Luật Đầu tư công góp phần hoàn thiện, tạo ra hệ thống cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ với các văn bản pháp luật khác trong quản lý các nguồn vốn đầu tư công.
Phạm vi điều chỉnh Luật bao quát được việc quản lý sử dụng các nguồn vốn đầu tư công như: Nguồn vốn đầu tư công từ ngân sách Nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư từ nguồn thu để lại đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách Nhà nước, các khoản vốn vay của ngân sách địa phương để đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam và tại nước ngoài.
Nội dung đổi mới quan trọng nhất của Luật Đầu tư công là đã thể chế hóa quy trình quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư công. Đó là chủ trương đúng đắn, nâng cao hiệu quả đầu tư của chương trình, dự án; nhằm ngăn ngừa tình trạng tùy tiện, chủ quan, duy ý chí và đơn giản trong việc quyết định chủ trương đầu tư, nâng cao trách nhiệm của người có thẩm quyền ra quyết định về chủ trương đầu tư. Tăng cường và đổi mới công tác thẩm định về nguồn vốn và cân đối vốn, coi đó là một trong những nội dung quan trọng nhất của công tác thẩm định chương trình, dự án đầu tư công.
Đổi mới công tác lập kế hoạch đầu tư; chuyển từ việc lập kế hoạch ngắn hạn, hàng năm sang kế hoạch trung hạn năm (05) năm, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm (05) năm. Luật đã dành riêng một chương quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư công, bao quát toàn bộ quy trình từ lập kế hoạch đến thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư trung hạn và hàng năm theo các nguyên tắc, điều kiện lựa chọn danh mục chương trình, dự án đầu tư theo từng nguồn vốn cụ thể.
cũng dành một chương quy định các nội dung về triển khai thực hiện kế hoạch; theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công của tất cả các cấp, các ngành. Đây cũng là lần đầu tiên, công tác theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch đầu tư và các chương trình, dự án đầu tư công, đặc biệt các quy định về giám sát cộng đồng được quy định trong Luật, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Tiếp tục đổi mới hoàn thiện quy chế phân cấp quản lý đầu tư công phân định quyền hạn đi đôi với trách nhiệm của từng cấp. Trên cơ sở giữ các nguyên tắc về phân cấp quản lý đầu tư công, quyền hạn của các cấp, các ngành như hiện nay, Luật đã chế định các quyền hạn và trách nhiệm của các cấp trong toàn bộ quá trình đầu tư của các chương trình, dự án từ lập kế hoạch, phê duyệt, đến triển khai theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch đầu tư công.
b) Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014:
Phạm vi của Luật xây dựng năm 2014 điều chỉnh các hoạt động ĐTXD từ khâu quy hoạch xây dựng, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, thẩm định, phê duyệt dự án ĐTXD cho đến khảo sát, thiết kế thi công xây dựng, nghiệm thu, bàn giao bảo hành, bảo trì các công trình xây dựng.
Luật cũng tập trung vào vấn đề đổi mới kiểm soát, quản lý chất lượng xây dựng ở tất cả các khâu của quá trình đầu tư. Trong đó, yêu cầu cơ quan chuyên môn về xây dựng phải tăng cường kiểm soát quá trình xây dựng trong tất cả các khâu nhằm chống thất thoát lãng phí, nâng cao chất lượng công trình xây dựng.
Đổi mới cơ chế quản lý chi phí nhằm quản lý chặt chẽ chi phí ĐTXD từ nguồn vốn nhà nước, bảo đảm sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ từ các chủ thể tham gia qua hợp đồng xây dựng.
Thống nhất quản lý nhà nước về trật tự xây dựng thông qua việc cấp giấy phép xây dựng, bảo đảm công khai, minh bạch về quy trình, thủ tục cấp giấy phép xây dựng. Điểm mới trong chương này chính là quy định trường hợp được miễn giấy phép xây dựng cho nhiều trường hợp, cụ thể: công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500m2.
