2.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Louzis & cộng sự (2010); Pestova & Mamonov (2011); Nkusu (2011) đã chứng minh rằng một khi nền kinh tế tăng trưởng, các doanh nghiệp bán hàng tốt hơn và sẵn sàng đầu tư mở rộng sản xuất, nhu cầu cấp tín dụng gia tăng, doanh số bán hàng, lợi tức của doanh nghiệp và thu nhập cá nhân gia tăng góp phần làm tăng khả năng hoàn trả nợ vay. Như vậy, kết quả nghiên cứu của các tác giả trên cho thấy có sự tác động ngược chiều của tăng trưởng kinh tế đối với quản trị RRTD.
Đồng thời, nghiên cứu các tác giả Louzis & cộng sự (2010); Pestova & Mamonov (2011); Nkusu (2011) đã xem xét sự biến động nền kinh tế vĩ mô thường gắn liền với lạm phát và biến động của tỷ giá hối đoái. Nhân tố lạm phát cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm điều tra lại mối liên hệ với quản trị RRTD. Tuy nhiên sự tương quan giữa tỷ lệ lạm phát và quản trị RRTD có sự khác nhau về chiều hướng giữa các nghiên cứu.
Nghiên cứu của Zergaw (2019) về các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD, trường hợp các NHTM tại Ethiopia. Nghiên cứu sử dụng cả các công cụ mô tả và suy luận để phân tích dữ liệu. Sau khi dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi, chúng được chỉnh sửa và phân loại theo kích thước của dữ liệu. Dựa trên điều này, nghiên cứu được phân tích bằng phương pháp phân tích dữ liệu mô tả và hồi quy thông qua phần mềm SPSS20. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD của các NHTM tại Ethiopia, bao gồm yếu tố thiết lập môi trường rủi ro tín dụng, quy trình cấp tín dụng, quy trình giám sát tín dụng, đánh giá thị trường, phân tích rủi ro hoạt động, phân tích rủi ro pháp lý. Để kiểm tra ảnh
Các nghiên cứu
hưởng của các biến số đó đến lợi nhuận của ngân hàng, nghiên cứu đã sử dụng cả thống kê mô tả và thống kê suy luận.
2.4.2 Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Trần Thị Việt Thạch (2016) về quản trị RRTD theo hiệp ước Basel II tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam: Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu liên quan, bài viết Hệ thống những vấn đề cơ bản về quản trị RRTD theo Basel II tại NHTM, tiếp cận quản trị RRTD theo quan điểm hiện đại, gắn các chuấn mực của Hiệp ước Basel II vào thực tiễn quản trị RRTD tại Agribank. Luận án hệ thống các chuấn mực và điều kiện thực hiện các chuấn mực của Basel II về chiến lược và khấu vị RRTD (khả năng chấp nhận RRTD), tổ chức bộ máy quản trị RRTD, chính sách quản trị RRTD, quy trình và thủ tục quản trị RRTD tại NHTM, những lợi ích đối với NHTM khi thực hiện quản trị RRTD theo Basel II và các điều kiện để triển khai quản trị RRTD theo Basel II tại NHTM. Về kinh nghiệm quốc tế: Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn triển khai áp dụng Basel II về quản trị RRTD tại một số NHTM trong và ngoài nước, bài viết đúc kết những bài học kinh nghiệm tốt nhất, đặc biệt là kinh nghiệm xử lý các khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai Basel II để vận dụng tại Agribank trong giai đoạn 2016-2020.
Tác giả Trần Kiên Nghị (2017) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD tại ngân hàng TMCP Phát Triển TPHCM - HDBank Chi Nhánh Vũng Tàu. Kết quả phân tích cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM - HDBank - Chi nhánh Vũng Tàu gồm: (1) Chính sách tín dụng, (2) xếp hạng tín dụng, (3) Quy trình cấp tín dụng, (4) Môi trường bên ngoài, (5) Chất lượng nguồn nhân lực, (6) Thông tin tín dụng. Các yếu tố này có ảnh hưởng cùng chiều đến quản trị RRTD, và mang ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Kết quả phân tích cho thấy quản trị RRTD là hoạt động rất quan trọng trong quá trình điều hành và phát triển của HDBank. Quản trị RRTD hiệu quả không những giảm thiểu rủi ro tín dụng - một hoạt động chính yếu ở các NHTM Việt Nam hiện nay, cũng như góp phần đảm bảo lợi nhuận, nâng cao tính cạnh tranh và năng lực hoạt động cho ngân hàng.
