốc được toàn quyền giải quyết mọi công việc theo đúng Luật định, nếu để xảy ra sai phạm trong lĩnh vực mình phụ trách phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Pháp luật Nhà nước.
• Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Tổ chức - hành chính- Tài vụ (nòng cốt là cán bộ phòng Hành chính – Tài vụ của Chi cục). Lãnh đạo phòng Tổ chức - hành chính - tài vụ và cá nhân cán bộ nhân viên của phòng tuỳ theo chức năng nhiệm vụ chịu trách nhiệm thực hiện các nghiệp vụ được giao, đồng thưòi tham mưu, giúp việc Giám đốc trong các công tác thuộc lĩnh vực hành chính - Tổ chức – Tài vụ như:
- Chịu trách nhiệm kiểm tra, lập kế hoạch, thực hiện việc mua sắm các loại văn phòng phẩm, các loại trang thiết bị thiết yếu phục vụ cho hoạt động của Ban;
- Tham dự các cuộc họp theo yêu cầu của lãnh đạo, ghi đầy đủ chính xác các nội dung của cuộc họp, các ý kiến tham gia đóng góp cho cuộc họp, ý kiến kết luận của Giám đốc. Ra thông báo nghị quyết cuộc họp tới các bộ phận và cá nhân liên quan;
- Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ cơ sở vật chất trang bị của Ban. Bao gồm các tài sản thiết bị làm việc giao cho cá nhân sử dụng gồm máy tính, máy photocopy, máy điện thoại, bàn ghế, tài sản thiết bị phương tiện ở các phòng làm việc, hội trường, công trình công cộng, xe ô tô … Thường xuyên theo dõi, kiểm tra cơ sở vật chất, các thiết bị văn phòng. Lập kế hoạch và thủ tục tiến hành việc sửa chữa, bảo hành, bảo trì các thiết bị, vật dụng của Ban khi có sự xuống cấp, hư hỏng trên tinh thần triệt để tiết kiệm. Giúp Giám đốc Ban trong các công tác mua sắm trang thiết bị của đơn vị, hạng mục công tác mua sắm của các dự án không phải đấu thầu. Các trường hợp khác thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước;
- Chịu trách nhiệm chuẩn bị Hội trường trong các buổi hội họp của Ban, của các đoàn, tiếp khách đến giao dịch, làm việc, tiếp dân theo quy định;
- Bảo quản con dấu, lưu giữ, chuyển công văn và làm các công tác văn thư, lưu trữ. Thực hiện chức năng văn thư, văn phòng theo quy định;
- Tất cả các công văn đến và đi đều phải được cập nhật và lưu giữ trong sổ theo dõi. Nghiêm cấm không được đóng dấu bản chữ ký photocopy hoặc không có chữ ký “chốt” của người trực tiếp được giao nhiệm vụ;
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ban giám đốc giao;
Đồng thời, phỉ thực hiện đúng các quy định: Luật kế toán, các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ, Văn bản hướng dẫn của các Bộ ngành ở TW và ĐP quy định đối với loại hình đơn vị mình, ngoài ra còn cần phải thực hiện một số quy định sau:
- Kiểm tra thủ tục, hồ sơ pháp lý, giá trị nghiệm thu ứng vốn nghiệm thu thanh toán để trình lãnh đạo Ban giải quyết;
- Thảo và trình các loại văn bản, tờ trình liên quan đến công tác Kế toán - Tài vụ;
- Kiểm tra, tính toán chính xác hồ sơ thẩm định quyết toán các hạng mục công trình, với hội đồng thẩm định quyết toán của Bộ, Tổng cục phòng chống thiên tai và của tỉnh trình giám đốc.
• Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng kỹ thuật: Phòng Kỹ thuật với nòng cốt là nhân viên của 2 phòng: phòng Chống thiên tai và phòng Quản lý đê, chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được Giám đốc giao, tham mưu giúp việc Giám đốc trong các công tác, kỹ thuật:
- Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện các dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư như: Khảo sát, lập dự án, thiết kế, giá trị kinh phí chuẩn bị đầu tư; khối lượng thực hiện; giá trị kinh phí xây lắp theo định kỳ 1lần/tháng;
- Giám sát công tác chuẩn bị đầu tư từ khâu lập kế hoạch đến hết giai đoạn thiết kế cơ sở đến khi dự án được phê duyệt;
- Chủ trì việc kiểm tra kỹ thuật, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ trong quá trình thi công của các nhà thầu hàng tháng báo cáo Giám đốc bằng văn bản vào các ngày từ 25-30 về kết quả kiểm tra;
- Chủ trì phối hợp với cán bộ kỹ thuật giám sát thi công trong công tác hỗ trợ đền bù GPMB; - Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan ký xác định hết thời gian bảo hành các công trình theo đúng quy định;
- Phối hợp với Phòng tổ chức – hành chính - tài vụ để đàm phán hợp đồng, phụ lục hợp đồng kinh tế với các đối tác theo đúng quy định trình giám đốc ký chính thức.
Lãnh đạo Phòng kỹ thuật là người trực tiếp chịu trách nhiệm trước pháp luật, Giám đốc Ban về khối lượng, chất lượng, giá trị nhiệm thu công trình, hạng mục CTXD. Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các chức năng nhiệm vụ theo quy định hiện hành của Nhà nước về công tác giám sát thi công.
Ngoài các quy định chung của Nhà nước, của tỉnh, mỗi cán bộ Ban khi thực hiện việc giám sát xây dựng công trình còn phải chấp hành quy định, quy chế của Ban, nội quy của đơn vị. Cán bộ kỹ thuật của Ban thực hiện việc giám sát xây dựng công trình chịu sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn của lãnh đạo phòng.
• Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Kế hoạch: Phòng Kế hoạch với nòng cốt là nhân viên của phòng Quản lý công trình, chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được Giám đốc giao, tham mưu giúp việc Giám đốc trong các công tác kế hoạch:
- Tổng hợp lập kế hoạch xây dựng, tu bổ, Duy tu bảo dưỡng đê điều hàng năm các CTXD cơ bản thuộc lĩnh vực của ngành được Sở, UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT giao hàng năm;
- Giúp lãnh đạo Ban chuẩn bị các báo cáo tổng hợp về kế hoạch thanh toán, kết quả thực hiện các công trình, dự án;
pháp luật;
- Thực hiện các công việc khác do lãnh đạo Ban phân công, giao nhiệm vụ; - Thực hiện các công việc khác do lãnh đạo ban giao.
3.2.2 Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ của Chi cục Thủy lợi Ninh Bình