Luật Xây dựng năm 2014 xác định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước từ Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương tham gia hoạt động ĐTXD, phân công, phân cấp hợp lý giữa các bộ, ngành, địa phương. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước làm chủ đầu tư cũng được xem xét điều chỉnh cho phù hợp tránh tình trạng cứ mỗi một chủ đầu tư, một dự án lại có một ban QLDA, dẫn đến năng lực của các ban QLDA không bảo đảm, làm thất thoát, lãng phí trong thực hiện ĐTXD, chất lượng công trình thấp,…Luật yêu cầu phải thành lập các ban QLDA khu vực hoặc chuyên ngành cho phù hợp, nhằm nâng cao năng lực của ban QLDA, đồng thời giao trách nhiệm làm chủ đầu tư cho các ban QLDA này đối với các dự án đầu tư công.
c) Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2014:
Luật Đấu thầu năm 2013 là một trong các luật có nhiều tiến bộ nhất tại Việt Nam hiện nay, khi lần đầu tiên các quy định về đấu thầu ở nhiều lĩnh vực khác nhau được quy về một mối thống nhất trong Luật này. Quy trình tổ chức đấu thầu đã được “mẫu hóa”, được các nhà đầu tư và chuyên gia tư vấn đánh
giá rất cao. Điều này sẽ không gây lúng túng cho các bên liên quan khi tham gia đấu thầu, khách quan hơn trong quá trình triển khai thực hiện; nâng cao được tính minh bạch trong công tác đấu thầu, tạo dựng niềm tin cho nhà thầu ngoại khi đầu tư và tham gia vào các dự án ở Việt Nam.
Luật Đấu thầu năm 2013 đã cơ bản giải quyết được những bất cập của hệ thống pháp luật về đấu thầu trước đó, tiệm cận với những thông lệ quốc tế và các nước phát triển, đưa công tác tổ chức đấu thầu đạt hiệu quả cao, hạn chế những rủi ro có khả năng xảy ra trong các dự án quy mô lớn và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong nước và quốc tế tham gia. Quan trọng hơn là trong quy trình lựa chọn nhà thầu, Luật Đấu thầu năm 2013 đã quy định rất rõ về việc thương thảo hợp đồng, giúp cho bước thương thảo hợp đồng thực sự có ý nghĩa.
Luật Đấu thầu năm 2013 đã quy định các gói thầu nhỏ sẽ ưu tiên cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, còn các công trình cần năng lực cao thì dành cho các doanh nghiệp lớn và các tập đoàn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có trên 25% lao động là nữ, hoặc thương binh, người khuyết tật cũng được hưởng ưu đãi khi tham gia đấu thầu.
Ngoài ra, để khắc phục tình trạng giảm giá dự thầu quá thấp nhưng không đủ năng lực, Luật Đấu thầu 2013 cũng đã bổ sung quy định rõ phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu theo từng lĩnh vực cụ thể như lựa chọn nhà thầu, lựa chọn nhà đầu tư. Bên cạnh đó, luật cũng bổ sung thêm một số phương pháp mới trong đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm đa dạng hóa phương pháp đánh giá để phù hợp hơn với từng loại hình và quy mô của gói thầu.
Luật Đấu thầu năm 2013 ưu tiên phát triển nguồn lực, tạo cơ hội cho nhà thầu trong nước trúng thầu và tạo công ăn việc làm cho lao động trong nước, ưu đãi đối với nhà thầu và hàng hóa sản xuất trong nước đồng thời từng bước giúp nhà thầu Việt Nam tiếp nhận công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tự chủ, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh để tiến tới trở thành nhà thầu độc lập thực hiện các gói thầu lớn, công nghệ cao, phức tạp không chỉ tại thị trường Việt Nam mà cả trên thị trường quốc tế. Luật đấu thầu năm 2013 đã sửa đổi một số quy định hiện hành nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động đấu thầu đồng thời quy định cụ thể hơn về các quy trình lựa chọn nhà thầu đối với từng trường hợp cụ thể. Bổ sung quy định về lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, vật tư y tế; lựa chọn nhà thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công và Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng
Luật đấu thầu năm 2013 đã sửa đổi một số quy định hiện hành về ký kết thực hiện và quản lý hợp đồng; quy định hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng cơ bản, khi quyết định áp dụng loại hợp đồng theo đơn giá cố định, đơn giá điều chỉnh thì người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải đảm bảo loại hợp đồng này phù hợp hơn so với hợp đồng trọn gói.
Luật Đấu thầu năm 2013 bổ sung một số hành vi bị cấm trong đấu thầu, đồng thời quy định thêm biện pháp xử phạt đối với cá nhân được giao trách nhiệm xử phạt nhưng không tuân thủ quy định, các biện pháp phạt bổ sung như đăng tải công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng, buộc phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định.
