QLCL khảo sát xây dựng

Một phần của tài liệu LVCH pham xuan thuy 1681580302042 24QLXD11 ve111111111111rsion 22 (1) (Trang 46 - 48)

1.1.1.14Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và các lợi ích của doanh nghiệp khi áp dụng ISO

2.3.1QLCL khảo sát xây dựng

Để QLCL khảo sát xây dựng phải thực hiện các việc sau đây:

CĐT phải thực hiện phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng, kể cả trong trường hợp khảo sát bổ sung theo đề nghị của các nhà thầu tư vấn thiết kế, tư vấn khảo sát xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng, và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng do tổ chức tư vấn thiết kế hoặc nhà thầu khảo sát xây dựng lập và được CĐT phê duyệt. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng phải phù hợp với yêu cầu từng loại công việc khảo sát, từng bước thiết kế, bao gồm các nội dung: mục đích khảo sát, phạm vi khảo sát, phương pháp khảo sát, khối lượng các loại công tác khảo sát dự kiến, tiêu chuẩn, quy phạm khảo sát được áp dụng và thời gian thực hiện khảo sát. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được bổ sung trong các trường hợp cụ thể sau:

• Trong quá trình thực hiện khảo sát xây dựng, nhà thầu khảo sát dựng phát hiện các yếu tố bất thường ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế;

• Trong quá trình thiết kế, nhà thầu thiết kế phát hiện tài liệu khảo sát không đáp ứng đủ yêu cấu thiết kế;

• Trong quá trình thi công nhà thầu thi công xây dựng phát hiện các yếu tố khác thường so với tài liệu khảo sát ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế và giải pháp công nghệ thi công.

CĐT phải phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng theo đề nghị của nhà thầu khảo sát xây dựng lập kể cả trong các trường hợp bổ sung nhiệm vụ khảo sát. Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

• Phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng được CĐT phê duyệt;

• Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn về khảo sát được áp dụng. CĐT phải thực hiện giám sát quá trình khảo sát xây dựng:

• CĐT thực hiện giám sát công tác khảo sát xây dựng thường xuyên có hệ thống từ khi bắt đầu khảo sát đến khi hoàn thành công việc. Trường hợp CĐT không có đủ điều kiện năng lực thì phải thuê tư vấn giám sát hoặc cá nhân có chuyên môn phù hợp thưc hiện giám sát công tác khảo sát xây dựng.

• Nội dung giám sát công tác khảo sát xây dựng bao gồm:

+ Kiểm tra điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các nhà thầu khảo sát xây dựng;

+ Theo dõi, kiểm tra vị trí khảo sát, khối lượng khảo sát và việc thực hiện quy trình khảo sát theo phương án kỹ thuật đã được CĐT phê duyệt. Khi nghiệm thu thành phần công tác khảo sát ngoài hiện trường và nghiệm thu hoàn thành khảo sát ngoài thực địa phải lập biên bản theo mẫu quy định tại phụ lục số 01 và số 02 của Thông tư 06/2006/TT-BXD, ngày 10/11/2006 của Bộ Xây dựng về việc hướng

dẫn khảo sát địa kỹ thuật phục vụ lựa chọn địa điểm và thiết kế xây dựng công trình;

+ Theo dõi và yêu cầu nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện bảo vệ môi trường và các CTXD trong khu vực khảo sát;

+ Không được làm ô miễm nguồn nước, không khí và gây tiếng ồn quá giới hạn cho phép;

+ Chỉ được phép chặt cây, hoa màu khi được tổ chức, cá nhân quản lý sở hữu cây hoa màu cho phép; + Phục hồi lại hiện trường khảo sát xây dựng;

+ Bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình khác trong địa điểm khảo sát. Nếu gây tổn hại thì phải bồi thường thiệt hại.

CĐT yêu cầu nhà thầu khảo sát phải tự giám sát khảo sát xây dựng:

• Nhà thầu khảo sát xây dựng phải bố trí bộ phận chuyên trách tự giám sát thi công khảo sát xây dựng;

• Nội dung tự giám sát thi công khảo sát xây dựng bao gồm: theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện phương án kỹ thuật khảo sát đã được CĐT phê duyệt; ghi chép kết quả theo dõi, kiểm tra vào sổ nhật ký xây dựng.

CĐT phải nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng.

• Khi nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng, CĐT căn cứ vào: hợp đồng khảo sát xây dựng nhiệm vụ và phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng đã được CĐT phê duyệt và tiêu chuẩn kỹ thuật khảo sát xây dựng được áp dụng;

• Báo cáo kết qua khảo sát xây dựng gồm: nội dung chủ yếu của nhiệm vụ khảo sát, đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình, vị trí, điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát, tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp dụng, khối lượng khảo sát, quy trình, phương pháp và thiết bị khảo sát, phân tích số liệu, đánh giá kết quả khảo sát, đề xuất giải pháp kỹ thuật phục vụ cho việc thiết kế thi công xây dựng công trình, các kết luận và kiến nghị…;

• Nội dung nghiệm thu bao gồm: đánh giá chất lượng công tác khảo sát so với nhiệm vụ khảo sát xây dựng và tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp dụng, nghiệm thu khối lượng công việc khảo sát xây dựng theo hợp đồng xây dựng đã được kí kết;

• Việc nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng phải được lập thành biên bản bao gồm các nôi dung chính sau: đối tượng nghiệm thu (ghi tên công việc khảo sát, giai đoạn thiết kế xây dựng công trình,..), thành phần tham gia trực tiếp nghiệm thu (CĐT, nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu giám sát, khảo sát xây dựng,..), thời gian và địa điểm nghiệm thu, tài liệu căn cứ nghiệm thu, đánh giá kết quả khảo sát xây dựng đối chiếu với nhiệm vụ khảo sát và phương án khảo sát đã được CĐT phê duyệt, kết luận nghiệm thu (đồng ý hay không đồng ý, yêu cầu sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh và các kiến nghị khác…);

• CĐT chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng;

• Nhà thầu khảo sát xây dựng phải chịu trách nhiệm trước CĐT và pháp luật về tính trung thực và tính chính xác của kết quả khảo sát.

Một phần của tài liệu LVCH pham xuan thuy 1681580302042 24QLXD11 ve111111111111rsion 22 (1) (Trang 46 - 48)