1.1.1.21Công tác QLCL công trình xử lý sự cố khẩn cấp và duy tu bảo dưỡng đê điều

Một phần của tài liệu LVCH pham xuan thuy 1681580302042 24QLXD11 ve111111111111rsion 22 (1) (Trang 66 - 67)

Trong những năm qua, Chi cục thuỷ lợi Ninh Bình đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác quản lý ĐTXD. Chi cục đã đã xây dựng được đội ngũ cán bộ có năng lực, có chuyên môn đồng thời từng bước hoàn thiện mô hình hoạt động QLCL. Chất lượng các công trình do Chi cục quản lý ngày càng được nâng cao rõ rệt, nhiều công trình sau khi hoàn thành bàn giao đưa vào khai thác sử dụng đã được đánh giá cao về chất lượng đảm bảo an toàn cho địa bàn tỉnh vào mùa mưa lũ. Bên cạnh những thành tích đã đạt được nêu trên, thực tế trong công tác quản lý vẫn còn một số tồn tại, đặc biệt là trong công tác QLCL các dự án ĐTXD công trình xử lý sự cố khẩn cấp. Vì vậy, cần sự thay đổi quyết liệt hơn nữa của Chi cục trong thời gian tới, cụ thể như sau:

• Với nguồn vốn ngân sách Tỉnh: Trong công tác lập chủ trương đầu tư, đây là vấn đề quyết định đến toàn bộ dự án, chủ trương đầu tư đúng sẽ mang lại hiệu quả cao, chất lượng công trình tốt, chủ trương đầu tư sai sẽ gây lãng phí tốn kém, hậu quả kéo dài, dẫn đến nợ đọng đầu tư công lớn. Tuy nhiên, trong thời gian qua có một số dự án, công tác lập chủ trương đầu tư chỉ mang tính hình thức, việc QLCL trong công tác lập dự án đầu tư XDCT hầu như không được quan tâm và chỉ xem như thủ tục, hoặc để xin vốn, tạo việc làm, dẫn đến có nhiều dự án bị “treo”. Như Dự án xử lý cấp bách sự cố sạt lở kè Đầu Trâu đoạn từ k45+350-K46+950 và kè Hồi Thuần đoạn từ K66+840-K67+600 đê hữu Đáy, với tổng mức đầu tư 49.517 tỷ đồng nhưng hiện nay Chi cục mới giải ngân được 5 tỷ và số còn lại là nợ đọng.

Từ khi Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 ra đời và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 thì các dự án đã được quản lý chặt chẽ hơn tránh được tình trạng “xin, cho dự án” ngay từ giai đoạn thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các Chương trình, Dự án đầu tư công. Đối với tỉnh Ninh Bình thì Sở Kế hoạch đầu tư là cơ quan đầu mối phối hợp với Sở Tài chính và các sở chuyên ngành để thẩm định, trình người quyết định đầu tư xem xét phê duyệt, từ đó đã khắc phục được cơ chế “xin, cho”.

• Với nguồn vốn ngân sách Trung ương: Hàng năm Tổng cục Thủy lợi (nay là Tổng cục Phòng chống thiên tai) cấp kinh phí đầu tư cho tỉnh để duy tu bảo dưỡng đê điều cho các tuyến đê từ cấp 3 trở lên và hỗ trợ nguồn kinh phí để xử lý các công trình đột xuất cấp bách (như phụ lục kèm theo), nội dung đầu tư được quy định cụ thể trong Thông tư 48/2009/TTLT-BTC-BNN của Bộ Tài chính-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế duy tu, bảo dưỡng đê điều.

1.1.1.22 Về QLCL trong giai đoạn khảo sát

QLCL dự án ngay từ giai đoạn khảo sát, thiết kế là bước rất quan trọng để tạo ra sản phẩm có chất lượng. Công tác khảo sát nhằm mục đích xác định các thông số kỹ thuật đầu vào liên quan tới điều kiện tự nhiên và môi trường của công trình phục vụ thiết kế. Tuy nhiên, ở một số dự án, giai đoạn khảo sát chưa được tiến hành cẩn thận, không thực hiện đầy đủ hoặc kết quả khảo sát chưa chính xác, kéo theo giải pháp xây dựng chưa phù hợp, dẫn đến phải điều chỉnh hồ sơ thiết kế, giảm chất lượng và hiệu quả đầu tư của dự án.

Có thể thấy, việc lập đề cương, nhiệm vụ khảo sát, hầu như chưa được Chi cục quan tâm, thường giao cho các đơn vị tư vấn tự lập, nói chung chỉ coi đó là hoạt động mang tính thủ tục và “dễ dàng” chấp thuận thông qua. Sau khi đề cương được cấp có thẩm quyền thẩm định phê duyệt (thường là Sở Nông nghiệp và PTNT), các đơn vị tư vấn không trình phương án chi tiết để CĐT phê duyệt mà tiến hành khảo sát ngay, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng khảo sát kém, thậm chí công tác khảo sát còn chưa được chuẩn xác. Số liệu trắc ngang chi tiết nhiều khi còn nội suy, sửa số liệu trên máy mà không cập nhật lại thực tế hiện trường. Nhiều dự án đơn vị thi công kiểm tra lại sai số khối lượng trên từng trắc ngang rất lớn, dẫn đến phải điều chỉnh và bổ sung, …

Đối với quá trình khảo sát ngoài thực địa, công tác theo dõi, giám sát của Chi cục về cơ bản còn hạn chế (hoặc có thực hiện nhưng không rõ ràng, cụ thể, đầy đủ) và chưa được chú trọng nên thường các nhà thầu tư vấn khảo sát tự triển khai mà không có sự kiểm tra, giám sát đầy đủ theo quy định. Thực tế, có nhiều dự án được các đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế tiến hành khảo sát thực địa ngay sau khi có chủ trương đầu tư (thậm chí là trước đó) mà chưa có nhiệm vụ khảo sát, nhiệm vụ thiết kế, quyết định lựa chọn nhà thầu; hợp đồng giữa 2 bên chưa ký (nhưng vì đã đạt được thỏa thuận ngầm), … Do vậy, Chi cục đã không thực hiện hoạt động giám sát khảo sát ngoài thực địa của nhà thầu tư vấn.

Mặt khác, lực lượng chuyên môn, phương tiện máy móc khảo sát của các công ty tư vấn khảo sát, thiết kế thủy lợi ở địa phương còn thiếu và hạn chế, đặc biệt là đối với công tác khảo sát địa chất, địa chất thủy văn, thông thường các công tác này (nếu có) phải đi thuê các đơn vị nơi khác. Đạo đức nghề nghiệp của tư vấn yếu, có tình trạng tận dụng số liệu khảo sát địa chất ở khu vực gần đó để đưa vào báo cáo hay cắt xén chiều sâu khoan để giảm chi phí khảo sát. Trong khi đó, năng lực QLCL khảo sát của Chi cục còn nhiều hạn chế do Chi cục không có các kỹ sư chuyên ngành khảo sát (địa hình, địa chất, thủy văn) và phải sử dụng cán bộ không đúng chuyên ngành kiểm tra, rà soát các công việc trên nên rất khó kiểm soát chất lượng khảo sát. Việc kiểm tra, nghiệm thu kết quả khảo sát ở Chi cục là tương đối đầy đủ theo đúng các thủ tục quy định, tuy nhiên việc kiểm soát chất lượng hồ sơ khảo sát vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đánh giá được chất lượng thực sự của công tác khảo sát.

Một phần của tài liệu LVCH pham xuan thuy 1681580302042 24QLXD11 ve111111111111rsion 22 (1) (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w