0
Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

1.1.1.10Mô hình quản lý chất lượng theo các giải thưởng chất lượng [12]

Một phần của tài liệu LVCH PHAM XUAN THUY 1681580302042 24QLXD11 VE111111111111RSION 22 (1) (Trang 39 -40 )

Hiện nay, trên thế giới có nhiều loại giải thưởng, như giải thưởng chất lượng quốc tế, giải thưởng chất lượng khu vực, thí dụ: giải thưởng Deming, giải thưởng chất lượng quốc gia Malolm Baldrige (Mỹ), giải thưởng chất lượng Châu Âu (EQA). Các giải thưởng này nhằm khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Qua nghiên cứu các giải thưởng chất lượng của nhiều nước, bộ khoa học, công nghệ và môi trường nước ta đã quyết định chọn mô hình giải thưởng Malolm Baldrige làm giải thưởng chất lượng Việt Nam.

Bảy tiêu chuẩn của giải chất lượng Việt Nam: được kết cho khối dịch vụ sản xuất kinh doanh, được chia làm hai cấp giải vàng (phạm vi cả nước) và giải bạc ở (phạm vi mỗi tỉnh, thành phố). Giải thưởng Việt Nam gồm 7 tiêu chí:

• Thông tin và phân tích dữ liệu;

• Định hướng chiến lược;

• Phát hiện và quản lý nguồn lực;

• Quản lý chất lượng quá trình;

• Các kết quả về chất lượng và kinh doanh;

• Thoả mãn các yêu cầu khách hàng.

Giải thưởng chất lượng Vệt Nam đã góp phần đáng kể vào phong trào năng suất và chất lượng của các sản phẩm xây dựng ở Việt Nam, khích lệ các doanh nghiệp không ngừng nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh bằng con đường chất lượng. Quản lý chất lượng toàn diện (TQM) và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000.

1.1.1.11 Mô hình quản lý chất lượng toàn diện (TQM) [12]

Chất lượng toàn diện nhằm quản lý chất lượng sản phẩm trên quy mô để có thể thoả mãn nhu cầu bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Nó bao gồm nhiều chuẩn mực từ kiểm tra chất lượng đến cuối cùng trong các khâu của hoạt động QLCL, tức là các bước phát triển sản xuất để tạo ra sản phẩm đều thoả mãn. Để có được chất lượng toàn diện phải sử dụng nhiều biện pháp.

Nhóm chất lượng là biện pháp khai thác trí tuệ của từng cá nhân cũng như tập thể rất có hiệu quả, động viên mọi ngời tham gia vào công việc.

Phối hợp chặt chẽ để thoả mãn nhu cầu bên trong và bên ngoài doanh nghiệp như chất lượng thông tin, đào tạo, thái độ, tác phong chính sách và mục tiêu, công cụ và nguồn lực. Định kỳ so sánh kết quả việc áp dụng với mục tiêu đề ra. Quản lý mọi phương diện như kỹ thuật, tài chính...

Một phần của tài liệu LVCH PHAM XUAN THUY 1681580302042 24QLXD11 VE111111111111RSION 22 (1) (Trang 39 -40 )

×