CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢ

Một phần của tài liệu LVCH pham xuan thuy 1681580302042 24QLXD11 ve111111111111rsion 22 (1) (Trang 30 - 34)

LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

2.1 Cơ sở khoa học của công tác QLCL công trình xây dựng

Trước tình hình phát triển kinh tế khu vực và thế giới hiện nay, việc hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật để tạo ra một hành lang pháp lý chặt chẽ, quy định rõ ràng trong lĩnh vực QLCL CTXD là hết sức cần thiết và cấp bách. Các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực QLCL luôn có sự điều chỉnh, bổ sung nhằm tiệm cận với hành lang pháp lý về QLCL xây dựng trên thế giới, hoàn thiện dần khung pháp lý phù hợp với quá trình thực hiện, mang lại hiệu quả đầu tư, phòng tránh thất thoát lãng phí, tham nhũng trong ĐTXD công trình. Chúng dựa trên cơ sở khoa học sau:

2.1.1 Cơ sở lý thuyết

1.1.1.3 Chất lượng sản phẩm xây dựng

Trên thế giới, khái niệm về chất lượng sản phẩm đã từ lâu luôn gây ra những tranh cãi phức tạp. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là các khái niệm về chất lượng nói chung và chất lượng sản phẩm xây dựng nói riêng được nêu ra dưới các góc độ khác nhau của mỗi cách tiếp cận, mỗi cách nhìn nhận riêng biệt.

Theo quan điểm triết học, chất lượng là tính xác định bản chất nào đó của sự vật, hiện tượng, tính chất mà nó khẳng định nó chính là cái đó chứ không phải là cái khác hoặc cũng nhờ nó mà nó tạo ra một sự khác biệt với một khách thể khác. Chất lượng của khách thể không quy về những tính chất riêng biệt của nó mà gắn chặt với khách thể như một khối thống nhất bao chùm toàn bộ khách thể. Theo quan điểm này thì chất lượng đã mang trong nó một ý nghĩa hết sức trừu tượng, nó không phù hợp với thực tế đang đòi hỏi.

Một quan điểm khác về chất lượng cũng mang một tính chất trừu tượng là chất lượng theo quan điểm này được định nghĩa như là sự đạt một mức độ hoàn hảo mang tính chất tuyệt đối. Chất lượng là một cái gì đó mà làm cho mọi người mỗi khi nghe thấy đều nghĩ ngay đến một sự hoàn mỹ tốt nhất, cao nhất. Như vậy, theo nghĩa này thì chất lượng vẫn chưa thoát khỏi sự trừu tượng của nó. Đây là một khái niệm còn mang nặng tính chất chủ quan, cục bộ và quan trọng hơn, khái niệm này về chất lượng vẫn chưa cho phép ta có thể định lượng được chất lượng. Vì vậy, nó chỉ mang một ý nghĩa nghiên cứu lý thuyết mà không có khả năng áp dụng trong kinh doanh.

Một quan điểm thứ 3 về chất lượng theo định nghĩa của W. A. Shemart, một nhà quản lý người mỹ, là người khởi xướng và đạo diễn cho quan điểm này đối với vấn đề về chất lượng và QLCL. Shemart cho rằng “chất lượng sản phẩm trong sản xuất kinh doanh công nghiệp là một tập hợp những đặc tính của sản phẩm phản ánh giá trị sử dụng của nó”.

