1.1.1.14Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và các lợi ích của doanh nghiệp khi áp dụng ISO
2.3.3 Chủ đầu tư tổ chức QLCL thi công xây dựng công trình
QLCL thi công xây dựng công trình bao gồm: các hoạt động QLCL của nhà thầu thi công xây dựng; giám sát thi công xây dựng công trình và nghiệm thu CTXD của CĐT; giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình.
QLCL thi công xây dựng công trình;
• CĐT phải tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình theo nội dung quy định tại Điều 26 Nghi định 46/2015/NĐ-CP. Trường hợp CĐT không có tổ chức tư vấn giám sát đủ điều kiện năng lực thì phải thuê tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng thực hiện. CĐT tổ chức nghiệm thu CTXD;
• Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình thực hiện giám sát tác giả theo quy định tại Điều 28 Nghị định 46/2015/ NĐ-CP.
Kết luận chương 2
Trong chương 2 nay, tác giả đã hệ thống các cơ sở khoa học bao gồm cơ sở lý thuyết, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn về QLCL CTXD nói chung và QLCL CTTL nói riêng. Qua đó, có cái nhìn tổng quan về các nội dung QLCL CTTL và các tiêu chí đánh giá chất lượng. Và đó cũng là cơ sở để tác giả đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực QLCL CTTL cho Chi cục Thủy lợi Ninh Bình.
Đồng thời, tác giả cũng tổng quan về các mô hình QLCL trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đề có thể so sánh lựa chọn và đề xuất một số mô hình QLCL điển hình áp dụng vào thực tiễn QLCL CTTT cho Chi Cục thủy lợi Ninh Bình.
Hơn nữa, tác giả cũng hệ thống lại và phân tích các yếu tố làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng nói chung và CTTL nói riêng để có thể hạn chế các yếu tố có ảnh hưởng bất lợi và phát huy vai trò của các yếu tố có ảnh hưởng tích cực ở các giải pháp đề xuất nâng cao công tác QLCL CTTL sau này.
Ngoài ra, tác giả cũng tóm lực các nội dung cốt yếu của công tác QLCL xây dựng các CTTL bao gồm: kiểm tra, kiểm soát chất lượng công tác khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng.