Tuyến đê Đức Lon g Gia Tườn g Lạc Vân:

Một phần của tài liệu LVCH pham xuan thuy 1681580302042 24QLXD11 ve111111111111rsion 22 (1) (Trang 60 - 62)

+ Về đê: Tuyến đê dài 11,8 km; hiện nay đã được đầu tư nâng cấp cơ bản hoàn thành theo Quy hoạch được duyệt, cao trình mặt đê (+6,3) đến (+6,1), bề rộng mặt đê B = 7,0m, mặt đê được bê tông hóa. Trên tuyến đê có 2 tràn: Đức Long, Gia Tường đã được đầu tư nâng cấp với tràn sự cố, tràn Gia tường: chiều dài tràn 200m, bề rộng mặt tràn B = 7,9 m; cao trình mặt (+5,80); mái phía sông m = 2; mái phía đồng m = 3; Cao trình cơ phía đồng (+3,00); bcơ =5 m. tại tràn sự cố Đức Long: chiều dài tràn 200m, bề rộng mặt tràn B = 7,9 m; cao trình mặt (+5,50); mái phía sông m = 2; mái phía đồng m = 3; Cao trình cơ phía đồng (+3,00); bcơ =5m.

+ Về cống: Trên toàn tuyến có các cống: Cống Ngọc Thự 1 (K0+133), cống Ngọc Thự 2 (K0+850), cống Mỹ Quế (K1+680), cống Phụ Nữ (K3+534), cống Thần Lũy (K8+683), cống Đấu Nứa (K8+132) các cống hiện nay làm vận hành ổn định.

Cống Gia Tường (K3+950), cống Hiền Quan (K9+380) đã được sửa chữa và nối dài năm 2006 và 2007. Cống Đức Long (K4+957) và cống Gốc Vừng (K6+800) thuộc địa phận xã Đức Long đã được sửa chữa xây mới, vận hành ổn định.

Tuyến đê Năm Căn, tường kè Nho Quan và đập hồ Yên Quang:

+ Về đê: Đê Năm Căn, tường kè Nho Quan đập và đập hồ Yên Quang tạo thành một vòng khép kín bảo vệ cho 5 xã : Yên Quang, Đồng Phong, Lạng Phong, Văn Phong, thị trấn Nho Quan và một phần xã Văn Phương với tổng chiều dài là: 20,6 km trong đó đê Năm Căn dài 16,03 km toàn tuyến đê đã được thi công xong theo dự án nâng cấp đê Năm Căn, cao trình mặt đê (+6,5), bề rộng mặt đê B = 6 m, trong đó phần bê tông mặt rộng 4,5 m, mái phía sông m = 2, mái phía đồng m = 3.

+ Về cống: Trên tuyến có các cống: Cống Xuân Viên (K1+750), cống Sào (K8+506), cống Làng Bái (K9+480), Cống Lạo (K10+450), Cống Mõ (K14+900), Cống Yên Quang, các cống này ổn định, cống xả trạm bơm Đồng Đinh tại vị trí K7+050 đã thi công xong nhưng chưa qua thử thách.

Cống Rồng (K3+007) mới thi công xong chưa qua thử thách, cần phải theo dõi trong mùa mưa bão. Riêng cống Tràng An tại (K4+650) 1/3 thân cống xây bằng đá xây, 2/3 là bê tông cốt thép. Năm 2015 UBND huyện mới khoan phụt vữa chống rò rỉ qua mang, cần có phương án bảo vệ khi có lũ trên báo động II.

+ Về kè: Trên tuyến Năm Căn có tường kè Nho Quan (K8+900 ÷ K9+410) hiện kè ổn định.

Hiện nay dự án đầu tư nâng cấp đê tả, hữu sông Vạc đã thi công xong cơ bản phần đất đắp đê và tất cả các cống dưới đê.

+ Về cao trình: Toàn tuyến có cao trình (+3,5)÷(+3,0). Đủ cao trình chống lũ theo quy hoạch. + Điếm canh đê: Toàn tuyến thuộc đê cấp IV hiện chưa có điếm.

+ Về cứng hoá mặt đê: Chưa được cứng hóa.

+ Kè: Kè tả Vạc đoạn K20+150 ÷ K21+000 bị sạt lở, bong xô cục bộ; Kè hữu Vạc đoạn từ K19+187 ÷ K20+560; một số vị trí bị lún sụt sát chân kè;

+ Cống: Các cống trên tuyến đê hiện nay đã được thi công làm mới và tu sửa xong hoạt động tương đối ổn định;

Tuyến sông Bút: (cao trình chống lũ theo quy hoạch đã được phê duyệt (+2,6)).

Xuất phát từ Ngõ Hoàng đến ngã ba sông Đức Hậu. Trên tuyến có 29 cống dưới đê. Đây là tuyến đê được nạo vét và nâng cấp bản hoàn thành năm 2012, mái đê phía sông m=2, lát đá xây, mái phía đồng m=2, mặt đê đã được cứng hóa bằng bê tông B = 4 m, cao trình mặt (+3,5), đã nâng cấp được 10 cống, các cống còn lại hoạt động ổn định.

Toàn tuyến đã đảm bảo chống lũ theo quy hoạch đã được phê duyệt. Tuy nhiên một số đoạn kè đã bị bong tróc nhất là đoạn đền Bình Hải, xã Yên Nhân. Khi có bão, lũ, cần phải theo dõi, kiểm tra phát hiện các sự cố có thể xảy ra

Tuyến đê tả, hữu sông Cầu Hội: (cao trình chống lũ theo quy hoạch đã được phê duyệt (+2,6))

Toàn tuyến dài 11,9 km đã được thi công nâng cấp hoàn thành đảm bảo yêu cầu chống lũ theo thiết kế. Mặt đê rộng từ 3-5m, cao trình mặt đê từ +3,2 đến +3,5, mái đê phía sông từ m=1,25÷1,5, toàn tuyến chưa có cơ và cây chắn sóng, có một số vị trí mái bị sạt, trượt, sạt lở chân đê, có diễn biến phức tạp do đó khi có lũ, bão cần tăng cường kiểm tra phát hiện các sự cố có thể xảy ra để xử lý ngay từ giờ đầu.

Đê tả, hữu Cầu Đằng

Xuất phát từ cống Bà Hót đến ngã ba Ngõ Hoàng, tổng chiều dài là 10,7km, dưới đê có 10 cống đang hoạt động bình thường. Đê cơ bản ổn định, đảm bảo chống lũ với mức nước lũ (+2.7).

Tuyến đê ven núi Yên Đồng, Yên Thái

Chiều dài tuyến đê là 11km, xuất phát từ hồ Mùa Thu đến đê hữu Cầu Hội Yên Thái.

Sau khi dự án nâng cấp hồ Yên Đồng, Yên Thái xong và đưa vào vận hành sử dụng đến nay đê hồ vẫn ổn định và đảm bảo chống lũ.

Tuyến đê Hồ Yên Thắng

Đây là tuyến đê dài 7km được nâng cấp đưa vào sử dụng năm 2005 đến nay vẫn đảm bảo chống lũ tốt. Riêng mặt đường đoạn tràn eo Bát bị hỏng không đảm bảo an toàn cho người và phương tiện giao thông trong mùa mưa bão.

+ Bờ Tả: Dài 9.437m từ K0+00 xã Khánh Thiện đến K9+437 xã Khánh Hồng. Có 25 cống dưới đê. Bờ Tả đã được đổ bê tông dài 8.737m, còn 01 đoạn chưa đổ bê tông từ K9+137÷K9+437 (dài 300m) xã Khánh Hồng, mặt đê lồi lõm cục bộ khó khăn cho việc đi lại kiểm tra đê trong mùa PCLB.

