QLCL thiết kế công trình

Một phần của tài liệu LVCH pham xuan thuy 1681580302042 24QLXD11 ve111111111111rsion 22 (1) (Trang 48 - 50)

1.1.1.14Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và các lợi ích của doanh nghiệp khi áp dụng ISO

2.3.2 QLCL thiết kế công trình

• CĐT kiểm tra nhiệm vụ thiết kế:

CĐT tự lập hoặc thuê các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực để lập nhiệm vụ thiết kế công trình đối với công trình phải lập dự án đấu tư xây dựng và báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng theo quy định tại Luật Xây dựng.

Nhiệm vụ thiết kế phải phù hợp với chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt bao gồm các nôi dung: Mục tiêu xây dựng công trình, căn cứ lập nhiệm vụ thiết kế, địa điểm xây dựng, yêu cầu về quy hoạch, quy mô công trình, yêu cầu về công năng sử dụng, kiến trúc mỹ thuật và kỹ thuật của công trình.Tại các bước thiết kế, nhiệm vụ thiết kế có thể được bổ xung phù hợp với điều kiện thực tế để đảm bảo hiệu quả cho dự án.

Nhiệm vụ thiết kế do CĐT phê duyệt là căn cứ để nhà thầu tư vấn lập dự án đấu tư xây dựng công trình.

• CĐT kiểm tra về quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng công trình:

Hồ sơ thiết kế bao gồm: thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng công trình.

Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình phải có kich thước, tỉ lệ, khung tên và được thể hiện theo các tiêu chuẩn.

Các bản thuyết minh, bản vẽ thiết kế, dự toán phải được đóng thành tập hồ sơ thiết kế, có danh mục, đánh số, kí hiệu để dễ dàng tra cứu.

• CĐT kiểm tra nội dung thiết kế cơ sở:

a) Thiết kế cơ sở là thiết kế được thực hiện ở giai đoạn lập dư án ĐTXD công trình. Nôi dung thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ.

b) Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm các nôi dung:

- Giới thiệu địa điểm xây dựng, phương án thiết kế,tổng mặt bằng công trình, vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình;

- Phương án công nghê, dây chuyền công nghệ (đối với công trình yêu cầu công nghệ). - Phương án kiến trúc;

- Phương án kết cấu chính, hệ thông kỹ thuật hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình; - Phương án bảo vệ môi trường, phòng chống cháy theo quy định của pháp luật. - Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng.

c) Phần bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm: - Tổng mặt bằng công trình;

- Bản vẽ kiến trúc;

- Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình.

• CĐT kiểm tra nội dung thiết kế kỹ thuật:

Thiết kế kỹ thuật là thiết kế được thực hiện trên cơ sở thiết kế cơ sở trong dự án đấu tư xây dựng công trình được phê duyệt.

Hồ sơ thiết kế kỹ thuật phải phù hợp với thiết kế cơ sở:

- Thuyết minh gồm các nội dung theo quy định tại nghị định của chính phủ về QLDA đấu tư xây dựng công trình, nhưng phải tính toán lại và làm rõ: phương án lực chọn kỹ thuật sản xuất, dây chuyền công nghê, so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.

Bản vẽ phải thể hiện chi tiết về các kích thước, thông số kỹ thuật chủ yếu vật liệu chính. - Dự toán (tổng dự toán xây dựng công trình).