So với những khái niệm trước đó về chất lượng thì ở khái niệm này, Shemart đã coi chất lượng như là một vấn đề cụ thể và có thể định lượng được. Theo quan điểm này thì chất lượng sản phẩm sẽ là một yếu tố nào đó tồn tại trong các đặc tính của sản phẩm và vì tồn tại trong các đặc tính của sản phẩm cho nên chất lượng sản phẩm cao cũng đồng nghĩa với việc phải xác lập cho các sản phẩm những đặc tính tốt hơn phản ánh một giá trị cao hơn cho sản phẩm và như vậy chi phí sản xuất sản phẩm cũng cao hơn làm cho giá bán của sản phẩm ở một chừng mực nào đó khó được người tiêu dùng và xã hội chấp

nhận. Do vậy, quan điểm về chất lượng này của Shewart ở một mặt nào đó có một ý nghĩa nhất định nhưng nhìn chung đây là một quan điểm đã tách dời chất lượng với người tiêu dùng và các nhu cầu của họ. Nó không thể thoả mãn được các điều kiện về kinh doanh và cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay.

Quan điểm thứ 4 về chất lượng xuất phát từ phía người sản xuất. Theo họ quan điểm này, chất lượng sản phẩm là sự đạt được và tuân thủ đúng những tiêu chuẩn, những yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật đã được đặt ra từ trước trong khâu thiết kế sản phẩm. Theo quan điểm này, chất lượng gắn liền với vấn đề công nghệ và đề cao vai trò của công nghệ trong việc tạo ra sản phẩm với chất lượng cao. Quan điểm này cho rằng “chất lượng là một trình độ cao nhất mà một sản phẩm có được khi sản xuất”.

Do xuất phát từ phía người sản xuất nên khái niệm về chất lượng theo quan điểm này còn có nhiều bất cập mang tính chất bản chất và khái niệm này luôn đặt ra cho các nhà sản xuất những câu hỏi không dễ gì giải đáp được. Thứ nhất, do đề cao yếu tố công nghệ trong vấn đề sản xuất mà quyên đi rằng vấn đề sản phẩm có đạt được chất lượng cao hay không chính là do người tiêu dùng nhận xét chứ không phải do các nhà sản xuất nhận xét dựa trên một số cơ sở không đầy đủ và thiếu tính thuyết phục, đó là công nghệ sản xuất của họ, thứ hai, câu hỏi đặt ra cho các nhà sản xuất là họ lấy gì để đảm bảo rằng quá trình sản xuất được thực hiện trên công nghệ của họ không gặp một chở ngại hay rắc rối nào trong suốt quá trình sản xuất và một điều nữa, liệu công nghệ của họ có còn thích hợp với nhu cầu về các loại sản phẩm cả sản phẩm cùng loại và sản phẩm thay thế trên thị trường hay không.

Như vậy, theo khái niệm về chất lượng này, các nhà sản xuất không tính đến những tác động luôn luôn thay đổi và thay đổi một cách liên tục của môi trường kinh doanh và hệ quả tất yếu của nó, trong khi họ đang say xưa với những sản phẩm chất lượng cao của họ thì cũng là lúc nhu cầu của người tiêu dùng đã chuyển sang một hướng khác, một cấp độ cao hơn.

Để khắc phục những hạn chế tồn tại và những khuyết tật trong khái niệm trên buộc các nhà quản lý, các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải đưa ra một khái niệm bao quát hơn, hoàn chỉnh hơn về chất lượng sản phẩm, khái niệm này một mặt phải đảm bảo được tính khách quan mặt khác phải phản ánh được vấn đề hiệu quả của sản xuất kinh doanh mà chất lượng của sản phẩm chất lượng cao sẽ mang lại cho doanh nghiệp, cho tổ chức. Cụ thể hơn, khái niệm về chất lượng sản phẩm này phải thực sự xuất phát từ hướng người tiêu dùng. Theo quan điểm này thì “chất lượng là sự phù hợp một cách tốt nhất với các yêu cầu và mục đích của người tiêu dùng”, với khái niệm trên về chất lượng thì bước đầu tiên của quá trình sản xuất kinh doanh phải là việc nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng về các loại sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp định cung cấp trên thị trường. Các nhu cầu của thị trường và người tiêu dùng luôn luôn thay đổi đòi hỏi các tổ chức, các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh phải liên tục đổi mới cải tiến chất lượng, đáp ứng kịp thời những thay đổi của nhu cầu cũng như của các hoàn cảnh các điều kiện sản xuất kinh doanh. Đây là những đòi hỏi rất cơ bản mang tính chất đặc trưng của nền kinh tế thị trường và nó đã trở thành nguyên tắc chủ yếu nhất trong sản xuất kinh doanh hiện đại ngày nay. Mặc dù vậy, quan điểm trên đây về chất lượng sản phẩm vẫn còn những nhược điểm của nó. Đó là sự thiếu chủ động trong các quyết định sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự phụ thuộc quá nhiều và phức tạp của doanh nghiệp vào khách hàng, người tiêu dùng có thể sẽ làm cho vấn đề quản lý trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Tuy vậy, nó là một đòi hỏi tất yếu mang tính chất thời đại và lịch sử.