Nghiên cứu của Lê Bá Trực (2018) trong việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD trong hệ thống NHTM Việt Nam. Nghiên cứu trình bày khái quát cơ sở lý thuyết về RRTD và quản trị RRTD trong ngân hàng. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp ước lượng GMM kiểm định các mô hình đo lường RRTD. Kết quả cho thấy quản trị RRTD của các NHTM Việt Nam bị sự tác động tiêu cực từ tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự bùng nổ thị trường bất động sản và bị sự tác động tiêu cực từ sự tăng trưởng nhanh mạng lưới hoạt động, đồng thời bị ảnh hưởng bởi hiệu quả của chi phí quản lý. Kết quả cũng cho thấy ngân hàng có quy mô tài sản và vốn lớn sẽ ít đối mặt với rủi ro hơn những ngân hàng quy mô nhỏ. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy một tỷ lệ dự phòng chung cao như là một công cụ hạn chế tư tưởng mạo hiểm của các ông chủ ngân hàng.
Bảng 2.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD từ các nghiên cứu có liên quan
Các nhân tố & cộng sự (2010) Mamonov (2011) (2011) (2019) Việt Thạch (2016) Kiên Nghị (2017) Trực (2018) Môi trường vĩ mô V V V V V Chính sách tín dụng V V V V V V Quy trình tín dụng V V V V Hệ thống thông tin tín dụng V V Hệ thống xếp hạng tín dụng V V V V
dụng Z Z Z Z Kiêm soát nội bộ RRTD Z Z Z Z Z Chính sách thu hồi nợ Z Z Đánh giá thị truờng Z Chiến luợc và khẩu vị RRTD Z Tổ chức bộ máy quản trị RRTD Z 25
2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu2.5.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 2.5.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Từ việc tham khảo và đánh giá kết quả nghiên cứu của các tác giả nhu Louzis & cộng sự (2010); Pestova & Mamonov (2011); Nkusu (2011); Zergaw (2019); Trần Thị Việt Thạch (2016); Trần Kiên Nghị (2017); Lê Bá Trực (2018), mô hình nghiên cứu đề xuất về các nhân tố ảnh huởng đến quản trị RRTD tai Agribank trình bày ở Hình 2.2.
Môi truờng vĩ mô Chính sách tín dụng Quy trình tín dụng
Cán bộ tín dụng Kiêm soát nội bộ
Hệ thống xếp hạng tín dụng H1+ H4+ H2+ H6+ Quản trị RRTD H3+ H5+
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: Tác giả đề xuất
2.5.2 Các giả thuyết nghiên cứu
- Giả thuyết H1: nhân tố Môi trường vĩ mô có ảnh hưởng cùng chiều đến quản trị RRTD tại Agribank.
- Giả thuyết H2: nhân tố Chính sách tín dụng có ảnh hưởng cùng chiều đến quản trị RRTD tại Agribank.
- Giả thuyết H3: nhân tố Quy trình tín dụng có ảnh hưởng cùng chiều đến quản trị RRTD tại Agribank.
- Giả thuyết H4: nhân tố Cán bộ có ảnh hưởng cùng chiều đến quản trị RRTD tại Agribank.
- Giả thuyết H5: nhân tố Kiểm soát nội bộ có ảnh hưởng cùng chiều đến quản trị RRTD tại Agribank.
- Giả thuyết H6: nhân tố Hệ thống xếp hạng tín dụng có ảnh hưởng cùng chiều đến quản trị RRTD tại Agribank.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Nội dung chương 2 trình bày những nội dung cơ bản liên quan đến RRTD, quản trị RRTD và các Hiệp ước Basel. Trong đó, tác giả đã khái quát hệ thống các nguyên tắc quản trị RRTD và quy trình quản trị RRTD theo Basel II. Đồng thời, luận văn đã trình bày một số mô hình đo lường và định lượng RRTD đối với KHCN và KHDN tại NHTM.