• CĐT kiểm tra nội dung thiết kế bản vẽ thi công:

a) Thiết kế bản vẽ thi công phải thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng, chi tiết cấu tạo và biện pháp thi công chi tiết phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng.

b) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công gồm:

- Thuyết minh phải giải thích đầy đủ các nội dung mà bản vẽ không thể hiện được để người trực tiếp thi công thực hiện theo đúng thiết kế;

- Bản vẽ phải thể hiện chi tiết tất cả các chi tiết của công trình, cấu tạo với đầy đủ các kích thước, vật liệu, thông số kỹ thuật và biện pháp thi công chi tiết;

Dự toán xây dựng công trình;

CĐT tổ chức thẩm định, phê duyệt đối với trường hợp thiết kế 3 bước:

Đối với thiết kế kỹ thuật:

- CĐT tổ chưc thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật; - Sự phú hợp của thiết kế kỹ thuật với thiết kế cơ sở; - Sự hợp lý của các giải pháp kết cấu công trình;

- Sự tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng; - Đánh giá mức độ an toàn của công trình;

- Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ;

- Sự tuân thủ các quy định về môi trường, về phòng cháy chữa cháy.Thiết kế kỹ thuật phải được CĐT đóng đấu phê duyệt.

BXD, ngày 30/6/2016.

Thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công đối với các trượng hợp thiết kế 2 bước và thiết kế 1 bước:

Đối với trường hợp thiết kế thực hiện 2 bước CĐT tổ chức thẩm định phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công. Đối với thực hiện thiết kế 1 bước, CĐT tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công để người quyết định đầu tư phê duyệt cùng với báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình.

• CĐT phải nghiệm thu hồ sơ thiết kế công trình:

a) Hồ sơ thiết kế phải được CĐT tổ chức nghiệm thu sau khi phê duyệt.

b) Căn cứ nghiệm thu hồ sơ thiết kế công trình: hợp đồng giao nhận thầu thiết kế, nhiệm vụ thiết kế, thực hiện các bước trước đó đã được phê duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng.

c) Nôi dung nghiệm thu: đánh giá chất lượng thiết kế, kiểm tra hình thức và số lượng hồ sơ thiết kế xây dựng công trình.

Điều chỉnh thiết kế: Thiết kế xây dựng công trình đã phê duyệt chỉ được phép thay đổi trong cac trường hợp sau:

• Khi dự án ĐTXD công trình được điều chỉnh có yêu cầu phải thay đổi thiết kế;

• Trong quá trình thi công xây dựng công trình, CĐT được quyền điều chỉnh thiết kế khi pháp hiện thấy nhưng yếu tố bất hợp lý sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tiến độ thi công xây dựng, biên pháp thi công và hiệu quả đầu tư dự án.

Nhà thầu thiết kế có nhiệm vụ sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi các thiết kế bất hợp lý nếu do lỗi lầm của mình gây ra và có quyền từ chối những yêu cầu điều chỉnh thiết kế bất hợp lý của CĐT công trình. CĐT có quyền thuê nhà thầu thiết kế khác thực hiện sửa đổi, bổ xung thay đổi thiết kế trong trường hợp nhà thầu thiết kế ban đầu không thực hiện các việc này. Nhà thầu thiết kế thực hiện sửa đổi, bổ sung thay đổi thiết kế phải chịu trách nhiệm về chất lượng những sửa đổi, bổ sung thay đổi thiết kế này.

Trường hợp thay đổi thiết kế kỹ thuật nhưng không làm thay đổi thiết kế cơ sở hoặc thay đổi thiết kế bản vẽ thi công mà không làm thay đổi thiết kế bước trước thì CĐT được quyết định phê duyệt thay đổi thiết kế. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng được ký điều chỉnh vào thiết kế bản vẽ thi công những nôi dung đã được CĐT chấp thuận và phải chịu trách nhiệm về quyết định điều chỉnh của mình.

Trường hợp điều chỉnh thiết kế không làm thay đổi địa điểm quy hoạch xây dựng, mục tiêu, quy mô hoặc không làm vượt tổng mức đầu tư đã được duyệt của công trình thì CĐT được quyền tự điều chỉnh thiết kế. Những nôi dung điều chỉnh thiết kế phải được thẩm định, phê duyệt lại.

Một phần của tài liệu LVCH pham xuan thuy 1681580302042 24QLXD11 ve111111111111rsion 22 (1) (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w