Ngoài các khái niệm đã nêu ở trên, còn một số khái niệm khác về chất lượng sản phẩm cũng được đưa ra nhằm bổ sung cho các khái niệm đã được nêu ra trước đó. Cụ thể theo các chuyên gia về chất lượng thì chất lượng là:

• Sự phù hợp với công dụng;

• Sự thích hợp khi sử dụng;

• Sự phù hợp với mục đích;

• Sự phù hợp các tiêu chuẩn (Bao gồm các tiêu chuẩn thiết kế và các tiêu chuẩn pháp định);

• Sự thoả mãn người tiêu dùng.

Như vậy, chất lượng sản phẩm dù được hiểu theo nhiều cách khác nhau dựa trên những cách tiếp cận khác nhau đều có một điểm chung nhất. Đó là sự phù hợp với yêu cầu. Yêu cầu này bao gồm cả các yêu câu của khách hàng mong muốn thoả mãn những nhu cầu của mình và cả các yêu cầu mang tính kỹ thuật, kinh tế và các tính chất pháp lý khác. Với nhiều các khái niệm dựa trên các quan điểm khác nhau như trên, do vậy cần phải xem chất lượng sản phẩm trong một thể thống nhất. Các khái niệm trên mặc dù có phần khác nhau nhưng không loại trừ mà bổ xung cho nhau. Cần phải hiểu khái niệm về chất lượng một cách có hệ thống mới đảm bảo hiểu được một cách đầy đủ nhất và hoàn thiện nhất về chất lượng.

Từ đó có thể hình thành khái niệm chất lượng sản phẩm xây dựng được tổng hợp là sự thoả mãn yêu cầu trên tất cả các phương diện sau:

• Tính năng của sản phẩm và dịch vụ đi kèm;

• Giá cả phù hợp;

• Thời gian;

• Tính an toàn và độ tin cậy.

1.1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm xây dựng

Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm xây dựng là đặc tính, định lượng của tính chất cấu thành hiện vật sản phẩm xây dựng. Có rất nhiều các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm xây dựng. Chúng được phân thành hai loại:

• Nhóm các chỉ tiêu không so sánh được;

• Nhóm các chỉ tiêu so sánh được. a) Nhóm các chỉ tiêu so sánh được. được: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Chỉ tiêu công dụng: Đây là chỉ tiêu đặc trưng cho các thuộc tính, xác định những chức năng chủ yếu của sản phẩm, quy định giá trị sử dụng của sản phẩm;

• Chỉ tiêu độ tin cậy: Phản ánh sự ổn định của các đặc tính sử dụng của sản phẩm, khả năng sản phẩm và dịch vụ có thể tiếp tục đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng;

• Chỉ tiêu công nghệ: Là những chỉ tiêu đặc trưng cho phương pháp, quy trình sản xuất nhằm tiết kiệm các yếu tố vật chất trong quá trình sản xuất (tối thiểu hoá các chi phí sản xuất) sản phẩm;