Trên cơ sở phân tích và kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu bao gồm các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel II tại Agribank như môi trường vĩ mô; chính sách tín dụng; quy trình tín dụng; cán bộ tín dụng; KSNB; và hệ thống xếp hạng tín dụng.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Nguồn: tác giả tổng hợp
Hình 3.1 trình bày các bước trong quy trình nghiên cứu để đạt được mục tiêu ban đầu đặt ra. Các bước trong quy trình cụ thể như sau:
- Bước 1: Xây dựng thang đo cho các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD tại Agribank. Các thang đo gọi là thang đo nháp, được xây dựng trên cơ sở hệ thống các cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan.
- Bước 2: Nghiên cứu phân tích nhân tố khám phá, chia thành hai phần:
• Trong bước này, phương pháp phỏng vấn chuyên gia (10 chuyên gia). Mục đích nhằm hiệu chỉnh, bổ sung các biến quan sát trong các thang đo nháp ở bước 1.
Ket quả của bước này sẽ cho ra thang đo nháp hiệu chỉnh.
• Phần 2, thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn và khảo sát thử đối với các cán bộ quản lý/ trưởng phó phòng KSNB liên quan đến hoạt động tín dụng. Kết quả ở bước này nhằm đưa ra thang đo nháp hiệu chỉnh, bổ sung để thiết kế thành bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi được thiết kế và sử dụng để phỏng vấn thử với cỡ mẫu nhỏ
(N=20 CBTD/ cán bộ quản lý RRTD) nhằm kiểm tra mức độ rõ ràng của bảng câu
hỏi cũng như mức hiệu quả của dữ liệu khảo sát.
- Bước 3: Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện để kiểm định lại mô hình lý thuyết. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng với việc khảo sát trực tiếp CBTD thông qua bảng câu hỏi để
thu thập thông tin. Chi tiết quy trình nghiên cứu của luận văn để trình bày ở nội dung tiếp theo.
3.2 Xây dựng thang đo3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ 3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ
3.2.1.1 Trình tự nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua 02 bước:
- Nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm khám phá, bổ sung và điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm trong mô hình. Thông qua cơ sở
lý thuyết ở chương 2, tác giả đã đề xuất 6 yếu tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel II tại Agribank. Từ đó xây dựng thang đo nháp để làm cơ sở
tham khảo cho việc thực hiện nghiên cứu định tính nhằm xây dựng bảng câu hỏi cho các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu trong mô
Ký hiệu luận nhóm là để loại bỏ các biến không được nhất trí, đồng thời bổ sung thêm mộtNội dung
số biến và tìm kiếm sự thống nhất các thành phần trong thang đo sơ bộ. Kết quả này là cơ sở để tác giả phát triển thang đo sơ bộ và bảng câu hỏi sử dụng cho giai đoạn phỏng vấn thử n = 20 cán bộ quản lý tín dụng/ CBTD nhằm làm cơ sở cho việc hoàn chỉnh thang đo chính thức.
- Nghiên cứu định lượng ở bước nghiên cứu sơ bộ được thực hiện để điều chỉnh thang đo sơ bộ đã xây dựng trong nghiên cứu định tính: Tác giả thực hiện khảo sát sơ bộ 20 CBTD đang công tác tại một số chi nhánh của Agribank (Chi nhánh 4, chi nhánh TP. HCM, chi nhánh Mạc Thị Bưởi, chi nhánh Sài Gòn...), liên quan đến lĩnh vực tín dụng và việc thực hiện khảo sát được tiến hành theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Nghiên cứu này được thực hiện phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi được thiết kế từ các thang đo.
3.2.1.2 Kết quả nghiên cứu sơ bộ
Các thành viên tham gia thảo luận đều đồng ý thống nhất các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD tại Agribank theo Hiệp ước Basel II gồm 06 yếu tố bao như môi trường vĩ mô; chính sách tín dụng; quy trình tín dụng; cán bộ tín dụng; KSNB; và hệ thống xếp hạng tín dụng.