+ Bờ Hữu: Dài 9.654m từ K0+00 xã Khánh Thiện đến K9+654 thị trấn Yên Ninh. Có 23 cống dưới đê. + Mặt đê đã được gia cố bằng bê tông rộng 4,2m.

+ Mái đê phía sông bị xói lở, sạt trượt gồm các đoạn sau:

+ Đoạn 1: Từ K5+010 ÷ K5+710 (Cống ông Bách) thị trấn Yên Ninh xói lở cục bộ phía sông: chỗ xói nhiều nhất cách mép bê tông mặt đê là 1,5m; xói sâu xuống 2,5m.

+ Đoạn 2: Từ K7+650 ÷ K7+770 (Cống số 16) bị sạt trượt mái kè, mang cống và xói lở vào mái đê phía sông. Chỗ xói nhiều nhất cách mép bê tông mặt đê là 3m, xói sâu xuống 2,6m.

+ Đoạn 3: Từ K7+100 ÷ K7+183 sạt trượt mái đê phía đồng (gần nhà hàng Hải Vân) đang nằm trong dự án chuẩn bị thi công.

+ Đoạn 4: Từ K7+200 ÷ K9+654 thuộc địa bàn thị trấn Yên Ninh phía trong đồng chủ yếu là ao đầm của các hộ dân chăn nuôi cá nên chân đê nhiều chỗ bị xói sâu vào bên trong.

+ Đoạn 5: Từ K9+412 ÷ K9+654. xói lở sạt trượt vào mái đê phía sông; chỗ xói nhiều nhất cách mép bê tông mặt đê là 2,5m; xói sâu xuống 2,5m.

Tuyến đê sông Cầu Do: (thuộc xã Yên Bình, thị xã Tam Điệp)

+ Đê hữu dài 1,5 km (đoạn từ cầu Do đến trạm bơm Khánh Hòa) đã cứng hóa bằng bê tông được 1 km , Bmặt =3,5 m, cao trình mặt đê (+3,50), mái phía sông, phía đồng m=2. Đảm bảo an toàn chống lũ theo thiết kế.

+ Đê tả dài 1,5 km, (từ cầu Do đến sông Tu), chiều rộng mặt đê Bmặt = 3,0 m, cao trình mặt đê (+3,5), mái đê phía sông và mái đê phía đồng m = 1,8. Đảm bảo chống lũ theo nhiệm vụ thiết kế.

Đê sông Bến Đang: (cao trình chống lũ theo quy hoạch đã được phê duyệt (+3,5))

Đê tả dài 5,08 km, đê hữu dài 18,642 km, chiều rộng mặt đê từ (2,7 - 4,0)m, mái phía sông, phía đồng m = 2, thân đê ổn định. Cao trình đỉnh đê từ (+2,5-3,5).

Riêng đoạn từ K14+600 ÷ K18+642, cao trình đỉnh đê (+2.5), mặt đê 2,7m, mái phía đồng, phía sông m=1,5 (không đảm bảo cao trình chống lũ theo quy hoạch)

Tuyến đê sông Ghềnh: (cao trình chống lũ theo quy hoạch đã được phê duyệt (+2,81)

Đê tả sông Ghềnh dài 12,35 km, đê hữu sông Ghềnh dài 11,895 km. chiều rộng mặt đê từ (3 ÷ 6)m, cao trình mặt đê từ (+3,1) ÷ (+2,7), mái phía sông, phía đồng m =2.

Dưới đê có 36 cống, trong đó 19 cống hoạt động bình thường, 17 cống hoạt động hiệu quả thấp đã bị rò mang cống, rò thân tường;

Hiện nay tuyến đê sông Ghềnh đang được đầu tư nâng cấp, đảm bảo chống lũ theo thiết kế.

Một phần của tài liệu LVCH pham xuan thuy 1681580302042 24QLXD11 ve111111111111rsion 22 (1) (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w