Luật Đấu thầu năm 2013 cũng bổ sung quy định về hình thức lựa chọn nhà thầu tham gia thực hiện của cộng đồng, bổ sung trách nhiệm về giám sát của người có thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của cá nhân đối với từng hoạt động trong quá trình đấu thầu để có cơ sở quy định chế tài xử lý vi phạm tương ứng với từng hành vi vi phạm.
a) Văn băn bản dưới Luật Đấu thầu năm 2013:
Sau khi Luật Đấu thầu năm 2013 ra đời, Bộ Kế hoạch và đầu tư chủ trì xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đấu thầu năm 2013, đồng thời Bộ Kế hoạch và đầu tư ban hành các Thông tư: số 01/2015/TT-BKHĐT ngày 14/02/2015 quy định chi tiết lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu dịch vụ tư vấn; số 03/20155/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 quy định lập hồ sơ mời thầu xây lắp, mua sắm thiết bị, kèm theo các thông tư hướng dẫn là mẫu các hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu; số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26/10/2015 quy định chi tiết về Kế hoạch lựa chọn nhà thầu; số 19/2015/TT-BKHĐT ngày 27/11/2015 quy định chi tiết lập báo cáo thẩm định trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu; số 23/2015/TT-BKHĐT ngày 21/12/2015 quy định chi tiết lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu.
b) Văn bản hướng dẫn Luật Đầu tư công năm 2014:
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Đầu tư công như: chi phí lập, thẩm định chương trình, dự án đầu tư công; quy trình lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công.
c) Văn bản hướng dẫn Luật Xây dựng năm 2014:
Sau khi Luật Xây dựng năm 2014 ra đời, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ ngành liên quan chủ trì xây dựng các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng năm 2014, cụ thể Nghị định: 32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí ĐTXD; số 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết hợp đồng xây dựng; số 44/2015/NĐ- CP quy định chi tiết về một nội dung về quy hoạch xây dựng; số 46/2015/NĐ-CP về QLCL và bảo trì CTXD; số 59/2015/NĐ-CP Ngày 18/6/2015 về QLDA ĐTXD; số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 [8].
Cùng với đó Bộ Xây dựng đã ban hành các Thông tư hướng dẫn chi tiết một số điểm của các Nghị định đã được Chính phủ ban hành, như: số 01/2015/TT-BXD ngày 20/3/2015 hướng dẫn xác định chi phí nhân công trong quản lý chi phí ĐTXD; số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 quy định phân cấp CTXD và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động ĐTXD; số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 hướng dẫn xác định và quản lý chi phí ĐTXD; số 07/2016/TT-BXD ngày10/3/2016 hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng; số 08/2016/TT-BXD ngày10/3/2016 hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng tư vấn xây dựng; số 09/2016/TT-BXD ngày10/3/2016 hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng thi công xây dựng; số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng; số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015; số 17/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 hướng dẫn năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng; số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế dự toán xây dựng công trình; số 01/2017/TT-BXD ngày 06/02/2017 hướng dẫn xác định và quản lý chi phí khảo sát xây dựng, ….
Thông tư số 48/2009/TTLT-BTC-BNN ngày 12 tháng 3 năm 2009 về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế duy tu, bảo dưỡng đê điều [10].
Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Quyết định số 386/QĐ-UBND, ngày 16 tháng 3 năm 2016 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc thành lập Chi cục Thủy Lợi Ninh Bình.
Quyết định số 26/QĐ-SNN, ngày 12 tháng 2 năm 2017 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc thành lập Ban quản lý các dự án, duy tu sửa chữa, xử lý sự cố đột xuất về đê điều.
1.1.1.7 Văn bản hướng dẫn quản lý chất lượng công trình xây dựng
Công tác QLCL CTXD là công việc rất quan trọng góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm xây dựng nhằm phát huy đầy đủ các tính năng theo thiết kế và đảm bảo hiệu quả đầu tư. Sau khi Luật xây dựng ra đời thì Bộ Xây dựng cũng ban hành NĐ 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 để hướng dẫn thực hiện hoạt động QLCL CTXD và bảo trì CTXD. Hoạt động này bao gồm QLCL công tác khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu công trình xây dựng; quy định về quản lý an toàn, giải quyết sự cố trong thi công xây dựng, khai thác và sử dụng công trình xây dựng; quy định về bảo hành công trình xây dựng. Nghị định này được áp dụng với CĐT, nhà thầu trong nước, nhà thầu nước ngoài, các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác QLCL các CTXD trên lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, còn có các thông tư và quyết định quy định chi tiết về QLCL CTXD theo nghị định này, điển hình là Thông tư 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 quy định một số nội dung về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.