• Chỉ tiêu lao động học: Phản ánh mối quan hệ giữa con người với sản phẩm, đặc biệt là sự thuận lợi mà sản phẩm đem lại cho người tiêu dùng trong quá trình sử dụng;

• Chỉ tiêu thẩm mỹ: Đặc trưng cho mức độ truyền cảm, hấp dẫn của sản phẩm, sự hài hoà về hình thức, nguyên vẹn về kết cấu;

• Chỉ tiêu độ bền: Đây là chỉ tiêu phản ánh khoảng thời gian từ khi sản phẩm được hoàn thiện cho tới khi sản phẩm không còn vận hành, sử dụng được nữa;

• Chỉ tiêu dễ vận chuyển: Phản ánh sự thuận tiện của các sản phẩm trong quá trình di chuyển, vận chuyển trên các phương tiện giao thông;

• Chỉ tiêu an toàn: Chỉ tiêu đặc trưng cho mức độ an toàn khi sản xuất hay tiêu dùng sản phẩm;

• Chỉ tiêu sinh thái: Phản ánh mức độ gây độc hại, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh trong quá trình sản xuất và vận hành sản phẩm;

• Chỉ tiêu tiêu chuẩn hoá, thống nhất hoá: Đặc trưng cho khả năng lắp đặt và thay thế của sản phẩm khi sử dụng;

• Chỉ tiêu kinh tế: Phản ánh các chi phí cần thiết từ khi thiết kế, chế tạo đến khi cung ứng sản phẩm và các chi phí liên quan sau khi tiêu dùng sản phẩm.

b) Nhóm ch kinh tế: Phản ánh các chi:

• Tỷ lệ sai hỏng: Đánh giá tình hình thực hiện chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất các loại sản phẩm không phân thứ hạng chất lượng sản phẩm:

+ Sử dụng thước đo hiện vật: Tỷ lệ sai hỏng = số lượng sản phẩm sai hỏng/tổng sản phẩm sản xuất (%);

+ Sử dụng thước đo giá trị: Tỷ lệ sai hỏng = chi phí cho các sản phẩm hỏng/tổng chi phí cho toàn bộ sản phẩm (%).

• Hệ số phẩm cấp bình quân: áp dụng đối với những doanh nghiệp sản xuất có phân hạng chất lượng sản phẩm.

• Độ lệch chuẩn và tỷ lệ đạt chất lượng để biết được chất lượng sản phẩm: + Độ lệch chuẩn;

+ Tỷ lệ đạt chất lượng: Tỷ lệ đạt chất lượng = số sản phẩm đạt chất lượng/tổng sản phẩm sản xuất (%). Để sản xuất kinh doanh một sản phẩm nào đó, doanh nghiệp phải xây dựng được hệ thống các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, phải đăng ký và được các cơ quan quản lý, chất lượng sản phẩm Nhà nước ký duyệt. Tuỳ từng loại sản phẩm, điều kiện của doanh nghiệp mà xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Trong quá trình thực hiện doanh nghiệp phải đảm bảo đúng các thông số mức chất lượng đã ký của sản phẩm, đó là thông số mức độ chất lượng đã ký của sản phẩm, đó là cơ sở để kiểm tra đánh giá sản phẩm sản xuất. Trên thực tế, việc đánh giá chất lượng sản phẩm được căn cứ vào hệ thống các chỉ tiêu do Nhà nước, các bộ ngành ban hành hay do chính doanh nghiệp xây dựng. Điều này đảm bảo cho việc kiểm tra đánh giá được chính xác, tập trung, bảo vệ quyền lợi của người tiêu

dùng.

2.1.2 Cơ sở pháp lý

1.1.1.5 Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành trong lĩnh vực ĐTXD

Trong vài năm gần đây, nhận thấy hệ thống văn bản liên quan đến lĩnh vực hoạt động

Một phần của tài liệu LVCH pham xuan thuy 1681580302042 24QLXD11 ve111111111111rsion 22 (1) (Trang 30 - 34)