Tiếp theo tác giả sẽ tiến hành thảo luận, lấy ý kiến của các thành viên về nội dung các mục hỏi dùng để xây dựng bảng khảo sát chính thức, các thành viên thảo luận nhóm đều đồng ý cho rằng các phát biểu cần ngắn gọn, phải dễ hiểu đối với đối tượng được khảo sát, và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
Kết quả thảo luận nhóm tập trung sẽ được tác giả tổng hợp lại và tiến hành khảo sát thử 20 CBTD để kiểm tra câu từ dùng cho bảng khảo sát thật dễ hiểu và sát với ý nghĩa gốc của nghiên cứu. Sau khi nghiên cứu định tính, kết quả cho ra bảng câu hỏi dùng để khảo sát chính thức có tổng cộng 28 biến quan sát cho các khái niệm thành phần của nghiên cứu được trình bày như sau:
(1) Thang đo khía cạnh Môi trường vĩ mô
Thang đo khía cạnh Môi trường vĩ mô được ký hiệu là MT, thang đo này ban đầu gồm 04 biến quan sát được kế thừa từ nghiên cứu của Trần Kiên Nghị (2017); Louzis & cộng sự (2010), sau khi thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn thử Cán bộ quản trị RRTD/ CBTD thì thang đo này gồm 5 biến quan sát, ký hiệu từ MT1 đến MT5. Kết quả đuợc trình bày ở bảng 3.1:
MT2 Hoạt động thanh tra, giám sát và xử lý của NHNN hữu hiệu.
MT3 Nen kinh tế vĩ mô có nhiều biến động.
MT4 Tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng đáng kể đến quản trị RRTD.
MT5 Biến động của tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đáng kể đến quản trị
RRTD._________________________________________________________
Ký hiệu Nội dung
CS1 Chính sách tín dụng được ngân hàng phổ biến đến từng phòng ban cóliên quan, từng nhân viên tín dụng và thống nhất trong toàn hệ thống Agribank.____________________________________________________ CS2 Chính sách tín dụng của Agribank phù hợp với từng đối tượng khách
hàng cụ thể.
CS3 Chính sách tín dụng của Agribank đa dạng về hình thức cấp tín dụng, ngành nghề, lĩnh vực cho vay.
CS4 Chính sách tín dụng của Agribank chặt chẽ và linh hoạt. Nguồn: Tổng hợp của tác giả
(2) Thang đo khía cạnh Chính sách tín dụng
Thang đo khía cạnh Chính sách tín dụng, được ký hiệu là CS, thang đo này ban đầu gồm 04 biến quan sát được kế thừa từ nghiên cứu của Trần Kiên Nghị (2017); Louzis & cộng sự (2010), sau khi thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn thử Cán bộ quản trị RRTD/ CBTD thì thang đo này gồm 4 biến quan sát, ký hiệu từ CS1 đến CS4. Kết quả được trình bày ở bảng 3.2:
QT1 Quy trình tín dụng của Agribank chi tiết, rõ ràng.
QT2
Quy trình tín dụng có sự tách bạch giữa các bộ phận trong ngân hàng, gồm bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận thấm định, bộ phận quản lý rủi ro...
QT3 Quy trình tín dụng của Agribank tuân thủ quy định và chiến lược củaHội đồng thành viên;
Ký hiệu Nội dung
CB1 CBTD đáp ứng yêu cầu về năng lực chuyên môn và trình độ nghiệp vụ.
CB2 Agribank áp dụng bộ tiêu chí đánh giá đạo đức làm việc của CBTD nói riêng và cán bộ - nhân viên ngân hàng nói chung.
CB3 Agribank có chính sách đào tạo và bồi dưỡng; khen thưởng cũng nhưkỷ luật rõ ràng.
CB4 Agribank thường xuyên tổ chức các buổi bồi dưỡng, đào tạo cán bộnhân viên.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
(3) Thang đo khía cạnh Quy trình tín dụng
32
Thang đo khía cạnh Quy trình tín dụng, được ký hiệu là QT, thang đo này ban đầu gồm 03 biến quan sát được kế thừa từ nghiên cứu của Louzis & cộng sự (2010); Zergaw (2019); Trần Thị Việt Thạch (2016); Trần Kiên Nghị (2017), sau khi thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn thử CBTD thì thang đo này gồm 3 biến quan sát, ký hiệu từ QT1 đến QT3. Kết quả được trình bày ở bảng 3.3:
Bảng 3.3: Thang đo khía cạnh Quy trình tín dụng
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
(4) Thang đo khía cạnh Cán bộ tín dụng
Thang đo khía cạnh CBTD, được ký hiệu là CB, thang đo này ban đầu gồm 04 biến quan sát được kế thừa từ nghiên cứu của Louzis & cộng sự (2010); Pestova & Mamonov (2011); Nkusu (2011), sau khi thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn thử CBTD thì thang đo này gồm 4 biến quan sát, ký hiệu từ CB1 đến CB4. Kết quả